Hồng Kông (AsiaNews) - Giá dầu giảm xuống tới mức lịch sử không chỉ ảnh hưởng đến các nước sản xuất lớn như ở Trung Đông, Nga và Hoa Kỳ, mà còn ảnh hưởng đến cả Trung Quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á.

Giá dầu giảm thường có lợi cho người sử dụng năng lượng, tuy nhiên vì các biện pháp khoá cửa kinh tế để chống lại dịch coronavirus, mức tiêu thụ cũng đã giảm kéo theo hậu quả dây chuyền về sản xuất công nghiệp.

Các công ty năng lượng của Trung Quốc, đặc biệt là các nhà máy lọc dầu lớn, đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Ảnh hưởng suy thoái xảy ra với Indonesia, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam, là những nước phụ thuộc vào việc đánh thuế xuất cảng dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu hoả.

Giá tiêu chuẩn toàn cầu gọi là Global benchmark Brent đã giảm xuống tới mức tương đương cuả một thùng dầu thô cuả Mỹ ngày nay. Trước cuộc khủng hoảng đại dịch, nó thường cao hơn giá cuả Hoa Kỳ.

Quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và nhiều nhà sản xuất lớn khác, như Nga, cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày đã không ngăn được sự trượt giá.

Mặc dù Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, nhưng họ cũng là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ năm trên thế giới và là nước lọc dầu quan trọng. Theo Hội đồng Nhà nước (nội các chính phủ), thì doanh số bán các sản phẩm tinh chế của các công ty nhà nước đã giảm 20% trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3.

Nhà sản xuất dầu lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia dự kiến doanh thu cuả ngành dầu khí sẽ giảm hơn một nửa xuống còn 7 tỷ USD. Malaysia cũng phải đối mặt với một khoảng lỗ là 16,5 tỷ ringgits (US $ 8 tỷ) từ các doanh thu liên quan đến dầu mỏ vào năm 2020.

Với giá dầu chỉ bằng 1 thùng dầu Mỹ, Tập đoàn Dầu khí cuả Việt Nam dự kiến doanh thu sẽ giảm 55 nghìn tỷ đồng (US $ 36 tỷ ) trong năm nay. Tại Thái Lan, sáu nhà máy lọc dầu chứng kiến tổng cộng 10 tỷ Bt bị mất trong quý đầu tiên của năm.

Singapore, một nước lọc dầu thô lớn khác, chứng kiến sản lượng giảm từ 10 đến 30%. Brunei cũng chịu áp lực từ giá dầu giảm: doanh thu từ dầu khí chiếm đến 2/3 GDP cuả họ.

Tương lai không có màu hồng. Các nước sản xuất và lọc dầu ở châu Á đang lo ngại rằng ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại trong quý hai của năm, họ vẫn còn phải vật lộn để được phục hồi.