(Sydney)
Sau bài nói chuyện trên Radio ABC Sydney vào sáng nay thứ Ba 19/9/2006, Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, nhà lãnh đạo Công Giáo cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Úc đã nhanh chóng trở thành mục tiêu đả kích của người Hồi Giáo.
Trong bài nói chuyện, Đức Hồng Y cho rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không làm điều gì sai trái, Đức Thánh Cha đã đưa ra “một diễn từ đầy tính học thuật và nhẹ nhàng” khi trích dẫn nhận xét của đại đế Byzantine Manuel Palaeologos II ở thế kỷ thứ 14 cho rằng tiên tri Hồi Giáo Mohammed đã truyền bá đức tin bằng gươm giáo.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng hiện nay có hai thành kiến về tôn giáo người ta cần phải từ bỏ. Thành kiến thứ nhất cho rằng tôn giáo nào cũng như nhau, đều tốt như nhau hoặc đều xấu như nhau. Thành kiến thứ hai cho rằng tôn giáo là nguồn gốc gây ra chia rẽ và bạo động.
Đức Hồng Y nhận xét rằng không thể nào xây dựng những nhịp cầu cảm thông với người Hồi Giáo tại Úc Châu chừng nào các nhà lãnh đạo còn thói phản ứng quá đáng và không thiện chí.
“Luôn luôn sai lầm là thuộc về người khác và các vấn nạn liên quan đến bản chất của Hồi Giáo bị lờ đi”.
Đức Hồng Y hoan nghênh những chuyển biến trong chính sách di dân của Úc theo đó người di dân phải qua một kỳ sát hạch về các giá trị của Úc Châu. Ngài cho rằng hướng đi này làm cho đất nước được an toàn hơn.
Đề cập đến những cuộc biểu tình bạo động chống lại Đức Thánh Cha đang nổ ra trên thế giới, Đức Hồng Y cho rằng điều này biện minh cho những lo sợ của Đức Thánh Cha.
“Những cuộc biểu tình này công diễn trước thế giới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực nơi nhiều thành phần Hồi Giáo quá khích, chứng tỏ sự từ khước không chịu đáp trả những ý kiến phê bình bằng những lập luận hợp lý, nhưng là bạo động”.
Đức Hồng Y nhận xét rằng đáp trả của Sheik Taj al-Din al-Hilaly, trưởng giáo Đạo Hồi và tiến sĩ Ameer Ali trong phong trào Liên Minh Hồi Giáo, “chẳng may” cũng tương tự.
“Sheik Hilaly thường đáp trả những lời chỉ trích bằng cách hỏi ngược lại về trí thông minh và khả năng của người đối thoại hay phê bình”.
Ngài nói thêm, “Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là làm sao duy trì hòa bình và sự hài hòa.. không có thành tựu lâu dài nào có thể xây dựng trên cơ sở mơ màng hay lẩn tránh”.
Đức Hồng Y nhận xét rằng nhiều người Hồi Giáo vẫn đồng hóa tôn giáo với sự phục tùng những mệnh lệnh trong kinh Koran.
“Họ tự hào trước viễn ảnh mở rộng quân đội trên tất cả các đại lục và coi đó là dấu chỉ ơn lành của Thiên Chúa”.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đọc kỹ những gì kinh Koran đã viết về bạo lực, xem xét kỹ tiến trình mở rộng quân đội của người Hồi Giáo lúc ban đầu đã kéo dài hàng nhiều thập niên, và mời gọi những lời bình luận từ phía các bạn bè Hồi Giáo của chúng ta”.
Khi được hỏi Đức Hồng Y đã đọc qua kinh Koran, ngài có thấy rằng kinh này có tính bạo lực không? Đức Hồng Y cho biết:
“Tôi nghĩ, như Đức Thánh Cha đã trích thuật, có những yếu tố như thế trong kinh Koran. Tôi đã công khai đề cập đến vấn đề này trong nhiều dịp khác nhau và vẫn còn chờ đợi một lời đáp trả chi tiết cho câu hỏi của tôi.”
Ngay sau khi Đức Hồng Y nói chuyện xong trên đài ABC, Hồi Giáo tại Úc đã tỏ ra vô cùng tức giận.
Đức Hồng Y George Pell |
Trong bài nói chuyện, Đức Hồng Y cho rằng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI không làm điều gì sai trái, Đức Thánh Cha đã đưa ra “một diễn từ đầy tính học thuật và nhẹ nhàng” khi trích dẫn nhận xét của đại đế Byzantine Manuel Palaeologos II ở thế kỷ thứ 14 cho rằng tiên tri Hồi Giáo Mohammed đã truyền bá đức tin bằng gươm giáo.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng hiện nay có hai thành kiến về tôn giáo người ta cần phải từ bỏ. Thành kiến thứ nhất cho rằng tôn giáo nào cũng như nhau, đều tốt như nhau hoặc đều xấu như nhau. Thành kiến thứ hai cho rằng tôn giáo là nguồn gốc gây ra chia rẽ và bạo động.
Đức Hồng Y nhận xét rằng không thể nào xây dựng những nhịp cầu cảm thông với người Hồi Giáo tại Úc Châu chừng nào các nhà lãnh đạo còn thói phản ứng quá đáng và không thiện chí.
“Luôn luôn sai lầm là thuộc về người khác và các vấn nạn liên quan đến bản chất của Hồi Giáo bị lờ đi”.
Đức Hồng Y hoan nghênh những chuyển biến trong chính sách di dân của Úc theo đó người di dân phải qua một kỳ sát hạch về các giá trị của Úc Châu. Ngài cho rằng hướng đi này làm cho đất nước được an toàn hơn.
Đề cập đến những cuộc biểu tình bạo động chống lại Đức Thánh Cha đang nổ ra trên thế giới, Đức Hồng Y cho rằng điều này biện minh cho những lo sợ của Đức Thánh Cha.
“Những cuộc biểu tình này công diễn trước thế giới mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực nơi nhiều thành phần Hồi Giáo quá khích, chứng tỏ sự từ khước không chịu đáp trả những ý kiến phê bình bằng những lập luận hợp lý, nhưng là bạo động”.
Đức Hồng Y nhận xét rằng đáp trả của Sheik Taj al-Din al-Hilaly, trưởng giáo Đạo Hồi và tiến sĩ Ameer Ali trong phong trào Liên Minh Hồi Giáo, “chẳng may” cũng tương tự.
“Sheik Hilaly thường đáp trả những lời chỉ trích bằng cách hỏi ngược lại về trí thông minh và khả năng của người đối thoại hay phê bình”.
Ngài nói thêm, “Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là làm sao duy trì hòa bình và sự hài hòa.. không có thành tựu lâu dài nào có thể xây dựng trên cơ sở mơ màng hay lẩn tránh”.
Đức Hồng Y nhận xét rằng nhiều người Hồi Giáo vẫn đồng hóa tôn giáo với sự phục tùng những mệnh lệnh trong kinh Koran.
“Họ tự hào trước viễn ảnh mở rộng quân đội trên tất cả các đại lục và coi đó là dấu chỉ ơn lành của Thiên Chúa”.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải đọc kỹ những gì kinh Koran đã viết về bạo lực, xem xét kỹ tiến trình mở rộng quân đội của người Hồi Giáo lúc ban đầu đã kéo dài hàng nhiều thập niên, và mời gọi những lời bình luận từ phía các bạn bè Hồi Giáo của chúng ta”.
Khi được hỏi Đức Hồng Y đã đọc qua kinh Koran, ngài có thấy rằng kinh này có tính bạo lực không? Đức Hồng Y cho biết:
“Tôi nghĩ, như Đức Thánh Cha đã trích thuật, có những yếu tố như thế trong kinh Koran. Tôi đã công khai đề cập đến vấn đề này trong nhiều dịp khác nhau và vẫn còn chờ đợi một lời đáp trả chi tiết cho câu hỏi của tôi.”
Ngay sau khi Đức Hồng Y nói chuyện xong trên đài ABC, Hồi Giáo tại Úc đã tỏ ra vô cùng tức giận.