Liên đới nghề nghiệp giới thiệu nghề : Y SĨ và KỸ SƯ ÐIỆN TỬ

Liên Ðới Nghề Nghiệp là một phong trào Công Giáo Tiến Hành đã được thiết lập từ năm 2000 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris. LÐNN liên hệ đến hết mọi người trong mọi ngàng nghề, không phân biệt sĩ, nông, công, thương; mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ; mọi công việc, không phân biệt chân tay hay trí óc; mọi cấp bậc, không phân biệt chủ, lãnh đạo hay thợ. Mục đích của LÐNN là để đáp lại tiếng gọi của chủ chăn sống phúc âm một cách cụ thể trong đời sống nghề nghiệp, để gặp gỡ các đồng nghiệp khác, giáo cũng như lương, hầu trao đổi kinh nghiệm với nhau, học hỏi với nhau, thăng tiến với nhau, liên đới với nhau, cầu nguyện với nhau, làm việc với nhau.

Trong chiều hướng trao đổi với nhau về kinh nghiệm nghề nghiệp, LÐNN sẽ hân hạnh giới thiệu một số ngành nghề do một số anh em đã và đang thực hiện. Trong báo GXVN, số 128, chúng tôi đã giới thiệu ngành Doanh Thương. Trong số 130, tháng 2-2007 này, chúng tôi xin giới thiệu đường vào nghề y sĩ và nghề kỹ sư điện tử, do Bs Lê Trung Tú và Ks Vũ Duy Mạc Khải


Trần Văn Cảnh

Ðại Diện Liên ngành LÐNN


VÀO HỌC NGÀNH Y KHOA

Sau Tú Tài, ghi danh học năm thứ nhất PCEM1 tại các trường Y Khoa – Faculté de Médecine ou CHU - Centre Hospitalo – Universitaire. Năm đầu chung cho các ngành Y Nha và Hộ sản ( sage femme ). Các sinh viên sẽ được xếp hạng cuối năm theo tổng số điểm thu được - coi như là thi tuyển. Sinh viên xếp hạng cao thì được chọn trước trong số chỗ của năm thứ hai nghành Y – Nha – Hộ sản.

Các môn học năm PCEM1 : Biologie ( sinh vật học) Physique ( vật lý) BioPhysique (vật lý á p dụng cho sinh vật ) Chimie ( Hoá Học) BioChimie Anatomie ( cơ thể học ) Embryologie (tạm dịch là sự hình thành ) Statistiques ( Thống Kê) và một môn mới về tâm lý xã hội (sciences humaines )

Chương trình khá nặng, phải có sức học nhanh.

Học phí cũng giống như nhũng ngành học khác tại các đại Học công ở Ph áp. Trung bình không quá 1000€ một năm.

Tỷ lệ trúng tuyển : tùy theo số chỗ nă m thứ hai PCEM2, và tùy theo số học sinh ghi năm thứ nhất. Trung Bình 200 chỗ cho mỗi trường, trên tổng số 1200 – 1500 sinh viên. Tỷ lệ này đang được tăng lên thêm vì số bac sỹ hành nghề đang có đà thiếu

Các Nghành Y Khoa

Y Khoa có nhiều nghành : Médecine Générale (Y Khoa tỏng quát ), Gastro Enterologie (Ðường Tiêu Hoá ), Dermatologie (Bệnh ngoài da), Ophtalmologie (bệnh mắt ), Oto Rhino Laryngologie, ORL (Tai Mũi Họng), Neuro Psychiatrie (tâm lý Thần Kinh ), Cancérologie (Ung Th ư), Pédiatrie ( bệnh Nhi Ðồng ), vân vân …

Chirurgie : phẫu thuật, Gynéco-Obstetrique : đỡ đẻ, Réanimation : Hồi sinh.

Những khoa có mổ sẻ, cần nhanh tay và dai sức.

Những đầu óc thông minh có thể làm Nghiên Cưú Y Khoa ( Recherche Médicale )

HÀNH NGHỀ

1- Salarié : làm công cho nhà thương, dispensaire, cho một Laboratoire ( Viện Bào Chế), cho chính phủ. Lãnh lương như một công nhân viên bình thường.

2- Profession Libérale : nghề tự do, tự mình làm chủ phòng mạch của mình, thâu tiền trực tiếp của khách hàng, phải tự đóng tiền bảo hiểm xã hội, và tiền hưu vì tự mình là chủ. Coi như là chủ một xí nghiệp nhỏ, phải biết cách quản lý.

Bác sỹ Lê Trung Tú

HỌC ÐIỆN TỬ VÀ THÔNG TIN

Trong một quốc gia văn minh, tiến bộ, khoa học và kỹ thuật luôn luôn cần thiết và thực dụng, giúp kính tế phát triển, ảnh hưởng sinh hoạt gia đình, xã hội phong phú và ổn định.

Từ suy nghĩ ấy, khi có mảnh bằng tú tài, không ngần ngại, tôi ghi tên vào Institut Universitaire Technologie de Cachan theo học ngành Electronique et Informatique Industrielle (http://www.u-psud.fr/iut-cachan/). Trường không xa nhà, chung sống với gia đình được chăm lo và khuyến khích, lựa chọn đúng khả năng và sở thích.

Tôi vượt qua năm thứ nhất. Cuối năm 2001 kết thúc với mảnh bằng Diplôme Universitaire Technologie, với mảnh bằng này tôi có thể hội nhập vào thị trường lao động tìm cho mình một việc làm thích hợp với khả năng chuyên môn. Nhưng tôi không vội dừng lại ở đây lúc tuổi còn quá trẻ, nhu cầu đời sống chưa đòi hỏi.

Khi niên học sắp kết thúc, nhà trường mở ra chương trình cấp học bổng du học hai năm bên Anh quốc. Vội nắm lấy cơ hội để có dịp nâng cao kiến thức chuyên môn, hơn nữa Anh ngữ đang trở nên hữu dụng cần thiết toàn cầu. Tôi không bỏ lỡ dịp may để tiến thân.

Du học là cầu học ở một nơi xa lạ, hứa hẹn và chờ đợi nhiều bất ngờ và bất trắc. Được gia đình khuyến khích tinh thần và tài chánh, tôi hăng hái lên đường, dù có lo âu về vốn liếng sinh ngữ Anh văn quả còn yếu kém.

Đầu mùa thu 2001, đặt chân đến University of Glamorgan tỉnh Cardiff thuộc Pays de Galle của Royaume Unie đất nước của Nữ Hoàng Anh quốc (University of Glamorgan (http://www.glam.ac.uk/)..) Trường rộng lớn, xây cất trên đồi cao, không khí trong lành, giảng đường rộng rái, thư viện đầy đủ sách báo và máy móc hiện đại, mở cửa cho sinh viên tham khảo, nghiên cứu thường trực. Có 1500 sinh viên đến từ 60 quốc gia trên thế giới. Trường đào tạo nhiều khoa nghành và cấp bằng đến tiến sĩ.

Với vốn liếng tiếng Anh hạn hẹp, tôi phải cố gắng rất nhiều từ học hành đến sinh hoạt hàng ngày của một sinh viên xa nhà trọ học.

Cứ thế thời gian trôi đi, đầu mùa đông 2003 kết thúc 2 năm du học. Trước sự chứng kiến của gia đình, tôi mũ áo bước lên nhận tấm bằng tốt nghiệp Bachelor of Science Electrical and Electronic Engineering.

Trở về Pháp sau 3 tháng tìm việc làm một công ty tư nhân hơp tác với SNCF gọi ký một hợp đồng 6 tháng. Tôi làm công việc của một technicien, tôi hoàn tất một biểu đồ “signalisation ferroviaire” cho “projet TGV EST” đúng dự án và kỳ hạn. Công ty đề nghị với tôi một hợp đồng lâu dài. Tôi lấy làm tiếc từ chối hợp đồng này. Lấy lý do muốn tiếp tục học sau thời gian đi làm lấy kinh nghiệm và để dành tiền.

Trong thời gian đi làm tôi không quên viết thư về trường để xin theo học trương trình Master Electronic and Communication Engineering, trường trả lời chấp nhật.

Với tư cách sinh viên tự túc, đương nhiên không có học bổng. Học phí được trả theo giá dành cho sinh viên các nước Âu Châu là nửa giá đối với các sinh viên đến từ các quốc gia ngoài khối Âu Châu. Gia đình lại khuyến khích và nâng đỡ, tôi lên đường cầu học, mang theo ước vọng và hoài bão của tuổi trẻ hướng đến tương lai.

Mọi nỗ lực dồn hết trong niên học này, vì ngoài những môn học chuyên ngành, còn phải học thêm các môn: gestion de projet, télécommunication, informatique, électronique etc…

Tuy bận rộn và vất vả học hành thi cử và làm luận án, tôi cũng dành cho mình thời gian thảnh thơi dạo phố Londres, Cardiff, thăm viếng thành quách lâu đài, bảo tàng của đất nước Nữ Hoàng. Giao tiếp bạn bè, đa số họ đến từ các quốc gia thuộc hối Liên hiệp Anh, có cả sinh viên Việt Năm đến từ Saigon và Hà Nội. Những kỳ nghỉ lễ tôi về Pháp tìm an vui vài ngày với gia đình.

Đầu mùa đông 2005, ước vọng đạt thành với tấm bằng Master, nhìn lại sau lưng, tôi đã vượt qua biết bao khó khăn gian khổ và hy sinh để có được kết quả hôm nay.

Trở về Pháp, vì đã có kinh nghiệm tìm việc làm trước đây, hiệu quả mau chóng nhất là lên mạng internet. Thư từ chối rất nhiều, điện thoại mời phỏng vấn cũng không ít, lại hứa hẹn và chờ đợi. Không nản lòng, vì biết rằng thị trường lao động không dễ dàng ưu tiên cho người tuổi trẻ dù có bằng cấp tốt nghiệp mới ra trường.

Đầu thắng 5 năm 2006, một công ty chuyên ngành về nghiên cứu và phát triển (R&D) “carte à puce” (chip điện tử), đề nghị một hợp đồng dài hạn với 3 tháng thử việc. Theo hợp đồng tôi đồng ý phần lương bổng “khiêm nhừơng” trong thời gian thử việc, nhưng không đồng ý là “technicien”, tôi đề nghị là “ingénieur” viện cớ với bằng Master. Công ty đồng ý.

Tôi bắt đầu công việc với chức vụ Ingénieur Support Technique. Ngoài phần nghiên cứu chuyên môn tôi còn phải tiếp súc với khách hàng đến từ ngoài nước Pháp, có khi phải đến tận nơi để giải quyết và giải thích vấn đề kỹ thuật.

Ngôn ngữ tiếng Anh quả là cần thiết và thực dụng như tôi đã tưởng thì nay có dịp thực hành và mang lại hiệu quả nhất là khi tiếp xúc và đọc thư từ tài liệu. Công ty lưu giữ sau 3 tháng thử việc không quên thương lượng lương bổng và các quyền lợi khác dành cho tôi.

Nay thật sự tôi đã hòa mình và cuộc sống đời thường sau những năm cố gắng và vất vả học hành. Tôi nghi nhớ công ơn của Bố-Mẹ đã khuyến khích nâng đỡ và an ủi tôi trong những năm tháng dài học hành tốn kém.

Hôm cầm phiếu lương đầu về khoe với mẹ :

- Nay con đã tìm được miếng cơm manh áo, mẹ đã bớt lo lắng cho con chưa ?

- Chưa hết lo.

Tôi hỏi :

- Mẹ còn lo gì cho con ?

Mẹ cười:

- Lo cho con sau này hạnh phúc khi lập gia đình.

Tôi chợt nhớ đến câu thơ của thi sĩ Chế Lan Viên:

“Con đã lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Xin kết thúc ở đây và xin cám ơn hội chuyên gia đã cho tôi có cơ hội góp mặt, góp lời và sinh hoạt với hội để có dịp học hỏi trao đổi kinh nghiệm.

Sự học thì mênh mông vô tận, cầu học vẫn là điều trân trọng.

Vũ Duy Mạc Khải