ANKARA 29/11/06 – Trong ngày đầu tiên ĐGH đến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, các cơ quan truyền thông thế giới đã theo dõi rất sát diễn biến và những lời tuyên bố của ĐGH. Giới truyền truyền thông đánh giá ngày đầu trong chuyến tông du của ĐGH là đã làm dịu bớt mối căng thẳng giữa Tòa Thánh Vatican và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nội dung các bản tin của các hãng thông tấn đều thấy có chữ “defuse, hay ease tension” nghĩa là làm dịu bớt sự căng thẳng giữa hai bên.
Trước khi có chuyến tông du, các báo đều dự liệu sẽ có những cuộc biểu tình lớn xảy ra trong ngày đầu tiên của ĐGH đặt chân đến nước Hồi Giáo. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra, chỉ có một hai cuộc biểu tình lẽ tẻ không đến 100 người phản đối cuộc viếng thăm của ĐGH. Ngoài ra không có vụ bạo động nào xảy ra.
Về mặt báo chí, các bài bình luận xuất hiện trên các tờ báo phát hành tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cũng đều đăng những bức hình ĐTC và giới chức chính quyền Thổ, như Thủ Tướng Erdogan, Bộ Trưởng Tôn Giáo, đã có những cái bắt tay, nhữngnụ cười thân thiện và đưa ra những lời tuyên bố tích cực
Gặp Thủ Tướng Erdogan tại phi trường, ĐTC đã cho Thủ Tướng biết là Tòa Thánh ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối Liên Hiệp Âu Châu. Đó là một ước mơ mà Thổ mong đợi từ lâu, nhưng vẫn bị các nước thành viên khối Liên Hiêp Âu Châu thắc mắc và đòi hỏi nhiều điều kiện.
Gặp nhà lãnh đạo Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ là giáo sĩ Ali Bardakoglu, ĐTC đã tuyên bố Ki Tô Giáo và Hồi Giáo là hai tôn giáo có căn bản chung và đề cao sự đối thoại và hợp tác tôn giáo.
Nói với ngoại giao đoàn ở Ankara, ĐTC đã đề cập đến vấn đề bạo động ở Trung Đông. Ngài cho rằng an ninh của vùng này có ảnh hưởng quan trọng tới toàn thể an ninh thế giới và Ngài kêu gọi muốn đạt được giải pháp hòa bình nhất thiết phải có đối thoại chân thành và từ bỏ bạo lực
Về nạn khủng bố và các vụ xung đột địa phương, ĐTC nói tới nhu cầu cần có lực lượng hữu hiệu của quốc tế để giữ gìn hòa bình. Nhân dịp này, vị giáo sĩ Bardakoglu đã lên tiếng chỉ trích điều mà ông gọi là hiện tượng Tây Phương đổ tội cho Hồi Giáo trong vần đề khủng bố. Ông cáo buộc các nước Tây Phương cho Hồi Giáo là bạo động. Như vậy làm tổn thương đến tất cả tín hữu Hồi Giáo.
Bước sang ngày thứ hai của chuyến tông du 4 ngày, ĐTC Bênêđictô XVI sẽ đến Ephesus là nơi Đức Mẹ Maria đã sống ở đó trong nhữn ngày cuối đời.
Tại đây ĐTC sẽ cử hành thánh lễ trước khi trở về Istanbul để gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I là nhà lãnh đạo của Chính Thống Giáo trên toàn thế giới.
Ngày đầu tiên trong chuyến tông du của ĐTC tại Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra một cách tốt đẹp, không căng thẳng như các đảng phái hay người Hồi Giáo quá khích kỳ vọng sẽ xảy ra để làm mất mặt ĐGH.
Những cái bắt tay thân tình hữu nghị |
Trước khi có chuyến tông du, các báo đều dự liệu sẽ có những cuộc biểu tình lớn xảy ra trong ngày đầu tiên của ĐGH đặt chân đến nước Hồi Giáo. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra, chỉ có một hai cuộc biểu tình lẽ tẻ không đến 100 người phản đối cuộc viếng thăm của ĐGH. Ngoài ra không có vụ bạo động nào xảy ra.
Về mặt báo chí, các bài bình luận xuất hiện trên các tờ báo phát hành tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cũng đều đăng những bức hình ĐTC và giới chức chính quyền Thổ, như Thủ Tướng Erdogan, Bộ Trưởng Tôn Giáo, đã có những cái bắt tay, nhữngnụ cười thân thiện và đưa ra những lời tuyên bố tích cực
Gặp Thủ Tướng Erdogan tại phi trường, ĐTC đã cho Thủ Tướng biết là Tòa Thánh ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối Liên Hiệp Âu Châu. Đó là một ước mơ mà Thổ mong đợi từ lâu, nhưng vẫn bị các nước thành viên khối Liên Hiêp Âu Châu thắc mắc và đòi hỏi nhiều điều kiện.
Gặp nhà lãnh đạo Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ là giáo sĩ Ali Bardakoglu, ĐTC đã tuyên bố Ki Tô Giáo và Hồi Giáo là hai tôn giáo có căn bản chung và đề cao sự đối thoại và hợp tác tôn giáo.
Nói với ngoại giao đoàn ở Ankara, ĐTC đã đề cập đến vấn đề bạo động ở Trung Đông. Ngài cho rằng an ninh của vùng này có ảnh hưởng quan trọng tới toàn thể an ninh thế giới và Ngài kêu gọi muốn đạt được giải pháp hòa bình nhất thiết phải có đối thoại chân thành và từ bỏ bạo lực
Về nạn khủng bố và các vụ xung đột địa phương, ĐTC nói tới nhu cầu cần có lực lượng hữu hiệu của quốc tế để giữ gìn hòa bình. Nhân dịp này, vị giáo sĩ Bardakoglu đã lên tiếng chỉ trích điều mà ông gọi là hiện tượng Tây Phương đổ tội cho Hồi Giáo trong vần đề khủng bố. Ông cáo buộc các nước Tây Phương cho Hồi Giáo là bạo động. Như vậy làm tổn thương đến tất cả tín hữu Hồi Giáo.
Bước sang ngày thứ hai của chuyến tông du 4 ngày, ĐTC Bênêđictô XVI sẽ đến Ephesus là nơi Đức Mẹ Maria đã sống ở đó trong nhữn ngày cuối đời.
Tại đây ĐTC sẽ cử hành thánh lễ trước khi trở về Istanbul để gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I là nhà lãnh đạo của Chính Thống Giáo trên toàn thế giới.
Ngày đầu tiên trong chuyến tông du của ĐTC tại Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra một cách tốt đẹp, không căng thẳng như các đảng phái hay người Hồi Giáo quá khích kỳ vọng sẽ xảy ra để làm mất mặt ĐGH.