Thánh Anrê Dũng Lạc là một trong số 117 đấng đã tử vì đạo tại Việt Nam từ năm 1820 đến 1862. Các đấng được tuyên phong Chân Phước trong bốn đợt giữa năm 1900 cho đến năm 1951. Và cuối cùng các đấng được Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II tôn phong hiển thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Đạo Công giáo được truyền bá đến Việt Nam vào khoảng năm 1615 trước tiên do các giáo sĩ người Bồ Đào Nha. Các Cha Dòng Tên đã đặt trụ sở đầu tiên tại Hội An.

Các vua chúa Việt Nam thời bây giờ cấm các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền đạo và dân chúng đã theo đạo thì phải công khai chối bỏ đạo bằng cách bước qua thánh gía. Các giáo sĩ cũng như các giáo hữu phải tản mác ẩn núp trong nhà dân chúng.

Các cuộc bắt đạo dữ dội và khủng khiếp nhất đã xẩy ra trong ba đợt vào thế kỷ thứ XIX. Trong khoảng 60 năm có từ 100,000 đến 300,000 người Công giáo bị tù đày và bị giêt chết. Các đấng truyền giáo ngoại quốc tử đạo gồm các linh mục và Giám mục thuộc Hội Thừa sai Paris và Dòng Đa Minh Tây Ban Nha.

Cuộc bách hại tàn ác nhất xẩy ra vào năm 1847 khi vua Tự Đức nghi ngờ các giáo sĩ ngoại quốc và các tín hữu Công giáo thông đồng với quân thù xâm lược. Các đấng chịu chết cuối cùng gồm 17 giáo dân trong đó có một em bé 9 tuổi bị giết năm 1862 vì năm đó triều đình Việt Nam phải ký kết với nước Pháp cho phép người dân Việt Nam được tự do giữ đạo Công giáo. Tuy vậy sau đó các cuộc bách hại vẫn còn tiếp diễn bởi các nhóm người quá khích Văn Thân.

Đến năm 1954, sau Hiệp định Geneva thì có khoảng một triệu rưởi người Công giáo ở miền Bắc cũng bị áp bức nên có khoảng 670,000 người đã di cư vào Nam. Đến năm 1964 thì ở miền Bắc có khoảng 883,00 người Công giáo nhưng các cơ sở như trường học, tu viện, chủng viện, bệnh viện và tài sản của Giáo Hội đều bị nhà nước cọng sản tịch thâu và có một số đông linh mục và giáo dân đã bị giết chết hoặc bị cầm tù đày ải.

Trong niềm Nam thì có được một khoảng thời gian ngắn người Công giáo được tự do giữ đạo và số lượng càng thêm đông đảo nhờ vào cuộc di cư vĩ đại. Rồi những năm trong thập niên 70, chiến tranh lại sôi động và người Công giáo lại bị kỳ thị và các cơ sở lại bị đập phá và tịch biên bây giờ thì toàn xứ Việt Nam tự do tôn giáo lại một lần nữa bị hạn chế.

Tuy có nhiều khó khăn nhưng Giáo Hội Việt Nam vẫn sống mạnh và phát triển nhờ lòng trung tín của các giám mục Việt Nam luôn trung thành với Tòa Thánh cùng lòng mộ đạo và can trường của giáo dân. Giáo Hội Việt Nam thực thi lời Chúa trong khó khăn trong một môi trường khắc nghiệt nhưng luôn bền đỗ và trung kiên.