SUY NIỆM CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
(Ga 20, 19-31)
Vết Thương Của Lòng Thương Xót
Tại Rôma, ngày 30-04-2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Kể từ đó việc sùng kính Lòng Chúa Xót Thương ngày một phát triển sâu rộng trên khắp thế giới.
Khi nói về “Chúa Nhật Lòng Chúa Xót Thương” thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã viết như sau : “Cũng như Thánh Faustina, chúng ta tuyên xưng rằng ngoài Lòng Chúa Xót Thương, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại, đặc biệt cần thiết cho thời đại chúng ta hôm nay, một thời đại mà nhân loại đang phải trải qua những lo lắng hoảng sợ trước bao nhiêu sự dữ. Kêu cầu đến lòng thương xót của Chúa rất cần thiết để tự đáy tâm hồn đầy khổ đau, lo lắng, và bất ổn của chúng ta luôn trào dâng một niềm cậy trông vững chắc…”
Từ cạnh sườn bị đâm thủng : nguồn ánh sáng và lòng thương xót tuông trào. Phép Rửa tội đích thực là lòng thương xót của Thiên Chúa được “sinh ra” từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Kitô, “nguồn suối của lòng thương xót, tuôn trào sự tha thứ“, không chỉ tha thứ tội Tổ Tông, mà còn liên kết chúng ta với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ thương xót của Đức Kitô với Tôma, không chỉ riêng Tôma mà cả các môn đệ kia nhờ Tôma mà thấy tỏ tường những vết thương của Thầy Chí Thánh. Các môn đệ hết sức vui mừng vì được gặp Chúa.
Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con“. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân “tha thứ các tội lỗi” diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi Phục Sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa đổ xuống trên toàn thế giới, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng.
Như thánh Tôma, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: “Hãy sỏ ngón tay con vào đây, hãy đưa tay ra và thọc vào cạnh sườn Thầy!” (Ga 20,19) Cử chỉ này đã đủ cho Tôma. Ông không thể sai lầm. Tay Chúa Kitô có một lỗ đanh, cạnh sườn Chúa có vết thương: ngần ấy các dấu chỉ của tình yêu mà Chúa Giêsu không che giấu, thậm trí Người cho chúng ta thấy: lỗ đanh, vết thương ở cạnh sườn Người mà từ đó máu và nước chảy ra: lòng thương xót của Thiên Chúa.
Để giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận Thánh Thể là của ăn nuôi dưỡng linh hồn, Chúa để lại “phép lạ của Lòng Thương Xót”, đó là bí tích Giải tội. Ở đây Chúa hiện diện với chúng ta như Đấng Cứu Độ với lòng thương xót, là suối nguồn thương xót để ủi an, tha thứ và hoán cải đời sống chúng ta, cho dù tội lỗi chúng ta có đầy tràn.
Mỗi lần chúng ta đi xưng tội với đức tin và tâm tình sám hối thì thật không thể hiểu nổi Lòng Thương xót của Thiên Chúa bao dung tha thứ biết chừng nào. Anh trộm lành ngày xưa vừa nhận mình là kẻ có tội và quay sang xin với Chúa, ngay lập tức anh được Chúa thứ tha: “Ngay hôm nay anh sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”.
Chúa nói với thánh Faustina: “Khi con đi xưng tội, tức là con đến với nguồn Thương xót này, gồm Máu và nước đổ ra từ Trái Tim Ta luôn luôn tuôn xuống linh hồn con... nơi Tòa Án Thương Xót, những phép lạ cao cả nhất tiếp diễn không ngừng… Đây là nơi gặp gỡ của Thiên Chúa Thương xót và linh hồn tội lỗi.
Con hãy dùng đức tin khi quỳ dưới chân người đại diện của Ta… Chính Ta đang chờ đợi con ở đó… Hãy xưng tội trước mặt Ta. Cá nhân vị linh mục đó là Ta, chỉ cách có bức màn. Đừng bao giờ thắc mắc vị linh mục mà Ta dùng đó là ai. Hãy mở linh hồn con khi xưng tội như là xưng với Ta, và Ta sẽ ban cho linh hồn con đầy ánh sáng…Hãy chỉ cho các linh hồn biết phải tìm đâu niềm an ủi. Đó chính là nơi tòa giải tội... bằng đức tin chân thành, hãy đến với vị đại diện Ta nơi tòa giải tội, và kể hết cùng ngài những khốn khổ của linh hồn, và rồi phép lạ của Lòng Thương xót sẽ xảy ra. Một linh hồn giống như thây chết đã thối rữa, đối với quan điểm của loài người là hết hy vọng, là mất tất cả. Nhưng đối với Thiên Chúa lại không vậy. Phép lạ của Lòng Thương xót sẽ phục hồi hoàn toàn linh hồn đó.” (Trích Thông điệp và việc sùng kính Lòng Thương xót Chúa).
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Ðấng cứu chuộc chúng con. Amen.
(Ga 20, 19-31)
Vết Thương Của Lòng Thương Xót
Tại Rôma, ngày 30-04-2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Kể từ đó việc sùng kính Lòng Chúa Xót Thương ngày một phát triển sâu rộng trên khắp thế giới.
Khi nói về “Chúa Nhật Lòng Chúa Xót Thương” thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã viết như sau : “Cũng như Thánh Faustina, chúng ta tuyên xưng rằng ngoài Lòng Chúa Xót Thương, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại, đặc biệt cần thiết cho thời đại chúng ta hôm nay, một thời đại mà nhân loại đang phải trải qua những lo lắng hoảng sợ trước bao nhiêu sự dữ. Kêu cầu đến lòng thương xót của Chúa rất cần thiết để tự đáy tâm hồn đầy khổ đau, lo lắng, và bất ổn của chúng ta luôn trào dâng một niềm cậy trông vững chắc…”
Từ cạnh sườn bị đâm thủng : nguồn ánh sáng và lòng thương xót tuông trào. Phép Rửa tội đích thực là lòng thương xót của Thiên Chúa được “sinh ra” từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Kitô, “nguồn suối của lòng thương xót, tuôn trào sự tha thứ“, không chỉ tha thứ tội Tổ Tông, mà còn liên kết chúng ta với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ thương xót của Đức Kitô với Tôma, không chỉ riêng Tôma mà cả các môn đệ kia nhờ Tôma mà thấy tỏ tường những vết thương của Thầy Chí Thánh. Các môn đệ hết sức vui mừng vì được gặp Chúa.
Cử chỉ trao ban bình an của Chúa cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con“. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân “tha thứ các tội lỗi” diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi Phục Sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa đổ xuống trên toàn thế giới, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng.
Như thánh Tôma, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: “Hãy sỏ ngón tay con vào đây, hãy đưa tay ra và thọc vào cạnh sườn Thầy!” (Ga 20,19) Cử chỉ này đã đủ cho Tôma. Ông không thể sai lầm. Tay Chúa Kitô có một lỗ đanh, cạnh sườn Chúa có vết thương: ngần ấy các dấu chỉ của tình yêu mà Chúa Giêsu không che giấu, thậm trí Người cho chúng ta thấy: lỗ đanh, vết thương ở cạnh sườn Người mà từ đó máu và nước chảy ra: lòng thương xót của Thiên Chúa.
Để giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận Thánh Thể là của ăn nuôi dưỡng linh hồn, Chúa để lại “phép lạ của Lòng Thương Xót”, đó là bí tích Giải tội. Ở đây Chúa hiện diện với chúng ta như Đấng Cứu Độ với lòng thương xót, là suối nguồn thương xót để ủi an, tha thứ và hoán cải đời sống chúng ta, cho dù tội lỗi chúng ta có đầy tràn.
Mỗi lần chúng ta đi xưng tội với đức tin và tâm tình sám hối thì thật không thể hiểu nổi Lòng Thương xót của Thiên Chúa bao dung tha thứ biết chừng nào. Anh trộm lành ngày xưa vừa nhận mình là kẻ có tội và quay sang xin với Chúa, ngay lập tức anh được Chúa thứ tha: “Ngay hôm nay anh sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”.
Chúa nói với thánh Faustina: “Khi con đi xưng tội, tức là con đến với nguồn Thương xót này, gồm Máu và nước đổ ra từ Trái Tim Ta luôn luôn tuôn xuống linh hồn con... nơi Tòa Án Thương Xót, những phép lạ cao cả nhất tiếp diễn không ngừng… Đây là nơi gặp gỡ của Thiên Chúa Thương xót và linh hồn tội lỗi.
Con hãy dùng đức tin khi quỳ dưới chân người đại diện của Ta… Chính Ta đang chờ đợi con ở đó… Hãy xưng tội trước mặt Ta. Cá nhân vị linh mục đó là Ta, chỉ cách có bức màn. Đừng bao giờ thắc mắc vị linh mục mà Ta dùng đó là ai. Hãy mở linh hồn con khi xưng tội như là xưng với Ta, và Ta sẽ ban cho linh hồn con đầy ánh sáng…Hãy chỉ cho các linh hồn biết phải tìm đâu niềm an ủi. Đó chính là nơi tòa giải tội... bằng đức tin chân thành, hãy đến với vị đại diện Ta nơi tòa giải tội, và kể hết cùng ngài những khốn khổ của linh hồn, và rồi phép lạ của Lòng Thương xót sẽ xảy ra. Một linh hồn giống như thây chết đã thối rữa, đối với quan điểm của loài người là hết hy vọng, là mất tất cả. Nhưng đối với Thiên Chúa lại không vậy. Phép lạ của Lòng Thương xót sẽ phục hồi hoàn toàn linh hồn đó.” (Trích Thông điệp và việc sùng kính Lòng Thương xót Chúa).
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa, xin thương xót chúng con và thế giới.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ hay thương xót, xin giúp chúng con là con cái Mẹ duy trì lòng tin vào Con Mẹ, Ðấng cứu chuộc chúng con. Amen.