Trong niềm hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo của nước láng giềng, đặc biệt cùng kết hiệp với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mà Đức Thánh Cha sẽ gởi lá thư mục vụ riêng tới Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc trong mùa Phục Sinh năm nay 2007. Sau đây là bài thứ 4 trong loạt tài liệu về Giáo Hội Trung Quốc.

Nam Kinh: Trong một căn phòng nhỏ có khoảng hơn 20 em ăn mặc sặc sỡ với những chiếc áo đỏ, cầm quạt vũ theo điệu nhạc dân tộc Trung Quốc. Các em tuổi từ 13 đến 43, thể lý xem ra khác nhau nhưng trí óc thì chưa bằng một đứa bé 12 tuổi. Đây là một trung tâm giáo dục đặc biệt mang tên “Con Thuyền Nam Kinh” dành cho những người bị bệnh tâm thần, dưới sự quản lý trông nom của Giáo Phận Nam Kinh cùng được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Khoảng 10 học sinh sống tại trung tâm cứ mỗi hai tuần được đi về sống với gia đình vào cuối tuần.

Nữ Tu Maria Zheng, thuộc Dòng Nữ Tu Bác Ái của Giáo Phận Nam Kinh đang phục vụ tại đây cho biết, một số học sinh bị mắc bệnh tự kỷ, một số khác mắc hội chứng Down, có người bị bệnh thần kinh. Nữ Tu Zheng cùng với một nữ tu khác và 7 nhân viên đã phục vụ tại trung tâm này, một số nhân viên phải ngủ lại đêm để chăm nom họ vào buổi tối.

Chương trình giáo dục đặc biệt là một trong những chương trình phục vụ xã hội khác đã được Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục cống hiến, mà chính quyền đã nhận thức được rằng các cộng đoàn tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động xã hội. Các viên chức xã hội Trung Quốc cho biết rằng trong tổng số 1.32 tỉ dân, thì 23 triệu dân đã sống trong hoàn cảnh thật cùng cực nghèo đói, kiếm không đủ tiền để kiếm ăn sống qua ngày.

5 giáo phận Công Giáo tại Hoa Lục đã thành lập các trung tâm phục dịch xã rội và trung tâm phục vụ xã hội tại Giáo Phận Shijiazhuang ở tỉnh Hà Bắc được coi là một trung tâm Công Giáo phục vụ xã hội đầu tiên đã đăng ký với nhà nước như một tổ chức không thuộc chính quyền. Các nhân viên tại các trung tâm khác nhau đã mở các chuẩn y viện, viếng thăm các bệnh nhân mắc bệnh liệt kháng Siđa, giúp các làng xã tại nông thôn có được nước uống trong lành và giúp đỡ các dịch vụ luật pháp. Một số giáo phận cũng đã cấp học bổng cho các học sinh vì chương trình giáo dục tại Trung Quốc không phải hoàn toàn miễn phí.

Nữ Tu Mary Pan Ziufang, thuộc Dòng Đức Mẹ Dâng Mình cho biết, thêm vào đó có những chương trình khác như tại Giáo Phận Thượng Hải đã bắt đầu có chương trình giúp đỡ người di dân, mặc dầu nhân viên vẫn còn nao núng cảm thấy “không biết phải khởi sự làm sao”.

Tại Thượng Hải có 17 triệu dân, nhưng chính quyền ước lượng có ít nhất 3 triệu người di dân từ các nơi khác đến sống trong thành phố lớn nhất này. Nhiều người đến Thượng Hải để tìm những công việc trong ngành xây cất đang phồn thịnh tại đây.

Nữ Tu Ziufang cũng cho biết thêm, Giáo Phận đã tân trang một trong những tài sản để cung cấp nhà ở cho những thiếu nữ trẻ lên thành phố mà chưa kiếm được việc. Một giáo xứ đã thành lập một nhóm nâng đỡ người di dân và cống hiến chương trình học hỏi Kinh Thánh, cùng với những sinh hoạt khác. Nữ Tu cũng nói thêm rằng trong những ngày Tết, những người di dân thuờng đi về quê ăn Tết, nhưng một số người không có tiền trở về quê cho nên giáo xứ nấu và cung cấp cho họ bữa ăn Tết.

Giáo phận đã cho thuê một số văn phòng trống để có ngân quỹ dành cho các chương trình này.

“Tại Thượng Hải chúng tôi xin lại được một số bất động sản” sau khi nhà nước tiếp thu. Mặc dầu chưa lấy lại được hết tất cả”.

Chương trình phục vụ xã hội tại Giáo Phận Tây An có 14 nhân viên và được sự hỗ trợ của Cơ Quan Trợ Giúp Công Giáo Misereor tại Đức và Các Dịch Vụ Bác Ác Công Giáo thuộc Cơ Quan Bác Ác và Phát Triển của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Chương trình xã hội của Giáo Phận Tây An chi phí $ 517, 000 Mỹ Kim hàng năm.

Cha Stephen Chen, Giám Đốc Trung Tâm Tây An cho biết 1/4 công việc là đem nguồn nước uống về cho dân, nhất là những cư dân sống tại miền núi.

Giống như nhiều chương trình Công Giáo phát triển xã hội khác, các dự án nước được bắt đầu từ cư dân. Cha Chen đưa ra thí dụ cho biết rằng, nếu dự án muốn mang nước uống về thì dân làng và các nông dân quyết định xem phải đặt ống như thế nào và đặt ở đâu. Rồi yêu cầu chính quyền địa phương giúp đỡ.

“Chúng tôi cung cấp nước nhưng yêu cầu nhà nước cung cấp điện cho chúng tôi”.

Trung Tâm cũng bắt đầu kế hoạch thành lập 20 tiểu thư viện cho dân làng và Cha Chen kỳ vọng rằng trong một vài năm thì mỗi làng Công Giáo sẽ có một thư viện với đầy đủ các sách cho mọi lứa tuổi. Trung Tâm Xã Hội của Giáo Phận cũng tổ chức các buổi hòa nhạc thiếu nhi và các công việc huấn luyện phòng chống HIV/Siđa.

Nhân viên tại Trung Tâm cũng làm việc với các Nữ Tu Truyền Giáo Phan Sinh Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhằm huấn luyện cho một số nữ tu để làm việc tại các chuẩn y viện. Khoảng 1/4 các làng xã nông thôn không có sẵn dịch vụ y tế.

Tại một chuẩn y viện trong làng Daying, các nữ tu cống hiến cho các bệnh nhân sự chọn lựa chữa trị bằng thuốc Tây hay bằng thuốc Bắc. Số tiền thu được tại chuẩn y viện được dành cho các chương trình khác trong Dòng. Ở lầu trên của chuẩn y viện, các nữ tu đã mở một trường nội trú cho các học sinh khuyết tật đến từ các giáo xứ lân cận. Trường khuyết tật được mang tên Hoa dịch lại có nghĩa “Tim Vui”

Nữ Tu Tong Ziaoya, đang dạy ở trường cho biết tổng số học sinh có 18 nam và 2 nữ tuổi từ 2-18 đang học nội trú trong trường, một số các em đã từng học tại các trường công lập bên ngoài nhưng không có kết quả cho lắm.

Mỗi hai tuần, các em được cho về nhà để thăm bố mẹ và nữ tu cho biết nhu cầu khẩn thiết nhất là phương tiện chuyên chở. Một số học sinh ở khá xa như mãi tận ở Tây An phải mất hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ đi xe buýt, đó là một thử thách lớn trong cách hành vi cư xử của các em. Nữ Tu hy vọng sẽ có nhiều phòng để nhận thêm học sinh mà Giáo Phận đã mua một toà nhà gần đó. Ước lượng cần thêm 2000 mỹ kim để sửa sang lại những gì mà các nữ tu không thể làm vì các nữ tu có thể cáng đáng làm hết những gì mà các nữ tu có thể làm được.