Tại Sao Việc Cấm Phá Thai Giờ Đây Vẫn Chưa Có Trả Lời Thỏa Đáng?

Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Luật Sư Clarke Forsythe Về Những Sách Lược Pháp Lý


Đúng ra, Luật Sư Clarke Forsythe tin rằng những bãi bỏ như vậy thậm chí có thể phản tác dụng cho việc kiên trì theo đuổi lịch trình ủng hộ sự sống.

Forsythe là một luật sư, giám đốc của Dự Án về Luật Lệ và Đạo Đức Sinh Học tại Viện Những Người Hoa Kỳ Ủng Hộ Sự Sống (Americans United for Life), và cũng là đồng tác giả của bài phân tích có nhan đề: “Sự Thất Bại Cay Đắng của Roe chống lại Wade: Tại Sao Việc Phá Thai Nên Đưa Trở Về Cho Các Tiểu Bang,” (The Tragic Failure of Roe v. Wade: Why Abortion Should Be Returned to the States) trong số xuất bản vào mùa Thu của tạp chí Rà Soát về Luật và Chính Trị Texas (Texas Review of Law & Politics).

Vị Luật Sư gốc Tin Lành truyền thống này đã chia sẽ với hãng tin Zenit về lý do tại sao mà Ông nghĩ sách lược từng bước-từng bước một và việc ban hành ra luật pháp từ từ tăng lên dần, rốt cục sẽ cứu vớt hết những thai nhi chưa được chào đời ngày nay, và dĩ nhiên, sẽ dọn đường cho việc đảo ngược lại phán quyết trong vụ Roe chống lại Wade.

Hỏi (H): Thưa Ông, liệu những nổ lực chính trị của nhóm phò sự sống nên tập trung vào việc từ từ ban hành ra những đạo luật hay là nên tập trung vào việc bãi bỏ ngay tức thời lệnh cấm phá thai như trong trường hợp của tiểu bang South Dakota chẳng hạn? Những loại luật lệ nào có thể chống lại sự xét duyệt kỹ càng theo hiến pháp dựa trên cục diện hiện nay?

Luật Sư Forsythe (T): Thưa, trong hơn 33 năm qua, có một sách lược gia tăng từ từ, và từng bước, từng bước một đã chứng tỏ cho thấy, đây đúng là một sách lược có hiệu quả nhất. Mặc cho những nổ lực được lặp đi lặp lại, việc bãi bỏ lệnh cấm phá thai đã trở nên vô hiệu và có thể phản tác dụng. Với đa số ủng hộ việc chống phá thai trong Tối Cao Pháp Viện, cho nên việc ban hành ra những lệnh cấm phá thai trước năm 2009 quả là hãy còn quá sớm.

Một sách lược gia tăng từ từ đúng là một sách lược có hiệu quả nhất vì lẽ nó chỉ đơn giản nhìn nhận rằng đó là cách mà những nhà lập pháp đầu tiên của Hoa Kỳ tạo ra hệ thống chính trị và pháp lý. Cấu trúc hiến pháp của chế độ liên bang, việc tách rời các quyền hạn, sự cân bằng trong việc điều hành quốc gia, vân vân... có nghĩa là thay đổi chỉ có thể đến từ từ và tăng dần mà thôi.

Tối Cao Pháp Viện vẫn còn bị thống trị bởi đa số, vì có ít nhất là 5 thẩm phán ủng hộ việc phá thai đó là: Kennedy, Breyer, Ginsburg, Stevens, và Souter. Chúng ta biết rất rõ rằng, chỉ có hai thẩm phán là Scalia và Thomas, đã công khai tuyên bố rằng Roe cần phải bị đảo ngược, cần phải làm vô hiệu, thậm chí mặc dầu cả hai vị thẩm phán này cho rằng vấn đề phá thai là vấn đề thuộc về cấp tiểu bang bởi vì Hiến Pháp không có đả động gì cả về vấn đề này. Chúng ta không biết được rõ về ý kiến của tân chánh thẩm Roberts và tân thẩm phán Alito ra sao, và chúng ta không biết được là liệu Tổng Thống Bush sẽ có một sự đề cử nào khác trước cuộc bầu cử năm 2008 hay không.

Với những trắc trở và những điều chưa chắc chắn như trên, những nổ lực về hiến pháp của nhóm ủng hộ sự sống nên tập trung vào việc ban hành luật lệ, vì chỉ có việc đó mới cột chân và chận đứng được Roe, làm giảm những cuộc phá thai, bảo vệ các trẻ em chưa được sinh ra, bảo vệ những người phụ nữ khỏi những nguy hại trầm trọng của việc phá thai, khuyến khích việc đưa ra các giải pháp thay thế, và giáo dục công chúng.

Về cơ bản, sách lược liên quan đến việc ban hành ra các đạo luật / hiến pháp phải nên hỏi ba vấn đề sau: (1) Đâu là con số giới hạn về việc phá thai một cách có hiệu quả nhất? (2) Điều gì sẽ giúp nâng cao ý thức của công chúng? (3) Điều gì sẽ giúp đảo ngược Roe?

Với những khúc mắc hiện tại kể trên, thì những lệnh cấm phá thai từ cấp liên bang hay tiểu bang tại bất kỳ thời điểm nào trước cuộc bầu cử năm 2008 vẫn hãy còn quá sớm, và chưa chín mùi cho lắm. Một lệnh cấm trong tương lai gần, với thực trạng hiện nay của Tòa Án Tối Cao, sẽ rõ ràng mang lại một số kết cục là: nó sẽ không bao giờ trở thành hiệu lực, nó sẽ bị các tòa án quận ở cấp liên bang đánh đổ, vốn sẽ đưa lên cho Tòa Án Tối Cao xem xét, và Tòa Án Tối Cao sẽ từ chối việc xem xét đó, và tiểu bang phải bỏ ra hàng trăm ngàn đô la về lệ phí luật sư cho các luật sư đại diện cho những bệnh viện phá thai mà thôi.

Có rất nhiều loại luật lệ để có thể đem ra thì hành và có thể tạo ra một sự khác biệt tích cực ngay vào thời điểm này, chẳng hạn như: việc phải thông báo cho các bậc làm cha-mẹ, sự đồng thuận và các luật lệ của bệnh viện phá thai phải được thông báo rõ ràng, và những tiểu bang nên tập trung vào những loại luật lệ này cho đến khi những khúc mắc về chính trị và pháp lý thay đổi.

Ngoài ra, tội giết chết bào thai, hay các trẻ thơ bổng dưng trở thành nạn nhân của bạo lực, các luật lệ giống như luật lệ về Lacey Peterson tại tiểu bang California, chẳng hạn, có thể bảo vệ những trẻ chưa được sinh ra kể từ lúc được thụ thai; thì những luật lệ như vậy đã được đem ra áp dụng tại 33 tiểu bang tính cho đến này, và còn rất nhiều loại luật lệ như vậy bảo vệ các trẻ thơ từ lúc được thụ thai.

(H): Thưa Ông, có phải những đạo luật chống phá thai không nên được đeo đuổi đi, đeo đuổi lại, cũng như được bảo vệ trong các tòa án để giữ cho áp lực khỏi đè nặng trên các thẩm phán, và đã thắng được công luận bằng cách cho thấy bản tính tự nhiên cực đoan của những luật lệ có liên quan đến phá thai chăng?

(T): Thưa, việc đeo đuổi những đạo luật đúng đắn về phá thai thì nên được tiếp tục, nghĩa là những đạo luật nào nhằm đạt được một trong những mục tiêu mà tôi đã tóm tắt ở trên, và có thể thậm chí được đem ra áp dụng, hòng tạo ra một ảnh hưởng rất ư là tích cực. Trừ phi có một lý do xác đáng nào cho lắm có liên hệ tới ba câu hỏi mà tôi đã tóm tắt ở trên, còn những đạo luật nào không có nhiều cơ may để đem ra thi hành, hay có rất ít khả năng để được thông qua, thì giờ đây, không cần phải chú trọng tới nữa. Vì một lý do giản đơn đó là thời điểm đó và những phương cách đó rất ư là hạn hẹp, và giới hạn. Quan điểm cho rằng tòa án có thể bị “bắt buộc” để xét nghiệm lại Roe trong một trường hợp cụ thể nào đó chỉ là một chuyện hoang đường mà thôi.

Và cũng sẽ là một chuyện hoang tưởng nếu cứ mãi dai dẵng nói rằng các thẩm phán chỉ đơn giản không thể “minh chứng được những sự kiện xác thực” và rằng “nếu họ chỉ nhìn thấy những sự kiện có thật về sự phát triển của bào thai, tức thì họ sẽ nhìn thấy được ánh sáng.”

Trong năm 2000, vụ kiện tụng giữa Stenberg chống lại Carhart, các thẩm phán được trình bày bằng lời chứng thực về hình ảnh cho thấy sự phát triển của bào thai và về ảnh hưởng của việc phá thai bán phần trên đứa trẻ chưa được sinh ra đời, thì đại đa số phản lại luật lệ cho phép phá thai bán phần tại 30 tiểu bang. Hay nói cách khác, vấn nạn mà chúng ta sẽ gặp phải với những vị thẩm phán không phải là sự thiếu hiểu biết về tri thức của họ, mà là sự ngần ngại của họ xét về mặt lý chí, tiềm thức.

Còn việc “minh chứng cho thấy bản tính tự nhiên cực đoan của những luật lệ có liên quan đến phá thai,” thì chẳng có gì làm rõ ràng hơn về điều đó cho bằng vụ kiện cho phép phá thai bán phần tại tiểu bang Nebraska vào năm 2000 vừa qua, và hy vọng rằng vụ kiện tụng mới mà tòa án chấp nhận xem xét vào ngày 21 tháng 2 vừa qua, tức vụ kiện giữa Gonzales chống lại Carhart, có liên quan đến luật phá thai bán phần của liêng bang, sẽ mở rộng việc giáo dục cho công chúng.

(H): Thưa Ông, liệu những luật lệ ban hành ủng hộ sự sống có thật sự cứu lấy các mạng sống không hay những luật lệ rất giới hạn khác đã được Quốc Hội và các tiểu bang thông qua chỉ mang hình thức biểu tượng mà thôi?

(T): Thưa, dần dà, những đạo luật ban hành một cách cẩn thận chắc chắn cứu được các mạng sống. Những nghiên cứu của Michael New, được xuất bản bởi Tổ Chức Kế Thừa (Heritage Foundation), cung cấp bằng chứng cụ thể cho thấy việc phá thai giảm xuống còn 17% so với 19% vào những năm của thập niên 1990, phần lớn do sự đóng góp vào việc ban hành ra các luật lệ ở cấp tiểu bang, trong việc thắt chặt các giấy phép cho phá thai. Với những trắc trở về mặt pháp lý, thì những đạo luật ủng hộ sự sống thực chất đã đạt được những mục tiêu đó và còn nhiều hơn nữa.

Với sự cưỡng ép vô hiến pháp, rất gắt gao mà Tối Cao Pháp Viện đã áp đặt lên, những luật lệ ủng hộ sự sống đã bảo vệ được những nguyên tắc quan trọng tới mức có thể, trong việc làm giảm sự phá thai, giữ cho vấn đề này được sống động tại các tiểu bang, giữ cho những người Mỹ phò sự sống được có thêm năng lượng để vận động và khuynh đảo các lãnh vực có liên quan đến hiến pháp và chánh trị, thu thập được các phiếu bầu thật sự của nhà lập pháp về những đạo luật thật sự, và điều đó đã chứng tỏ cho thấy rằng Tòa Án đã tạo ra một mớ hổn độn về vấn đề này, chí ích ra là như vậy.

Chúng ta đã từng thấy sự giảm thiểu đáng kể về con số những vụ phá thai so với tỉ số rất cao vào đầu những năm của thập niên 1990 là 1.6 triệu vụ phá thai.

(H): Thưa Ông, Ông có nghĩ rằng sự hiện diện của 5 vị thẩm phán Công Giáo trong Tối Cao Pháp Viện có thể làm thay đổi cục diện của trận chiến về phá thai không?

(T): Thưa, có thể là như vậy, thế nhưng thẩm phán Brennan trước kia cũng là một người Công Giáo và Ông đã trao cả quyền về hiến pháp để cho các trẻ em có thể ngừa thai, và quyền về hiến pháp để phá thai. Rõ ràng là, việc họ là người Công Giáo không mấy bảo chắc rằng vị thẩm phán đó sẽ có đủ năng lực hay biết khôn ngoan cho đủ trong việc dẫn giải về các nguyên tắc của hiến pháp Hoa Kỳ.

Cho dẫu chúng ta tìm một bác sĩ phẩu thuật về não, một dược sĩ hay một vị thẩm phán nào đi chăng nữa, thì câu hỏi đầu tiên mà chúng ta nên hỏi là liệu người đó có đủ khả năng hay không, chứ không phải là người đó có một nhãn quan về tôn giáo nhất định nào hay không.

Còn đối với những luật gia nào giải thích về những nguyên tắc của Hiến Pháp Hoa Kỳ, những vị thẩm phán Công Giáo sẽ dựa vào những suy đoán pháp lý của họ về những nguyên tắc được dựa trên văn bản và lịch sử của Hiến Pháp Hoa Kỳ, bởi vì đó chính là điều mà người Mỹ thông qua và duy trì.

Như Giáo Sư Robert George thuộc trường Đại Học Princeton đã từng nói rằng, “Những vấn đề là liệu có nên trao quyền cho các tòa án về việc rà xoát lại hiến pháp hay không, và nếu có, thì thuộc về thẩm quyền nào, thì đó mới chính là những phương cách quan trọng mà luận lý không thể nào định đoạt được. Cũng thế, chúng là những vấn đề được giải quyết một cách cẩn trọng bằng sự chọn lựa mang tính quyết đoán trong số những chọn lựa được chấp nhận về mặt đạo đức, luân lý -- và đó là điều mà Aquinas gọi là ‘determinatio’ (sự kiên định) và nó hoàn toàn khác biệt với những vấn đề có thể được giải quyết ‘bởi một tiến trình na ná với việc suy luận, từ chính luật lệ tự nhiên.”

(H): Thưa Ông, với tình hình hiện nay của Tối Cao Pháp Viện có liên quan đến vấn đề phá thai, liệu có quả cẩn trọng không khi chuyển mọi nguồn lực phò sự sống vào những trung tâm chăm sóc đời sống (life-care center) và những sáng kiến như hổ trợ trực tiếp những người phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai khủng hoảng và giúp dưỡng nuôi một “nền văn hóa sự sống”?

(T): Thưa, không. Những trung tâm mang thai khủng hoảng (crisis pregnancy center) cứu vớt lấy sự sống, và các chính sách cũng vậy. Chúng ta phải có cả hai. Lấy ví dụ như, Viên Chưởng Lý của tiểu bang New York là Eliot Spitxer đã cố sử dụng luật lệ để phá bỏ những trung tâm mang thai khủng hoảng. Thì chúng ta cần phải có cả công việc có liên quan đến chính sách lẫn pháp luật để bảo vệ các trung tâm mang thai khủng hoảng và xây dựng nên những lệnh cấm cản về việc ban hành giấy phép phá thai. Thì tất cả những khía cạnh trên đều đóng góp vào trong vấn nạn phá thai, và tất cả phải được giải quyết bằng những giải pháp mang tính sáng tạo.

(H): Thưa Ông, những kiểu thay đổi nào được cần đến trước các tòa án liên bang, liệu các bệnh viện nên có thêm những luật lệ và sự nghiêm cấm về việc phá thai chăng?

(T): Thưa, chúng ta cần chấm dứt chủ nghĩa tích cực pháp lý. Chúng ta cần những vị thẩm phán nào trung thành với việt diễn dịch luật lệ thay vì tự phát minh ra chính sách về xã hội theo cách của riêng họ. Đó chính là một vấn nạn có liên quan đến pháp luật, chính trị và văn hóa trong thế chế dân chủ đại trào mà quyền lực chính trị bị khuếch tán bởi tính đúng đắn về hệ thống hiến pháp của chúng ta, hệ thống liên bang của chúng ta, và sự tách rời các quyền lực.

Kể từ khi Roe được ban hành, và có lẽ là trước đó, tầng lớp luật pháp và hàn lâm viện luật pháp, vốn đào tạo ra những vị thẩm phán, đã từ lâu có một sự hiềm khích với tính con người, hay bản chất con người của đứa trẻ chưa được sinh ra. Hầu hết những tiến bộ về mặt luật pháp trong vòng 30 năm qua đều thông qua các cơ quan lập pháp, chứ không phải hệ thống pháp lý tòa án.

Những vị thẩm phán liên bang và tiểu bang cần phải được thay đổi. Phải cần có thêm nhiều các công chức ủng hộ sự sống, tức những người bổ nhiệm ra các thẩm phán-cần phải được bầu chọn để trở thành thẩm phán. Công luận cần phải được cũng cố và làm cho lớn mạnh thêm bằng việc tôn trọng sự sống của bào thai và biết nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của việc phá thai nơi những người phụ nữ. Mỗi một nổ lực cần phải được thực hiện để hoán chuyển cả một xã hội dân chủ.