Trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo của nước láng giềng, đặc biệt cùng kết hiệp với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mà Đức Thánh Cha sẽ gởi riêng một lá thư tới Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc trong mùa Phục Sinh năm nay 2007 Sau đây là bài đầu tiên trong loạt tài liệu liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc

Bắc Kinh:Các học giả và các nhà xã hội học Công Giáo đôi khi nhắc lại tình trạnh tôn gíáo đương thời tại Trung Quốc là sự phục hồi tôn giáo và coi như đây là thời kỳ truyền giáo lần thứ 5.



Thời kỳ truyền giáo thứ nhất tại Trung Quốc được tính từ thời kỳ Đan sĩ Alopen người Assyria đã mang Kitô Giáo theo học thuyết Nestoriô đến Trung Hoa qua thương lộ buôn lụa nối liền Trung Hoa với Âu Châu hiện nay thuộc tỉnh Xi'an, Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 7. Thời kỳ này đã được đánh dấu qua việc xây bức tượng đá Nestoriô, là một biển đá cao hơn 3 mét, trên đó có khắc ghi các tín điều về Kitô Giáo và những buổi lễ, những sự phát triển Kitô Giáo tại Trung Quốc và sự ủng hộ của các triều đại nhà vua trong triều đại nhà Tăng. Những khắc ghi về tín lý, lịch sử và những nội dụng khen ngợi mà hầu hết các học giả cho rằng vẫn cờn được chấp nhận bởi các tín hữu thời nay. Tượng đá này hiện nay được lưu lại tại bảo tàng viện ở tỉnh Thiểm Tây thuộc Thành phố Tây An. Giáo Hội Nestôrio đã bị Công Đồng Ephesô chối bỏ vào năm 431 và được coi là lạc giáo Nestoriô.

Vào cuối thế kỷ thứ 13, tu sĩ Dòng Phanxicô người Ý là Cha John tại Montecorvino được coi là vị thừa sai Công Giáo đầu tiên đặt chân tới Trung Quốc. Vào năm 1307, Đức Giáo Hoàng Clement V bổ nhiệm Cha John là tổng giám mục vị sự thành công của ngài đã khiến cho một số những người có địa vị tại Trung Hoa theo đạo Công Giáo, rửa tội gần 6000 người và cho xây dựng các thánh đường. Dòng Phanxicô đã hoạt động tại Trung Quốc gần 100 năm; theo quyển Bách Khoa Tử Điển Công Giáo cho biết rằng vào năm 1368 Trung Quốc có khoảng 30,000 tín hữu Công Giáo, mặc dầu phần lớn các tín hữu này không thuộc sắc tộc chính của Trung Quốc là nhà Hán. Thời kỳ này được coi là thời kỳ truyền giáo lần thứ 2

Vào đầu thế kỷ thứ 16, các linh mục Dòng Tên, Dòng Phanxicô, Dòng Augustinô, Dòng Đa Minh đã cố gắng đặt chân lên được đất Trung Hoa nhưng đã không thể vào được cảng Quảng Châu, họ chỉ được lưu lại trong thời gian ngắn hạn. Vào cuối thể kỷ 16, Linh mục Dòng Tên người Ý Michele Ruggieri và Matteo Ricci đã xin được thường trú tại Trịnh Châu, thoạt đầu khoác bộ áo nhà sư, rồi đến mặc đồ theo Khổng Giáo. Vì mang theo và biết xử dụng các dụng cụ khoa học phương Tây, các Cha đã được sự che chở bảo vệ của giới trí thức Khổng Giáo. Cha Ruggieri trở về lại Âu Châu để xin thêm sự giúp đở, trong lúc Cha Ricci đã vào tới Bắc Kinh xin thường trú vào năm 1601. Các Cha Dòng Tên đã giúp chỉnh đốn lại những khiếm khuyết trong niên lịch của hoàng cung, cho nên lại càng làm tăng thêm uy tín và sự tín nhiệm nơi các Ngài.

Khoảng năm 1635, các dòng tu khác đã bắt đầu tới Trung Quốc và chẳng bao lâu sau lãnh thổ Trung Quốc được chia làm nhiều vùng riêng biệt do các dòng tu khác nhau đảm trách. Đến năm 1700 Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc có khoảng 200,000 tín hữu, nhưng các lễ nghi cúng bái của Trung Quốc bắt đầu lan rộng đã đe dọa đến sự phát triển của Giáo Hội. Sự chia rẽ của các Dòng Tu, Dòng Phanxicô, Đa Minh, Augustinô và Hội Thừa Sai Balê đã chống đối các Cha Dòng Tên khi chấp nhận lễ cúng bái tổ tiên cũng như dùng tên tiếng Hoa để đặt cho Thiên Chúa. Sắc Luật Giáo Hoàng ban hành vào năm 1715 và năm 1742 cấm các lễ nghi Trung Hoa và hậu quả là Hoàng Đế phản ứng lại bằng cách cấm giảng dạy truyền đạo Kitô và ra lệnh trục xuất các vị thừa sai mà họ không dụng tới. Thời kỳ truyền giáo trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17 được coi là thời kỳ truyền giáo lần thứ ba.



Thời kỳ truyền giáo lần thứ 4 xảy ra vào giữa thế kỷ 18, khi Hiệp Ước Tianjin đảm bảo đến tự do tôn giáo cho tất cả mọi tín hữu Kitô Giáo, bao gồm những vùng thuộc nội địa Trung Quốc. Nhiều Dòng thừa sai lại tiếp tục trở lại Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican bắt đầu thiết lập các lãnh thổ giáo quyền dưới quyền tài phán của các Dòng. Đây là thời kỳ hưng thịnh cho tới khi chủ nghĩa cộng sản lên nắm chính quyền vào năm 1949 đi kèm theo những sự cưỡng bách giáo hội, bao gồm việc trục xuất các Linh Mục thừa sai ngoại quốc và giam tù cùng tra tấn các tu sĩ trong suốt thời gian xảy ra Cách Mạng Văn Hóa 1966-1976.

Thời kỳ truyền giáo thứ năm được kể như bắt đầu vào thập niên 1980, khi Trung Quốc cho phép các tôn giáo hành đạo. Thế nhưng không giống như các quốc gia khác như Việt Nam hay tại các quốc gia khác, việc truyền giáo hệ tại nơi các vị thừa sai ngoại quốc, nhờ đó kỷ nguyên này được đánh dấu do người Công Giáo Trung Hoa biết gìn giữ và truyền bá đức tin mình.

Ghi chú: Nestôriô là Đan sĩ và là linh mục Antiokia mà hoàng đến Theodore II bổ nhệm năm 428 vàp tòa thượng phụ Constantinopoli. Giáo huấn của ông đã gây ra tiếng tăm ở đó và tạo nên sự can thiệpcủa thánh Cyrillo thành Alexandria, rồi sau đó Đức Giáo Hoàng Celstinô là người đã lên án ông vào năm 430. Công đồng Ephêsô (431) đã tuyên bố một trong những bức thư giáo lý của ông là lạc giáo, và đã truất chức ông. Sau đó, Nestoriô bị đày sang Petra (Arabia), rồi sang Lybia và ông đã qua đời sau Công Đồng Calcêđônia. Nestoriô quả quyết rằng Đức Kitô đã được cấu tạo bởi hai ngôi vị, một ngôi vị thần linh là Logos (Lời) và một ngôi vị nhân linh là Đức Giêsu. Nestoriô cho rằng không có sự kết hợp giữa bản tính loài người và bản tính Thiên Chúa, nhưng chỉ có một sự liên kết giữa một ngôi vị con người và thần tính. Chính vì thế ông phủ nhận việc dành cho Đức Maria tước hiệu Mẹ Thiên Chúa.