Để Yêu Và Được Yêu

Lão hay uống rượu và lại còn mê số đề. Mỗi lần lão thấm men ít ai dám tới gần.

Như một “thời khoá biểu cố định”, mỗi chiều, từ khoảng ba giờ hơn cho tới bốn giờ rưỡi, lão chỉ có biết có mỗi tờ vé số và cái điện thoại thôi.

Nhưng kể cũng lạ ! Vừa dở dở ương ương lại thêm chút gàn bướng, không ai nói lão nghe. Thế mà, với mụ vợ lại không như thế. Đây là người lão một mực yêu mến và nghe lời. Đang chăm chăm dò tờ vé số mà nghe tiếng vợ than đau thấp thoáng đâu đó, lão buông tất tần tậ, hộc tốc lao về nhà chăm sóc cho vợ, như lính vâng lệnh chỉ huy xông ra chiến trường !

Ở cái tuổi sáu mươi, lão đâu có cần nữa cái nhu cầu xác thịt; chuyện ăn nằm trai gái với lão giờ đây nhằm nhò gì với cái nghĩa vợ chồng mà lão và vợ lão đã cung cúc đắp xây trải qua mấy mươi năm với không biết bao nhiêu mồ hôi lẫn nước mắt.

***

Lão nhớ cái ngày đó…

-Cô gì đó ơi!…

-Cô gì đó ơi! Cho tôi xin miếng nước!

Người con gái quay lại, đôi mắt đen tròn, long lanh như hai hạt nhãn. Ngạc nhiên nhìn người vừa gọi như gặp thấy một người ngoài hành tinh.

-Cô cho tôi xin nước…

-Anh là bộ đội Việt Nam à ?

-Vâng! Tôi là bộ đội !

-Bộ đội sao anh lại xin nước tui ! Anh đi đi…tui không dám…

-Sao lại không dám? Cô cũng là người Việt mà !

-Cô làm ơn đi ! Tôi khát lắm!

Vừa nói người đàn ông “bộ đội” lại cố gắng lê thêm mấy bước nữa lại gần. Lúc này cô gái đã nhìn thấy rõ hơn. Khuôn mặt anh rất đỗi hốc hác, dáng vẻ mệt nhọc và dường như đứng không vững. Cô gái nhìn từ đầu đến chân có vẻ e dè, tay cô vẫn không rời cái lưỡi liềm đang dùng để cắt cỏ.

Giữa cái thời buổi nhiễu nhương này, chiến tranh đang sôi sung sục, lại chỉ có hai chị em cô độc trên đất nước Campuchia, bản năng dạy cô phải luôn dè dặt; tranh tối tranh sáng biết đâu mà lần. Đang lúc phân vân chưa biết phải làm gì thì giọng anh bộ đội lại một lần nữa vang lên, đem cô về với cõi thực :

- Cô giúp tôi…

Chưa kịp nói dứt câu đã nghe đánh uỵch một cái. Anh bộ đội ngã lăn kềnh xuống đất. Lúc này cô mới nhận ra anh đang bị thương ở chân phải. Tuy đã được băng bó nhưng máu đã tuôn ra ướt đẫm cả tấm gạt và còn chảy thành dòng xuống dưới bàn chân.

Cô gái bây giờ mới phát cuống lên:

- Ông bị thương mà sao hổng nói!

Buông cái lưỡi liềm xuống, cô chạy lại đỡ anh ta lên, miệng gọi í ới:

- Chị Hai ơi ! Ra phụ em một tay, có người bị thương nè.

Từ phía sau, trong một căn chòi lá, một người phụ nữ chạy ra, tiếp tay với cô gái và dìu anh bộ đội vào nhà…

Nhờ sự chăm sóc tận tình của hai chị em cô gái ấy mà anh bộ đội đã dần tỉnh. Uống được miếng nước, ăn được chút cháo, vết thương được rửa sạch và băng bó cẩn thận nên gương mặt anh ta cũng đã dần có thần sắc hơn. Giờ đây anh bộ đội mới có thể nhìn rõ hơn khuôn mặt của hai chị em cùng “đồng bào” trên đất nước bạn.

Người chị đã khoảng trung niên, nước da hơi sạm, có lẽ vì cái nắng và cái gió của vùng biên giới này. Còn cô em thì….Anh len lén nhìn cô ta một lần nữa. Ngoài đôi mắt to tròn đen láy, cô còn có cả một gương mặt trái soan đẹp thanh thoát. Mái tóc suôn mượt trôi xuống bên ngực, đen tuyền, làm nổi bật ảnh Thánh giá bằng kim loại cô đeo trước ngực, tôn thêm nét duyên dáng và vẻ đẹp thánh thiêng…

-Ông đã tỉnh rồi, cố gắng ăn thêm chút cháo nữa cho lại sức. Còn vết thương thì phải để tui thay băng ít lần nữa mới được, không thì bị nhiễm trùng, nguy hiểm lắm.

-Cảm ơn cô. Không nhờ cô chắc tôi chết mất!

Cô gái không trả lời mà chỉ cười hóm hỉnh.

- Chết làm sao được! Cùng lắm là cưa mất cái chân thôi!

Anh bộ đội đã bị cái nụ cười của cô gái hớp cả hồn ! Người đâu đã đẹp mà nụ cười còn đẹp hơn. Anh cũng đùa vui :

-Biết đâu được ! Không chết vì cái chân bị thương thì cũng chết vì cái lưỡi liềm cắt lúa của cô ! Người đẹp mà sao cô dữ vậy trời ?

-Tui mà dữ à ? Tui dữ thì ai mà đi cứu anh…

-Thôi ! Cho tôi xin lỗi…

Cô gái không nói gì, nhưng lại nhanh chóng đi lấy bông băng và một thau nước ấm. Cô lau rửa vết thương và thay băng một cách thành thục như một y tá chuyên nghiệp…

Anh bộ đội còn phải tá túc lại nhà chị em cô gái ấy cả tuần lễ để chờ cái chân có thể đi được rồi mới trở về đơn vị.

Câu chuyện tưởng chỉ có vậy. Không đâu. Cuộc “hạnh ngộ” hoàn toàn bất ngờ, ngẫu nhiên đó, trời xui, đất khiến, đã nảy sinh một mối tình tưởng như không thể ! Vâng, mối duyên tình giữa cô gái Công Giáo dịu dàng ngoan đạo và anh bộ đội cứng cỏi vô thần ngày càng nên thắm thiết keo sơn…và họ đã nên vợ nên chồng trong một hoàn cảnh khắc nghiệt cả đạo lẫn đời !...

***

Có tiếng rên ư ử trong nhà, có lẽ là chị đang trở mình và đang lên cơn đau. Lão vội vàng bước vào nhà pha một cốc sữa, lão đem đến với giọng trìu mến :

-Nãy giờ nằm yên cũng đã lâu, giờ lại đau à ? Em uống miếng sữa cho lại sức.

-Chưa uống được đâu anh ơi !Đang đau lắm.

Chị đưa tay xoa nắn cái bụng đang trương phình to tướng, miệng hít hà mặt nhăn nhó. Lão ngồi xuống mép giường lấy khăn lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán.

Có tiếng gọi ở phía trước:

-Anh Năm ơi ! Có nhà không anh Năm ơi !

-Ai đó?

Lão vội bước ra, dáng đi khập khiễng. Không đợi lão lên tiếng, hai người phụ nữ đã vội vàng giới thiệu thăm hỏi :

- Chào anh Năm ! Tụi em ở trong xóm đây í mà ! Nghe chị bệnh đã lâu, nay tụi em mới ghé thăm chị được, chị sao rồi anh Năm ?

-À. Cảm ơn các chị. Bà nhà tui vẫn vậy, chẳng thuyên giảm tí nào chị ơi !

-Cho phép tụi em vào thăm chị nghen anh Năm!

Chỉ đợi anh Năm ừ một tiếng, hai người phụ nữ đã đến sát giường bệnh của chị Năm; kẻ thoa người bóp, miệng bắt chuyện hỏi thăm chị Năm như những kẻ thân tình ruột thịt. Thấy cuộc hàn huyên của ba người phụ nữ trong phòng đã râm ran, anh Năm bước ra ngoài lo châm thêm phích nước sôi, bỏ chút trà vào bình rồi mang vào đãi khách. Chị Năm ngạc nhiên khi thấy một người vừa thăm hỏi chị rất thân tình vừa hai tay xoa bóp liên tục; còn người phụ nữ kia thì đưa tay lên làm dấu, thinh lặng nhìn vào một cõi thánh thiêng nào đó, vẻ đăm chiêu như đang cầu khẩn điều gì. Bất chợt chị Năm lòn tay vào cổ áo, đưa ra sợi dây đeo cây Thánh giá đã cũ kỹ sạm đen. Chị cố gắng nâng cây Thánh giá lên và hôn lấy hôn để. Nước mắt chị tràn ra và chị nói với giọng thổn thức, đứt quãng:

- Các chị ơi ! Em đã xa Chúa ba mươi bảy năm rồi ! Từ ngày chúng em gặp nhau, anh ấy là bộ đội nên không theo đạo được…Em vì công việc của anh nên cũng không dám cho ai biết mình có đạo…

Chị lấy hơi rồi nói tiếp trong tiếng nấc nghẹn ngào :

- Bây giờ thì em nhớ Chúa lắm. Em sợ mất linh hồn lắm!

Những lời vừa nói như trút được gánh nặng trong lòng bao nhiêu năm qua ! Chị Năm khóc tức tưởi như một đứa trẻ. Không khí trong căn phòng như chùng lại. Hai người phụ nữ cũng bất ngờ trước tình huống, nên chưa biết dùng lời gì để an ủi chị Năm.

Tiếng sụt sùi ngoài cửa phòng làm cho cả ba người phụ nữ giật mình quay về hướng đó. Anh Năm đứng đó tự bao giờ với đôi mắt đẫm lệ. Anh tiến dần đến bên giường bệnh, giọng anh như khẩn thiết :

-Anh sẽ làm tất cả vì em! Thủy ạ. Cả một đời em đã cho anh, em đã vì anh. Thì hà cớ gì lúc này anh không thể bù đắp cho em được!

Vừa vò đầu, vừa dơ tay lên như một lời đoan thệ, anh tiếp :

- Anh sẽ làm tất cả vì yêu em và để được em yêu anh mãi mãi Thủy ạ !

Hai người phụ nữ lặng thinh, không dám thở mạnh; dường như sợ phá đi giây phút ấm áp của hai vợ chồng già nhưng vẫn ắp đầy yêu thương và hạnh phúc.

Tháng Mân Côi đã về. Tôi được Cha xứ giao cho nhiệm vụ hướng dẫn anh Năm học giáo lý. Học hằng ngày tại nhà anh, vì căn bệnh của chị ngày một kéo dài và ngày càng nặng hơn. Anh vừa chăm sóc chị lại vừa học giáo lý. Với cái tuổi lục tuần, nhưng anh vẫn còn rất sáng dạ. Tiếp thu rất nhanh và mỗi ngày niềm tin càng xác tín. Chỉ với ba tuần lễ mà anh như đã lột xác thành một con người khác. Anh không còn bi quan yếm thế nhìn căn bệnh nan y của chị, nhưng thay vào đó là niềm cậy trông vững vàng và sẵn sàng đón nhận. Không còn trút sầu vào rượu mà thay vào đó là những giờ phút tĩnh lặng ngồi bên bàn thờ Chúa để cùng chị lần chuỗi đọc kinh, cầu nguyện. Còn chị, tuy cơn đau mỗi ngày một dồn dập hơn nhưng chị đã cố gắng trong niềm vui và tín thác. Tuy biết mình sẽ không qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo nhưng chị vẫn hy vọng vào một cuộc sống vĩnh hằng mai sau. Anh và chị từng ngày đợi chờ phút giây được đón nhận các bí tích và trở thành con cái trọn vẹn trong nhà Chúa.

Và ngày ấy đã đến !

Hôm ấy trời mưa tầm tã. Cơn mưa cuối cùng nơi “đất phương Nam”, miền đất hai mùa mưa nắng, rầm rập như hối hả trút hết nước cho xong để chuyển mình sang mùa mới.

Chị Năm đã bỏ ăn hai ngày rồi, và trở mình đau đớn liên tục giữa những ngày mưa chuyển mùa ấy. Dù mưa to gió lớn, nhưng Cha xứ cũng đội mưa mà đi đến với anh chị Năm. Một chiếc bàn trải khăn trắng muốt, trên đặt ảnh chuộc tội giữa hai cây nến trắng cháy sáng. Cha xứ đã cử hành các Bí tích khai tâm Kitô giáo cho anh Năm, giải tội và Xức Dầu Bệnh Nhân cho chị Năm và cử hành Bí tích hôn phối cho hai anh chị.

Thỏa nguyện tâm tình, anh chị khao khát cho nhau là để yêu nhau và được yêu nhau dù một trong hai đang đứng trước giờ sinh tử.

Sau khi được lãnh nhận các Bí tích, anh Năm chia sẻ với chúng tôi :

- Giờ này tôi mới thấy thật sự bình an. Và bắt đầu từ hôm nay tôi mới cảm nhận được chúng tôi là đôi vợ chồng chính thức !

Một tuần lễ sau thì chị đã nhẹ nhàng trút hơi thở trong vòng tay của anh và giữa những tiếc thương của cộng đoàn giáo xứ. Thánh lễ an táng của chị được tổ chức trang trọng theo nghi thức Công Giáo, cả cộng đoàn giáo xứ đã đón nhận chị, một người con lạc lối trở về và đón nhận anh, người công nhân giờ thứ mười một.

Năm nay, nơi nghĩa trang của giáo xứ có một lão già đã hom hem, nhưng lại có mặt rất sớm từ những ngày cuối tháng Mân Côi để chuẩn bị bước vào “mùa Các Đẳng”. Lão lau chùi kỹ lưỡng từng chút bụi bẩn trên nấm mộ vẫn còn rất mới. Lão thay hoa mới, thắp hai ngọn nến hai bên và ngồi bên mộ mà lần chuỗi Mân Côi. Hoà trong cơn gió nhẹ, thấp thoáng đâu đó những lời thì thầm :

Anh cảm ơn em ! Để yêu em và được yêu em là một hạnh phúc lớn lao cho anh. Nhưng lớn hơn nữa là qua mối tình nầy, anh mới được khám phá và đáp lại một tình yêu vĩ đại. Vâng, để anh yêu Chúa và được Chúa yêu anh. Chúa yêu vợ chồng mình, em nhỉ !

Têrêsa Hoàng Thị Ngọc Dược (Nữ tu MTG.QN)

Những ngày Mùa Chay 2019

ĐỂ YÊU VÀ ĐƯỢC YÊU

Truyện ngắn – Têrêsa Hoàng Thị Ngọc Dược

Lão hay uống rượu và lại còn mê số đề. Mỗi lần lão thấm men ít ai dám tới gần.

Như một “thời khoá biểu cố định”, cứ khoảng chừng ba giờ hơn cho tới bốn giờ rưỡi chiều, lão chỉ có biết có mỗi tờ vé số và cái điện thoại thôi.

Người đã dở hơi lại thêm bướng bỉnh và cố chấp. Không ai nói lão nghe… ngoài mụ vợ ! Mà thiệt, người như thế, nhưng lại là kẻ thương vợ và nghe lời vợ tất tần tật. Đang dò tờ vé số mà nghe tiếng vợ lão than đau thấp thoáng đâu đó, lão buông tất cả mọi sự, hộc tốc lao về chăm sóc cho vợ.

Ở cái tuổi sáu mươi, lão đâu có cần nữa cái nhu cầu xác thịt; chuyện ăn nằm trai gái giờ trở thành tầm thường kệch cởm trước cái nghĩa vợ chồng mà lão và vợ lão đã chung tay đắp xây gầy dựng trải qua mấy mươi năm với không biết bao nhiêu mồ hôi và cả nước mắt.

Lão nhớ cái ngày đó….

-Cô gì đó ơi!…

-Cô gì đó ơi! Cho tôi xin miếng nước!

Người con gái quay lại, đôi mắt to tròn như hai hạt nhãn. Tròn mắt nhìn người vừa gọi như một kẻ xa lạ đến từ một thế giới khác.

-Cô cho tôi xin nước…

-Anh là bộ đội Việt Nam à?

-Vâng! Tôi là bộ đội!

-Bộ đội sao anh lại xin nước tui! Anh đi đi…tui không dám…

-Sao lại không dám? Cô cũng là người Việt mà!

-Cô làm ơn đi! Tôi khát lắm!

Vừa nói người đàn ông lại cố gắng lê thêm mấy bước nữa lại gần. Lúc này cô gái đã nhìn thấy rõ hơn, khuôn mặt anh bộ đội này đang rất đỗi hốc hác, dáng vẻ mệt nhọc và dường như đứng không vững. Cô gái nhìn từ đầu đến chân có vẻ e dè, tay cô vẫn không rời cái lưỡi liềm cô đang dùng để cắt cỏ.

Giữa cái thời buổi nhiễu nhương này, chiến tranh đang sôi sung sục, lại sống

cô đơn trên đất nước Campuchia, bản năng dạy cô phải luôn dè dặt, tranh tối tranh sáng biết đâu mà lần.Đang lúc phân vân chưa biết phải làm gì thì giọng anh bộ đội lại một lần nữa gọi cô về với thực tế:

- Cô giúp tôi….

Chưa kịp nói dứt câu đã nghe đánh uỵch một cái.Anh bộ đội ngã lăn kềnh xuống đất. Lúc này cô mới nhận ra là anh đang bị thương ở chân phải.Tuy đã được băng bó nhưng máu đã tuôn ra ướt đẫm cả tấm gạt và còn chảy thành dòng xuống dưới bàn chân.

Cô gái bây giờ mới phát cuống lên:

- Ông bị thương sao mà hổng nói!

Buông cái lưỡi liềm xuống,cô chạy lại đỡ anh ta lên, miệng gọi í ới:

- Chế ơi! Ra phụ em một tay, có người bị thương nè.

Từ phía sau, trong một căn chòi lá ở xa xa, có một người phụ nữ nữa chạy ra, tiếp tay với cô gái và dìu anh bộ đội vào nhà.

Nhờ sự chăm sóc tận tình của hai chị em cô gái ấy mà anh bộ đội dã dần tỉnh.Uống được miếng nước, ăn được chút cháo, vết thương được rửa sạch và băng bó cẩn thận nên gương mặt anh ta cũng đã dần có thần sắc hơn.Giờ đây anh bộ đội mới có thể nhìn rõ hơn khuôn mặt của hai chị em họ.Người chị đã khoảng trung niên, nước da hơi sạm, có lẽ vì cái nắng và cái gió của vùng biên giới này.

Còn cô gái thì,…Anh len lén nhìn cô ta một lần nữa.Ngoài đôi mắt to tròn đen láy, cô còn có cả một gương mặt trái soan đẹp thanh thoát. Mái tóc suôn mượt vén xuống bên ngực, đen tuyền, làm nổi bật Thánh giá bằng kim loại cô đeo trước ngực, tôn thêm nét duyên dáng và vẻ đẹp thánh thiêng…

-Ông đã tỉnh rồi, cố gắng ăn thêm chút cháo nữa cho lại sức. Còn vết thương thì phải để tui thay băng ít lần nữa mới được, không thì bị nhiễm trùng, nguy hiểm lắm.

-Cảm ơn cô. Không nhờ cô chắc tôi chết mất!

Cô gái không trả lời mà chỉ cười hóm hỉnh.

- Chết làm sao được! Cùng lắm là cưa mất cái chân thôi!

Anh bộ đội đã bị cái nụ cười của cô gái hớp cả hồn! Người đâu đã đẹp mà nụ cười còn đẹp hơn. Anh cũng đùa vui:

-Biết đâu được!Không chết vì cái chân bị thương thì cũng chết vì cái lưỡi hái của cô!Sao cô dữ thế?

-Tui mà dữ à? Tui dữ thì ai mà thèm cứu anh…

-Thôi! Cho tôi xin lỗi.

Cô gái không nói gì, nhưng lại nhanh chóng đi lấy bông băng và một thau nước ấm. Cô lau rửa vết thương và thay băng một cách thành thục như một y tá chuyên nghiệp

Anh bộ đội còn phải tá túc lại nhà cô gái ấy tuần lễ để chờ cái chân có thể đi được rồi mới trở về đơn vị. Nhờ vậy mà một mối tình tưởng như không thể đã bắt đầu nhen nhúm giữa cô gái ngoan đạo và anh bộ đội ngày càng nên thắm thiết keo sơn…

Có tiếng rên ư ử trong nhà, có lẽ là chị đang trở mình và đang lên cơn đau. Lão vội vàng bước vào nhà pha một cốc sửa, lão đem đến với giọng trìu mến:

-Nãy giờ nằm yên cũng đã lâu, giờ lại đau à? Em uống miếng sửa cho lại sức.

-Chưa uống được đâu anh ơi!Đang đau lắm.

Chị đưa tay xoa nắn cái bụng đang trương phình to tướng, miệng hít hà mặt nhăn nhó.Lão ngồi xuống mép giường lấy khăn lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Có tiếng gọi ở phía trước:

-Anh Năm ơi! Có nhà không anh Năm ơi!

-Ai đó?

Lão vội bước ra, dáng đi khập khiểng. Không đợi lão lên tiếng, hai người phụ nữ đã vội vàng giới thiệu thăm hỏi:

- Chào anh Năm! Tụi em ở trong xóm đây í mà!Nghe chị bệnh đã lâu, nay tụi em mới ghé thăm chị được, chị sao rồi anh Năm?

-À. Cảm ơn các chị. Bà nhà tui vẫn vậy, chẳng thuyên giảm tí nào chị ơi!

-Cho phép tụi em vào thăm chị nghen anh Năm!

Chỉ đợi anh Năm ừ một tiếng, hai người phụ nữ đã đến sát giường bệnh của chị Năm, kẻ thoa người bóp, miệng bắt chuyện hỏi thăm chị Năm như là người thân đã lâu năm. Thấy câu chuyện của ba người phụ nữ trong phòng đã râm ran, anh Năm bước ra ngoài lo châm thêm phích nước sôi, bỏ chút trà vào bình rồi mang vào đãi khách.Chị Năm ngạc nhiên khi thấy một người vừa thăm hỏi chị rất thân tình vừa hai tay xoa bóp liên tục, còn người phụ nữ kia thì đưa tay lên làm dấu thinh lặng nhìn vào một cõi thánh thiêng nào đó mà đăm chiêu như đang cầu khẩn điều gì. Bất chợt chị Năm lòn tay vào cổ áo, đưa ra sợi dây đeo cây Thánh giá đã cũ kỹ sạm đen.Chị cố gắng nâng cây Thánh giá lên và hôn lấy hôn để. Nước mắt chị tràn ra và chị nói với giọng thổn thức, dứt quãng:

-Chị ơi!em đã xa Chúa ba mươi bảy năm rồi!

-Từ ngày chúng em gặp nhau, anh ấy là bộ đội nên không theo đạo được…Em vì công việc của anh nên cũng không dám cho ai biết mình có đạo…

-Bây giờ thì em nhớ Chúa lắm. Em sợ mất linh hồn lắm!

Như trút được gánh nặng trong long bao nhiêu năm qua, chị Năm khóc tức tưởi như một đứa trẻ. Không khí trong căn phòng như chùng lại. Hai người phụ nữ cũng bất ngờ trước tình huống,nên chưa dùng lời gì để an ủi chị Năm.

Tiếng sụt sùi ngoài cửa phòng làm cho cả ba người phụ nữ giật mình quay về hướng đó.Anh Năm đứng đó tự bao giờ với đôi mắt ướt sủng nước. Anh tiến dần đến bên giường bệnh, giọng anh như khẩn thiết:

-Anh sẽ làm tất cả vì em! Thủy ạ.Cả một đời em đã cho anh, em đã vì anh. Thì hà cớ gì lúc này anh không thể bù đắp cho em được!

- Anh sẽ làm tất cả vì yêu em và để được em yêu anh mãi mãi Thủy ạ!

Hai người phụ nữ lặng thinh, không dám thở mạnh, dường như sợ phá đi giây phút ấm áp của hai vợ chồng già nhưng vẫn ắp đầy yêu thương và hạnh phúc.

Tháng Mân Côi đã về.Tôi được Cha xứ giao cho nhiệm vụ hướng dẫn anh Năm học giáo lý. Học hằng ngày tại nhà anh, vì căn bệnh của chị ngày một kéo dài và ngày càng nặng hơn. Anh vừa chăm sóc chị lại vừa học giáo lý. Ở cái tuổi lục tuần như anh rất sáng dạ. Tiếp thu rất nhanh và mỗi ngày niềm tin càng xác tín. Chỉ với ba tuần lễ mà anh như đã lột xác thành một con người khác. Anh không còn bi quan yếm thế nhìn căn bệnh nan y của chị, nhưng thay vào đó là niềm cậy trông vững vàng và sẵn sàng đón nhận. Anh không còn trút sầu vào rượu mà thay vào đó là những giờ phút tĩnh lặng ngồi bên bàn thờ Chúa để cùng chị cầu nguyện.Còn chị, tuy cơn đau mỗi ngày một dồn dập hơn nhưng chị đã cố gắng trong niềm vui và tín thác. Tuy biết mình sẽ không qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo nhưng chị vẫn hy vọng vào một cuộc sống vĩnh hằng mai sau. Anh và chị từng ngày đợi chờ ngày được trở về và trở thành con cái Chúa.

- Ngày ấy cũng đã đến, hôm ấy trời mưa tầm tã. Cơn mưa cuối cùng cũng ầm ì như trút hết nước cho xong một mùa mưa để chuyển mình sang mùa nắng ở cái miền đất hai mùa mưa nắng này. Chị Năm đã bỏ ăn hai ngày rồi, và trở mình đau đớn liên tục giữa ngày mưa ấy. Tuy dù mưa to gió lớn, nhưng Cha xứ chúng tôi cũng đội mưa mà đi đến với anh chị Năm. Một chiếc bàn trải khăn trắng muốt, trên đặt ảnh chuộc tội giữa hai cây nến trắng cháy sáng. Cha xứ đã cử hành các Bí tích khai tâm kito giáo cho anh Năm, giải tội và Xức Dầu Bệnh Nhân cho chị Năm và cử hành Bí tích hôn phối cho hai anh chị. Thỏa nguyện tâm tình, anh chị khao khát cho nhau là để yêu nhau và được yêu nhau dù một trong hai đang đứng trước giờ sinh tử.

Sau khi được lãnh nhận các Bí tích, anh Năm chia sẻ với chúng tôi:

- Giờ này tôi mới thật sự thấy bình an. Và bắt đầu từ hôm nay tôi mới thấy được vợ chồng tôi là chính thức.

Một tuần lễ sau thì chị đã nhẹ nhàng trút hơi thở trong vòng tay của anh và trong vòng tay của cộng đoàn giáo xứ. Thánh lễ an táng của chị được tổ chức trang trọng theo nghi thức Công Giáo, cả cộng đoàn giáo xứ đã đón nhận chị, một người con tha phương trở về và đón nhận anh, người công nhân giờ thứ mười một.

Năm nay, nơi nghĩa trang của giáo xứ có một lão già đã hom hem nhưng lại có mặt rất sớm từ những ngày cuối tháng Mân Côi.Lão lau chùi kỹ lưỡng từng chút bụi bẩn trên nấm mộ.Lão thay hoa mới rồi thắp hai ngọn nến hai bên và ngồi bên mộ mà lần chuỗi Mân Côi. Tôi nghe được tiếng lão thì thầm:

Anh cảm ơn em! Để yêu em và được yêu em là một hạnh phúc lớn lao cho anh. Nhưng lớn hơn nữa là nhờ yêu và nhờ được yêu em, anh mới được khám phá và đáp lại, để anh yêu Chúa và được Chúa yêu anh. Chúa yêu vợ chồng mình, em nhỉ!

Thật vậy.Tình yêu Ki-tô giáo là thế đấy.Tình yêu đó không còn biên giới, không còn khoảng cách giữa người với người nữa. Nó biến chúng ta trở nên một trong Đức Ki-tô. Vì thế khi chúng ta sống và phục vụ cho những anh em của chúng ta là chúng ta sống và phục vụ cho chính chúng ta vậy.

Nữ tu Têrêsa Hoàng Thị Ngọc Dược