1. Học thuyết xã hội của Giáo hội mời gọi chúng ta trở thành những tác nhân của niềm hy vọng

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết sự tưởng niệm, phép rửa và hy vọng, trong thông điệp của ngài gửi tới các tham dự viên của Đại hội hàng năm lần thứ 10 về Học thuyết Xã hội của Giáo hội.

(Tin Vatican)

Hôm thứ Năm (26/11/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới những người tham dự viên Đại hội lần thứ mười về Học thuyết Xã hội của Giáo hội, diễn ra tại Verona, Ý từ ngày 26 - 29/11.

Gửi lời chào thân ái tới những tham dự viên hiện diện thể lý cũng như trực tuyến, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới phương pháp luận sáng tạo của Đại hội, nhằm thúc đẩy các cuộc gặp gỡ giữa "những người khác nhau về nhạy bén và hoạt động của họ, nhưng tất cả qui về việc xây dựng công ích."

Một lễ hội đặc biệt

Đức Thánh Cha đã qui sự chú ý đến các hoàn cảnh cụ thể của lễ hội kỷ niệm năm nay, nêu bật cuộc khủng hoảng về sức khỏe vẫn còn đang tiếp diễn gây nên "những vết thương nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội."

ĐTC cũng nhắc lại sự vắng mặt đặc biệt của cha Adriano Vincenzi, người điều hợp chín Đại hội trước đây, đã qua đời vào tháng 2 năm 2020.

Nhắc lại sự phục vụ dấn thân của cha Vincenzi, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi đặc điểm đặc biệt của ngài là bắt đầu các qui trình mà “người khác sẽ gặt hái thành quả” với niềm hy vọng được được gieo vào mầu nhiệm của những điều thiện hảo được gieo trồng.

Ký ức và tương lai

Đức Thánh Cha cho biết chủ đề của năm nay là - "Hồi nhớ về tương lai" - mời gọi mọi người hăng say đi vào lãnh vực sáng tạo hầu phép chúng ta "thăng tiến về tương lai."

Đối với các Kitô hữu, Đức Thánh Cha lưu ý, “tương lai có một danh xưng và danh xưng ấy là hy vọng”.

Hy vọng: nhân đức của trái tim

Đức Thánh Cha giải thích, hy vọng là “đức tính của một trái tim không chịu khuất mình trong bóng tối”. Một trái tim không bị sa lầy trong quá khứ, không chỉ sống trong hiện tại, nhưng biết “nhìn về ngày mai”.

ĐTC nói, ngày mai đối với các Kitô hữu là một “đời sống được cứu chuộc” - niềm vui của ân ban là được gặp gỡ trong tình yêu Ba Ngôi.

Theo ý nghĩa này, là Giáo hội có nghĩa là có một triển vọng sáng tạo và hướng về cánh chung, không bị cám dỗ ở lại trong ký ức, điều mà Đức Thánh Cha mô tả là “một tâm bệnh thiêng liêng”.

Hoài cổ

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Để rõ thêm cái niềm xác tín động lực của Kitô giáo không phải là hoài niệm quá khứ, mà là kín múc cái hồi nhớ vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha mà sống một “đời Bác ái yêu thương”.

ĐTC giải giải thêm: Theo nhà tư tưởng của một văn háo Nga tên là Ivanovic Ivanov thì bản năng của những gì hồi nhớ về Chúa chính là sự Ngài hiện hữu.

Do đó, ký ức được liên kết với bản chất tình yêu và cảm nghiệm trở thành một trong những chiều kích thâm sâu nhất của con người - chứ không phải nỗi nhớ “làm bóp ngẹt khả năng sáng tạo biến chúng ta thành những con người gỗ đá và độc đoán” - trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và giáo hội.

Bí tích Thanh Tẩy, sự sống và kỷ niệm

Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống Bí tích Thanh Tẩy.

Đức Thánh Cha nói: Chúng ta đã “nhận được một món quà là sự sống hiệp thông với Thiên Chúa, với tha nhân và với các loài thụ tạo.” Cuộc sống của chúng ta chính “là sự sống của Chúa Kitô”, vì vậy chúng ta không thể sống là những kẻ tin vào Chúa nếu chúng ta biểu lộ chính sự sống của Ngài trong chính cuộc qua sống của chúng ta!

Vì vậy, được sát nhập vào đời sống tình yêu của Ba Ngôi, chúng ta có khả năng – hồi nhớ về Thiên Chúa. Như vậy, chỉ có tình yêu mới không làm chúng ta lơ là, vì chính tình yêu tìm được căn nguyên của nó được phát sinh trong tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha giảng giải: Nhìn theo cách thức này, thì một cách nào đó, toàn bộ cuộc sống của chúng ta phải là “một phụng vụ, một sự hồi nhớ lại, một kỷ niệm vĩnh cửu về sự Phục sinh quang vinh của Chúa Kitô.”

Sống như những người tin

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sống hồi nhớ về tương lai là cam kết với chính mình trong việc làm của Giáo hội là “trở thành sự khởi đầu và là hạt giống cho vương quốc của Thiên Chúa trong vũ hoàn”.

Điều này có nghĩa là sống như những người tín hữu hòa mình vào xã hội, đồng thời “biểu tỏ sự sống của Thiên Chúa mà ta đã lãnh nhận khi chịu Phép Rửa, để ngay từ bây giờ chúng ta có thể biểu tỏ sự sống mai hậu, một cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần.” Bằng cách này, chúng ta có thể thắng vượt được cơn cám dỗ không tưởng làm giảm việc loan báo Tin Mừng, giảm thiểu chúng vào những giới hạn xã hội học, lý thuyết kinh tế hoặc cục bộ chính trị.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta cần dấn thân vào thế giới, với sức mạnh và sự sáng tạo của sự sống của Thiên Chúa trong nội tâm chúng ta, để thu hút con tim mọi người và hướng dẫn họ về Tin Mừng của Chúa Giêsu. Bằng cách này, chúng ta có thể trở nên những hạt giống trổ sinh một nền kinh tế mới toàn diện và một thể chế chính trị có khả năng yêu thương”.

Kết luận, Đức Thánh Cha đề cập đến các tác nhân khác nhau của xã hội tại Đại hội Học thuyết Xã hội của Giáo hội này, và kêu gọi họ tiếp nối con đường mà cha Adriano Vincenzi đã vẽ vạch ra cho họ thông qua các kiến thức của cha về chủ đề này - một con đường mà Đức Thánh Cha xác tín sẽ đưa dẫn họ thành những con người xây dựng các nhịp cầu nối kết...

2. Tình yêu là một huyền nhiệm cội căn của đời sống người tin theo Chúa

Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về lời cầu nguyện của Giáo hội sơ khai trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư (25/11/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn lại đời sống cầu nguyện của Giáo hội sơ khai, trước khi ngài tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện.

Đức Thánh Cha nói: “Những bước tiến đầu tiên của Giáo hội trên trần thế này luôn được kiện cường bằng lời cầu nguyện”. Các tác phẩm của Tân Ước, và đặc biệt là Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta thấy “hình ảnh của một Giáo Hội đang hoạt động, đang vươn lên, nhưng luôn được tập chú cô đọng lại trong lời cầu nguyện như là nền tảng và động lực cho mọi công cuộc hoạt động truyền giáo.”

Cầu nguyện, động lực của việc truyền giáo

Đức Thánh Cha nêu ra bốn đặc điểm thiết yếu của đời sống giáo hội, được rút ra từ lời tường thuật của Thánh Luca trong sách Công vụ Tông đồ là:

- Việc “lắng nghe sự dạy dỗ của các tông đồ” bao gồm việc rao giảng và truyền dậy giáo lý;

- Sự vun trồng liên nỉ cho tình hiệp thông huynh đệ;

- Việc “bẻ bánh”, tức là việc cử hành Thánh Thể, là Bí tích Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta;

- Và cuối cùng là cầu nguyện, "là những giây phút tâm giao kêu cầu với Chúa Cha qua Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần."

Đức Thánh Cha cảnh báo, bất cứ điều gì phát sinh ngoài "4 đặc điểm trọng yếu đó" đều bị coi là lạc hướng... không có chiều kích Giáo hội." Tuy nhiên, khi có bốn đặc tính này, thì Giáo hội xác tín là có ơn đảm bảo của Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi đọc sách Công vụ Tông đồ, “trong đó chúng ta khám phá ra những động lực mạnh mẽ cho việc truyền bá phúc âm là nhờ các cộng đoàn hợp nhau cầu nguyện, xin Chúa soi sáng xem phải làm gì.” ĐTC giải thích khi cầu nguyện, chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta“ và được Chúa Thánh Linh tác động.”

Làm cho Chúa Giêsu hiện diện

Đức Thánh Cha trích dẫn Sách Giáo Lý: “Chúa Thánh Thần... linh hoạt làm cho cuộc thương khó, chết và phục sinh của Chúa Kitô luôn được sống động trong lòng Giáo Hội, những lúc cầu nguyện, hướng dẫn Giáo Hội đến sự viên mãn của chân lý và giúp mở ra những viễn cảnh mới diễn tả mầu nhiệm khôn lường cao siêu của Chúa Kitô đang linh hoạt trong đời sống Giáo Hội của Ngài, qua việc cử hành các bí tích và các công cuộc truyền giáo. " ĐTC Phanxicô cho các tác động này “là công việc của Chúa Thánh Linh hoạt động trong lòng Giáo hội: làm cho chúng ta tưởng nhớ đến Chúa Giêsu.”

Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh đây không chỉ đơn thuần là một hành động của một sự nhớ một biến cố. Vì đối với “Các Kitô hữu, việc dấn thân truyền giáo, theo ý của Chúa Giêsu là họ có trọng trách làm cho Chúa hiện diện thực sự; và nhờ Chúa Kitô, trong Thánh Thần, họ được ‘thúc đẩy’ để ra đi rao giảng và phục vụ.”

Tình yêu, cội căn của sự huyền nhiệm

Đức Thánh Cha nói: Cầu nguyện là đưa các Kitô hữu “đắm chìm” vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người và cung cấp động lực truyền giáo, để họ ra đi rao giảng Tin Mừng cho người khác. “Thiên Chúa là Thiên Chúa của và cho tất cả mọi người,” Đức Thánh Cha xác quyết, “và trong Chúa Giêsu, mọi bức tường ngăn cách được rỡ bỏ!”

Việc trao đổi tình yêu

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta và tình yêu mà Ngài mong muốn chúng ta đáp trả - là “cội căn huyền nhiệm trong cuộc đời con Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Và, đối với các Tín hữu tiên khởi cũng như ngày nay, lời cầu nguyện cho phép chúng ta đi vào các cảm nghiệm đó. Qua lời cầu nguyện, Đức Thánh Cha cho hay, mỗi Kitô hữu có thể tự mình nói nên những tâm tình như Thánh Phaolô đã viết: “Dù bây giờ tôi vẫn còn sống trong thân xác, nhưng nhờ đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu và hiến thân cho tôi.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói “chỉ trong sự thinh lặng của việc tôn thờ”, “chúng ta mới cảm nghiệm được sự thật đầy đủ của những lời này… Và lời cầu nguyện này là ngọn lửa sống động của Thánh thần trao ban cho ta sức mạnh để làm chứng và loan truyền Tin mừng Chúa.”

3. Đức Thánh Cha phê chuẩn 8 sắc lệnh liên quan đến các ứng viên trong tiến trình phong thánh

Với 8 sắc lệnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn 134 ứng viên trên đà tiến gần đến tiến trình phong thánh.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê 8 sắc lệnh phong thánh do Thánh Bộ Phong thánh đệ trình, trong đó có sắc lệnh phê chuẩn việc 127 vị tử đạo người Tây Ban Nha.

Giám mục Marcello Semeraro, Tổng trưởng thánh bộ Phong thánh, hôm thứ Hai (23/11/2020) đã đệ trình lên Đức Thánh Cha, xin ĐTC phê chuẩn.

Phép lạ

Trong số các sắc lệnh, có sắc lệnh công nhận một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đấng Đáng Kính người Ý Mario Ciceri, một linh mục của Tổng giáo phận Milan. Cha Mario sinh ngày 8 tháng 9 năm 1900 tại Veduggio (Ý) và mất ngày 4 tháng 4 năm 1945 tại Brentana Sulbiate (Ý). Với việc phê chuẩn phép lạ này Đấng Đáng kính sẽ nâng lên hàng Chân phước.

127 vị tử đạo người Tây Ban Nha

Một sắc lệnh khác công nhận việc tử đạo của 127 vị tử đạo. Cha Juan Elia Medina, một linh mục giáo phận và 126 người đồng bạn của ngài, gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha. Các ngài đã bị giết vì “lòng hận thù Đức tin” trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936 đến năm 1939. Các vị tử đạo này sẽ được phong lên hàng Chân phước.

6 sắc lệnh thừa nhận các nhân đức anh hùng

Các Sắc lệnh thừa nhận các đức tính anh hùng của các tôi tớ Chúa sau đây và tuyên dương các ngài lên bậc Đáng kính gồm:

- Tôi tớ Chúa Fortunato Maria Farina người Ý, giám mục thành Troia và Foggia. Đức cha sinh ngày 8 tháng 3 năm 1881 tại Baronissi (Ý) và mất ngày 20 tháng 2 năm 1954 tại Foggia (Ý).

- Tôi tớ Chúa Andres Manjón y Manjón, một linh mục người Tây Ban Nha thuộc Tổng Giáo phận Granada và là người sáng lập Tu hội Ave Maria. Ngài sinh ngày 30 tháng 11 năm 1846 tại Sargentes de Lora (Tây Ban Nha) và mất ngày 10 tháng 7 năm 1923, tại Granada.

- Tôi tớ Chúa Alfonso Ugolini, một linh mục người Ý thuộc Giáo phận Reggio Emilia-Guastalla. Sinh ngày 22 tháng 8 năm 1908 tại Thionville (Pháp), ngài mất tại Sassuolo (Ý) vào ngày 25 tháng 10 năm 1999.

- Tôi tớ Chúa Maria Francesca Ticchi (tên khai sinh là Clemenza Adelaide Cesira), là một nữ tu người Ý thuộc Dòng Phan sinh thánh Clara nghèo khó. Sơ sinh ngày 23 tháng 4 năm 1887 tại Belforte all'Isauro (Ý) và mất ngày 20 tháng 6 năm 1922 tại Mercatello sul Metauro (Ý).

- Tôi tớ Chúa Maria Carola Cecchin (tên khai sinh là Fiorina), một tu sĩ người Ý thuộc Dòng Nữ Thánh Giuse Benedetto thành Cottolengo. Sơ sinh ngày 3 tháng 4 năm 1877 tại Cittadella (Ý) và chết trên một chuyến tàu từ Kenya trở về Ý, ngày 1 tháng 11 năm 1925.

- Tôi tớ Chúa Maria Francesca Giannetto (tên khai sinh là Carmela), một tu sĩ người Ý thuộc Dòng Nữ Tử Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sơ sinh ngày 30 tháng 4 năm 1902 tại Camaro Superiore (Ý) và mất tại đó vào ngày 16 tháng 2 năm 1930.

Đức Thánh Cha Phanxicô tâm sự: Ba khoảng khắc cô đơn trong đời ngài

Trước khi phát hành cuốn sách mới của Đức Phanxicô cùng viết với Austen Ivereigh, tờ báo “La Repubblica” của Ý đã trích một ít ý tưởng từ tác phẩm “Chúng ta hãy ước mơ: Một con đường tương lai tốt đẹp hơn”, trong đó ĐTC đã diễn tả ba thời điểm đen tối như những khoảng khắc “Covid” cá nhân của ngài.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

“Tôi đã trải qua ba lần bị nhiễm ‘Covids’ trong đời mình: bệnh tật, Đức quốc và Córdoba.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai những khoảnh khắc cô đơn của chính ngài trong một đoạn văn được trích từ cuốn “Chúng ta hãy ước mơ: một con đường đưa dẫn tới một tương lai tốt đẹp hơn”, được phát hành hôm thứ Hai, một tác phẩm mới mà ngài cùng viết chung với Austen Ivereigh, một tác giả và cũng là một ký giả người Anh.

Một tuổi trẻ bệnh hoạn

Một thời khắc từ tuổi thơ cho tới 21 tuổi, giống như bị nhiễm Covid, ngài bị lâm bệnh tưởng chết vì chứng nhiễm trùng phổi, đang khi theo học năm thứ hai tại chủng viện ở Buenos Aires. Ngài nói rằng trải nghiệm này đã thay đổi cách ngài nhìn nhận cuộc sống và cho ngài một ý niệm hay về cách những người mắc bệnh Covid-19 cảm thấy như thế nào khi họ phải vật lộn để hít thở, nhờ vào máy trợ thở. “Tôi nhớ mình đã ôm lấy mẹ mà nói: "Mẹ hãy nói đi, có phải con sắp chết sao!"

Đức Thánh Cha cho hay hai cô y tá đã giúp ngài rất nhiều trong thời gian điều trị tại bệnh viện là: cô Cornelia Caraglio, đã cứu sống ngài, vì cô đã tăng liều thuốc cho ngài mà bác sĩ không hay biết. Một người khác, cô Micaela, đã tận tình chăm xóc cho ngài, đã cho ngài thuốc giảm đau những lúc cơn đau vật vã ngài! "Họ đã cùng chiến đấu với ngài cho đến cùng, cho đến khi ngài được bình phục!"

Đức Thánh Cha chia sẻ từ trải nghiệm cận kề cái chết đó, ngài đã học được bài học quan yếu của việc tránh xa những cái an ủi rẻ tiền. Nhiều người đã đưa ra những lời hứa suông về việc mau chóng được phục hồi, mặc dù họ có nói với một ý tốt.

Nhưng một nữ tu đã dạy ngài lúc ngài còn nhỏ là Sơ María Dolores Tortolo, vừa gặp sơ, sơ cầm lấy tay bé, hôn bé và im lặng nhìn bé. Cuối cùng sơ nói, "con giống Chúa Giêsu quá." Lời nói và sự hiện diện của sơ đã dạy ngài khi đi thăm các bệnh nhân, hãy nói càng ít càng tốt!

Cô đơn của sự thiếu hội nhập

Nhớ lại thời gian ở Đức vào năm 1986, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cảm thấy mất quân bình trong một lối sống cô đơn vì thiếu hòa nhập.

Ngài đã dành nhiều thời gian để nhìn máy bay lên xuống từ một vị trí thuận lợi là nghĩa trang Frankfurt, mà nhớ về quê hương của mình. Khi Argentina đoạt được giải vô địch của Túc cầu Thế giới (World Cup), trong thời gian đó, ngài cảm thấy một nỗi buồn cô đơn trước một chiến thắng vẻ vang mà ngài không thể chia sẻ với ai khác được...

Tự nhốt mình

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mô tả trải nghiệm Covid thứ ba của ngài trước sự cô độc xảy ra từ năm 1990 đến năm 1992, trong thời gian ngài ở Córdoba, Argentina. Ngài nói sự xa cách này là một sự chữa lành trước một sự thay đổi hoàn toàn, vì công việc và vai trò lãnh đạo của ngài.

Đức Thánh Cha đã dành một năm, mười tháng và mười ba ngày trong nhà dòng của Dòng Tên ở đó, cử hành thánh lễ, giúp giải tội và giúp linh hướng...

Ngài hầu như không ra khỏi nhà dòng, được cho là một kiểu tự giam mình, điều này đã là một lợi ích cho ngài. Ngài đã dùng thời gian này để viết và cầu nguyện rất nhiều, và khai triển các ý tưởng của ngài.

ĐTC nói, ba điều này đã xảy ra cho ngài, kể từ thời điểm đó đã ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của ngài: Đầu tiên là khả năng cầu nguyện, thứ hai là những cám dỗ mà ngài phải trải qua. Thứ ba, ngài cảm thấy Chúa đã truyền cảm hứng cho ngài để đọc tất cả 37 bộ sách của Ludwig viết về Lịch sử của các triều Thánh Cha. ĐTC chia sẻ những tài liệu đó đã giúp ngài rất nhiều trong vai trò là Vị Cha Chung, bởi vì với những hiểu biết về lịch sử của các triều Thánh Cha, giúp ngài làm quen với những gì xảy ra ở Vatican và Giáo triều Roma mà không quá ngỡ ngàng.

Đau khổ và thanh luyện

Đức Thánh Cha nói: Thời gian ở Córdoba thực sự là một thời gian thanh luyện. Thời gian đó dậy cho ngài lòng bao dung rộng lớn hơn, khả năng tha thứ, sự hiểu biết, cảm thông hơn với những người bất lực, và đặc biệt là sự kiên nhẫn.

Bài học cuối cùng này - sự kiên nhẫn - đã dạy ngài hay sự thay đổi là một động cơ và nó xảy ra trong những giới hạn nhất định, mặc dù chúng ta phải luôn để mắt đến chân trời xa như Chúa Giêsu đã làm.

Đức Thánh Cha nói thêm, ngài đã học được tầm quan trọng của việc nhận ra cái vĩ đại trong những việc nhỏ mọn, và chú ý đến cái nhỏ mọn trong những việc lớn lao. ĐTC nói, thời gian ở Córdoba là một thời gian phát triển, điều đó đã xảy ra sau một thời gian tôi luyện khắc khổ...

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ba loại Covids cá nhân này đã dạy ngài xác tín rằng sự đau khổ lớn lao có sức mạnh tôi luyện và biến đổi con người nên tốt đẹp hơn, nếu bạn cho phép chúng tôi luyện bạn.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 22/11/2020, Đức Thánh Cha chia sẻ: 'Chúng ta được vào Vương quốc của Thiên Chúa qua cánh cửa của sự phục vụ khiêm nhường'

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Chúa Kitô Vua cách trọng thể và nhắc nhở cho các tín hữu biết họ sẽ bị phán xét về tình yêu, về việc làm, về lòng trắc ẩn dành cho cận nhân và sự nâng đỡ tương kính.

(Tin Vatican)

Đánh dấu lễ mừng Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về dụ ngôn mà ngài cho là đã hé mở mầu nhiệm về Chúa Kitô.

Phát biểu trước các tín hữu đang qui tụ trong buổi đọc kinh Truyền Tin ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói “Đức Kitô là Alpha và Omega, khởi đầu và kết thúc của lịch sử” và ngài giải thích rằng phụng vụ hôm nay tập trung vào cùng tận “Omega”, cũng là mục tiêu cuối cùng.

“Ý nghĩa của lịch sử được hiểu bằng cách giữ cho đỉnh cao của nó luôn trước mắt chúng ta: mục tiêu cũng là kết thúc,” ĐTC nói.

Lấy ý từ Phúc Âm Thánh Mathêu (25: 31-46) nói về diễn từ của Chúa Giêsu về cuộc phán xét chung trong ngày thế mạc, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Đức Kitô, kẻ mà người đời kết án, nhưng trong thực tế, Đấng đó chính là vị thẩm phán tối cao. ”

Vua của vũ trụ, dịu hiền và nhân hậu

ĐTC chia sẻ: “Qua cái chết và sự phục sinh của Chúa, Chúa Giêsu biểu lộ chính Ngài là Chúa của Lịch sử, Vua của Vũ trụ, Đấng phán xét muôn loài. Cái nghịch lý Kitô giáo là vị Thẩm phán ấy không mặc xiêm y oai hùng như một vị vua trần thế, ngược lại Ngài là một mục tử hiền lành và nhân ái”.

Đức Thánh Cha giải thích trong dụ ngôn về sự phán xét chung, Chúa Giêsu xử dụng hình ảnh người chăn chiên, nhắc lại lời tiên tri của Êzêkiên, đã nói về sự bào chữa trước Thiên Chúa Cha cho dân Ngài, chống lại các đầu mục xấu xa của dân Israel. ĐTC nói, họ là những kẻ bóc lột tàn ác, thích tìm kiếm tư lợi hơn là lo cho đàn chiên.

Vì vậy, ĐTC tiếp: "Chính Thiên Chúa hứa sẽ đích thân chăm sóc cho đàn chiên của Ngài, bảo vệ chúng khỏi sự bất công và lạm dụng."

Đức Thánh Cha nói rằng lời hứa này của Thiên Chúa đã được thực hiện trọn vẹn nơi con người của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã phán: “Ta là mục tử tốt lành” (Ga 10,11,14).

ĐTC nói: “Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xác định Ngài không chỉ là người chăn chiên, mà còn đền tìm những con chiên lạc, nghĩa là tìm kiếm những anh chị em còn xa cách Ngài.

Chúng ta sẽ được xét xử theo tình yêu 'cho đi hay từ chối'

"Do đó, ĐTC nêu ra tiêu chuẩn cho sự phán xét là mọi người sẽ được xét xử trên cơ sở tình yêu cụ thể “đã cho đi hoặc khước từ bác ái yêu thương!”, vì chính Chúa, vị thẩm phán, được đồng hóa, hiện diện nơi mỗi người giữa họ."

Trích dẫn bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Chúa Giêsu phán: “những gì các ngươi không làm cho một trong những người bé nhỏ nhất này, thì các ngươi đã không làm cho Ta.”

ĐTC nói: “Chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên tình yêu, chứ không trên cảm tính, chính hành động làm cho lòng trắc ẩn trở nên gần gũi với tha nhân và tận tình giúp đỡ tha nhân.

Trong ngày tận thế, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích, “Chúa sẽ kiểm tra đàn chiên của Ngài, và Ngài sẽ phân chia rõ rệt những chiên nào thuộc về Ngài.”

Chúa sẽ hỏi chúng ta: "Các ngươi có bắt chiếc Ta trở nên người chăn chiên như chính Ta không?"

ĐTC nhấn mạnh đây là một câu hỏi mà Tin Mừng nêu ra cho chúng ta hôm nay như là tiêu chuẩn cho cuộc phán xét: “Lúc Ta gặp khó khăn, ngươi có dành một chút thời gian để giúp đỡ Ta không? Với sự trợ giúp của Ta, ngươi có nhận ra người đang cần giúp đỡ không? Trái tim ngươi có rung cảm trước nỗi đau, sự cô đơn, đau khổ của Ta không?”

Đây sẽ là tiêu chuẩn mà Chúa Kitô, Vua Vũ trụ, người đã biến mình thành con chiên cứu chuộc chúng ta, sẽ phân xử và phán xét chúng ta!

ĐTC kết thúc bài chia sẻ bằng kêu mời các tín hữu hãy khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ dạy chúng ta cách phục vụ:

“Chúng ta hãy học nơi Mẹ để được vào Vương quốc của Chúa ngay tự bây giờ qua cánh cửa của sự phục vụ khiêm nhường và quảng đại.”

Đức Thánh Cha mời gọi những người trẻ: từ cuộc sống của các con hãy kêu lên “Chúa Kitô đang sống và hiển trị!”

Bắt đầu từ năm 2021, kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới tại các giáo hội địa phương sẽ diễn ra vào Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua. Ngày Giới trẻ cấp Giáo phận được tổ chức vào những năm xen kẽ của Đại hội Giới trẻ thế giới sẽ được tổ chức.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Khi kết thúc Thánh lễ trọng mừng Chúa Kitô Vua hôm nay (22/11/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô thông báo rằng ngài đã quyết định chuyển việc cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) cấp giáo phận từ Chúa nhật Lễ Lá sang Chúa nhật lễ Chúa Kitô Vua.

Chúa Kitô là trung tâm

Khi thông báo về sự thay đổi này, Đức Thánh Cha nói: “Trung tâm của Đại hội Giới trẻ là Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc Nhân loại, như Thánh Gioan Phaolô II, người đã khởi xướng và bảo trợ các Đại hội Giớ trẻ Thế giới (WYD) luôn luôn nhấn mạnh đến”.

Các giáo phận kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới vào những năm xen kẽ giữa các sự kiện lớn, liên lục địa, diễn ra 2-3 năm một lần tại một địa điểm do Đức Thánh Cha chọn. Ngày Giới trẻ thế giới (WYD) sau cùng được tổ chức tại Thành phố Panama vào năm 2019, và Ngày Giới trẻ Thế giới kế tiếp sẽ được tổ chức tại Lisbon, dự kiến diễn ra vào năm 2022. Tuy nhiên Ngày Giới trẻ thế giới (WYD) Lisbon đã được dời đến năm 2023, vì đại dịch coronavirus.

Hãy kêu lên Chúa Kitô trị vì

Thông báo về thay đổi Ngày giới Trẻ được đề ra trước nghi lễ trao Thánh giá của Đại hội Giới trẻ thế giới (WYD) và biểu tượng Đức Mẹ Phù hộ Toàn dân thành Roma (Salus Populi Romani), một biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào ngày Chủ nhật kết thúc Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Panama, một đoàn những người trẻ của thành phố Panama đã trao Thánh giá và biểu tượng Đức Mẹ cho những người trẻ của thành hố Lisbon, một nghi thức mà Đức Thánh Cha Phanxicô cho là “một nghi lễ rất quan trọng”.

Trong lời phát biểu của mình trước khi trao Thánh giá và biểu tượng Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các bạn trẻ thân mến, hãy kêu lớn tiếng lên từ cuộc đời của chúng con rằng Chúa Kitô đang sống và hiển trị” đồng thời ĐTC nhắc lại những lời của Chúa Kitô trong Tin Mừng: “Nếu chúng con lặng thinh, thì những viên đá này sẽ la lên!”