Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà lãnh đạo chính trị: 'Hãy biến cái chết thành sự sống, vũ khí thành thực phẩm'
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp video tới những tham dự viên Đại Hội lần thứ 16 của Diễn đàn GLOBSEC Bratislava, trong Đại hội này các nhà lãnh đạo chính trị và các bộ trưởng đang thảo luận về việc xây dựng lại thế giới sau đại dịch.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Chủ đề của Diễn đàn GLOBSEC Bratislava 2021 là “Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn”. Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý ngay từ khởi đầu thông điệp video của mình, bằng cung cấp một nền tảng cho “cuộc tranh luận quan trọng về việc xây dựng lại thế giới của chúng ta sau cơn đại dịch, buộc chúng ta phải đối diện với một số vấn đề xã hội nghiêm trọng và liên quan đến các vấn đề: kinh tế, sinh thái và chính trị.”
Đại hội GLOBSEC, diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 6, nhằm mục đích cung cấp khả năng thiết lập một nền tảng cho việc đổi mới và xây dựng lại lòng tin vào nền dân chủ và thể chế, tăng trưởng và phục hồi kinh tế, quản trị công nghệ và an ninh cho thế kỷ 21 và khả năng phục hồi sức khỏe.
Đức Thánh Cha đã đưa ra một số hiểu biết sâu sắc, "qua cảm hứng từ một phương pháp tam thức là: nhìn xem - phán đoán - hành động."
Nhìn xem
Để phân tích nghiêm túc và trung thực quá khứ, bao gồm việc thừa nhận “những thất bại mang tính hệ thống, những sai lầm mắc phải và thiếu trách nhiệm đối với Đấng Tạo hóa, người lân cận và sự sáng tạo,” Đức Thánh Cha mời các nhà hoạch định chính sách phát triển phục hồi nhằm mục đích "xây dựng lại", nhưng cũng để "sửa sai những gì không sinh động đúng ngay cả trước khi bị Coronavirus và điều đó đã góp phần vào việc làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng."
Kêu gọi trách nhiệm giải trình, Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại cái mà ngài gọi là “cảm giác an toàn ảo tưởng dựa trên nỗi khát vọng lợi nhuận” và ĐTC phân tích những gì ngài “nhìn thấy”: “Tôi thấy một mô hình đời sống kinh tế và xã hội, có quá nhiều sự bất bình đẳng và ích kỷ, trong đó một thiểu số trên thế giới sở hữu phần lớn tài nguyên, đã không ngần ngại khai thác con người và tài nguyên”.
“Tôi thấy một lối sống không quan tâm đến môi trường. Chúng ta đã quen với việc tiêu thụ và phá hủy không kiềm chế những gì thuộc về thế giới và cần được quan tâm chăm sóc một cách tôn trọng, đã tạo ra một “món nợ sinh thái” mà người nghèo và các thế hệ tương lai phải gánh chịu”.
Phán đoán
Bước thứ hai, Đức Thánh Cha tiếp, là đánh giá những gì chúng ta đã thấy và thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng đã mở ra những khả năng mới và đưa ra thách thức “biến thời gian thử thách thành thời điểm lựa chọn”.
ĐTC chỉ ra rằng mọi người không thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng như nhau: “một trong hai đường là trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Nhưng không bao giờ giống nhau”.
Vì vậy, khi mời những tham dự viên đại hội cải thiện những gì chúng ta đã thấy và trải nghiệm, ĐTC mời tất cả hãy tiến về phía trước với một tâm thức “không ai có thể tự cứu mình” và “cuộc khủng hoảng mở ra con đường cho một tương lai công nhận sự bình đẳng thực sự của mỗi người: không phải là thứ bình đẳng trừu tượng, mà là một thực tại bình đẳng cụ thể, mang lại cho mọi người và mọi dân tộc những cơ hội phát triển thực sự và công bằng.
Hành động
Cuối cùng, Đức Thánh Cha lưu ý "Nếu chúng ta không hành động, chúng ta sẽ lãng phí những cơ hội mà cơn khủng hoảng mang lại." Trích dẫn thông điệp của mình gửi cho giám đốc UNESCO vào đầu năm nay, ĐTC kêu gọi một mô hình phát triển đặt "mọi người và toàn thể con người" làm trung tâm "làm cột trụ căn bản cần được tôn trọng và bảo vệ, áp dụng một phương pháp luận bao gồm đạo đức học, đoàn kết và 'từ thiện chính trị'."
Nhấn mạnh về thực tại mọi hành động cần có một tầm nhìn để hành động vì một sự phát triển chính đáng thì cần phải có một công cuộc chuyển đổi, và ĐTC nhấn mạnh rằng phải đề ra môt quyết định biến cái chết thành sự sống, vũ khí thành lương thực!"
ĐTC kết luận, tất cả chúng ta cần thực hiện việc chuyển đổi hệ sinh thái vì “cái nhìn tổng thể bao gồm quan điểm kiến tạo “ngôi nhà chung” và khẩn cấp hành động để bảo vệ nó”.
Tham gia trực tiếp tại Diễn đàn Bratislava có các Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng và Thứ trưởng của khoảng 100 quốc gia khác nhau.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp video tới những tham dự viên Đại Hội lần thứ 16 của Diễn đàn GLOBSEC Bratislava, trong Đại hội này các nhà lãnh đạo chính trị và các bộ trưởng đang thảo luận về việc xây dựng lại thế giới sau đại dịch.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Chủ đề của Diễn đàn GLOBSEC Bratislava 2021 là “Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn”. Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý ngay từ khởi đầu thông điệp video của mình, bằng cung cấp một nền tảng cho “cuộc tranh luận quan trọng về việc xây dựng lại thế giới của chúng ta sau cơn đại dịch, buộc chúng ta phải đối diện với một số vấn đề xã hội nghiêm trọng và liên quan đến các vấn đề: kinh tế, sinh thái và chính trị.”
Đại hội GLOBSEC, diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 6, nhằm mục đích cung cấp khả năng thiết lập một nền tảng cho việc đổi mới và xây dựng lại lòng tin vào nền dân chủ và thể chế, tăng trưởng và phục hồi kinh tế, quản trị công nghệ và an ninh cho thế kỷ 21 và khả năng phục hồi sức khỏe.
Đức Thánh Cha đã đưa ra một số hiểu biết sâu sắc, "qua cảm hứng từ một phương pháp tam thức là: nhìn xem - phán đoán - hành động."
Nhìn xem
Để phân tích nghiêm túc và trung thực quá khứ, bao gồm việc thừa nhận “những thất bại mang tính hệ thống, những sai lầm mắc phải và thiếu trách nhiệm đối với Đấng Tạo hóa, người lân cận và sự sáng tạo,” Đức Thánh Cha mời các nhà hoạch định chính sách phát triển phục hồi nhằm mục đích "xây dựng lại", nhưng cũng để "sửa sai những gì không sinh động đúng ngay cả trước khi bị Coronavirus và điều đó đã góp phần vào việc làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng."
Kêu gọi trách nhiệm giải trình, Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại cái mà ngài gọi là “cảm giác an toàn ảo tưởng dựa trên nỗi khát vọng lợi nhuận” và ĐTC phân tích những gì ngài “nhìn thấy”: “Tôi thấy một mô hình đời sống kinh tế và xã hội, có quá nhiều sự bất bình đẳng và ích kỷ, trong đó một thiểu số trên thế giới sở hữu phần lớn tài nguyên, đã không ngần ngại khai thác con người và tài nguyên”.
“Tôi thấy một lối sống không quan tâm đến môi trường. Chúng ta đã quen với việc tiêu thụ và phá hủy không kiềm chế những gì thuộc về thế giới và cần được quan tâm chăm sóc một cách tôn trọng, đã tạo ra một “món nợ sinh thái” mà người nghèo và các thế hệ tương lai phải gánh chịu”.
Phán đoán
Bước thứ hai, Đức Thánh Cha tiếp, là đánh giá những gì chúng ta đã thấy và thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng đã mở ra những khả năng mới và đưa ra thách thức “biến thời gian thử thách thành thời điểm lựa chọn”.
ĐTC chỉ ra rằng mọi người không thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng như nhau: “một trong hai đường là trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Nhưng không bao giờ giống nhau”.
Vì vậy, khi mời những tham dự viên đại hội cải thiện những gì chúng ta đã thấy và trải nghiệm, ĐTC mời tất cả hãy tiến về phía trước với một tâm thức “không ai có thể tự cứu mình” và “cuộc khủng hoảng mở ra con đường cho một tương lai công nhận sự bình đẳng thực sự của mỗi người: không phải là thứ bình đẳng trừu tượng, mà là một thực tại bình đẳng cụ thể, mang lại cho mọi người và mọi dân tộc những cơ hội phát triển thực sự và công bằng.
Hành động
Cuối cùng, Đức Thánh Cha lưu ý "Nếu chúng ta không hành động, chúng ta sẽ lãng phí những cơ hội mà cơn khủng hoảng mang lại." Trích dẫn thông điệp của mình gửi cho giám đốc UNESCO vào đầu năm nay, ĐTC kêu gọi một mô hình phát triển đặt "mọi người và toàn thể con người" làm trung tâm "làm cột trụ căn bản cần được tôn trọng và bảo vệ, áp dụng một phương pháp luận bao gồm đạo đức học, đoàn kết và 'từ thiện chính trị'."
Nhấn mạnh về thực tại mọi hành động cần có một tầm nhìn để hành động vì một sự phát triển chính đáng thì cần phải có một công cuộc chuyển đổi, và ĐTC nhấn mạnh rằng phải đề ra môt quyết định biến cái chết thành sự sống, vũ khí thành lương thực!"
ĐTC kết luận, tất cả chúng ta cần thực hiện việc chuyển đổi hệ sinh thái vì “cái nhìn tổng thể bao gồm quan điểm kiến tạo “ngôi nhà chung” và khẩn cấp hành động để bảo vệ nó”.
Tham gia trực tiếp tại Diễn đàn Bratislava có các Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng và Thứ trưởng của khoảng 100 quốc gia khác nhau.