Isaia 62: 1-5; Tvịnh 95; 1 Côrintô 12: 4-11; Gioan 2: 1-11

Chúng ta sẽ nghe đọc thơ thứ nhất của thánh Phaolô gởi cho giáo hữu Corintô từ nay cho đến tháng Ba. Vậy hãy nghe giảng về thơ đó. Linh mục giảng có thể chú trọng đến sự hợp nhất và sự khác biệt trong giáo hội. Thành phố Corintô giống như nhiều thành phố thời nay. Dân chúng đông đảo với bao nhiêu người từ các nơi trên thế giới đến. Thành phố giàu sang và cũng có nhiều người nghèo khó, nhiều người trong số đó là người nô lệ. Thánh Phaolô đi giảng ở đó, và có nhiều người giàu và người nghèo theo ông ta. Nhiều đoạn văn trong thơ đó tỏ ra có những xung đột trong nội bộ của cộng đoàn tín hữu (1: 11-12; 1: 19-2:10; 6: 1-11). Ngoài những chống đối bên trong cộng đoàn lại còn có sự bao vây của những người không có đức tin. Bởi thế người tín hữu cố gắng gìn giữ đức tin để không bị chi phối bởi những tín ngưởng và tập quán ngoại lai. Cũng như chúng ta, cộng đoàn Côrintô tìm cách giải quyết những vấn đề nội bộ và bên ngoài đe dọa sự hợp nhất và sức sống của giáo hội.

Theo trình tự các bài trích từ thư thứ nhất Côrintô. Hôm nay bài đọc bắt đầu trích với đoạn 12. Bài này nói về sự hợp nhất trong cộng đoàn tín hữu. Câu nói về "ân huệ cúa Thần Khí", "hình thức phục vụ", và các hình thức khác trong cộng đoàn. Cộng đoàn tỏ vẻ không hiểu ân huệ của Thiên Chúa. Hãy chú ý, thánh Phaolô nói đi nói lại về các ân huệ riêng là do "bởi Thần Khí" . Một cách giúp hiểu đoạn văn là hãy nghĩ đến "đặc sủng Thần Khí" như "từng người riêng" thiêng liêng. Thần Khí hoạt động qua từng người để phục vụ cộng đoàn. Trong bài đọc hôm nay, thánh Phaolô nhấn mạnh về sự đa dạng trong việc phục vụ cộng đoàn. Nhưng, 4 câu đầu của chương 12 được trích trong bài đọc hôm nay nhấn mạnh về căn bản của sự khác biệt đó: ân huệ thứ nhất của Thần Khí là đức tin dể loan truyền "Đức Giêsu là Chúa". Ân huệ căn bản này giúp chúng ta hợp nhất với nhau trong tất cả mọi sự khác biệt và vận dụng khác nhau.

Cũng như tín hữu Côrintô, chúng ta biết ý thức về sự đa dang của mổi chúng ta khi chúng ta cùng tụ tập với nhau để thi hành phụng vụ. Để đối chiếu với sự khác biệt, có người chọn đi một nhà thờ khác, hay gia nhập vào một cộng đoàn nhỏ bé hơn, để có cảm tưởng chung với "những người giống chúng ta". Nghe có vẻ như chúng ta đang bình đẳng với nhau chia sẻ một đức tin vào Chúa Giêsu Kitô qua Thần Khí. Nhưng, Phaolô nói đó chính là căn bản cho sự hiệp nhất của chúng ta. Chúng ta có thể từ các đảng phái chính trị khác nhau: (bao nhiêu người đã bỏ phiếu cho ông Trump, bao nhiêu người đã bỏ phiếu cho bà Clinton?); hay như từ các điều kiện kinh tế khác nhau: (ai đi nhà thờ với xe hơi sang trọng, ai đi với xe nhỏ, hay ai đi bộ?); hay nhóm tuổi khác nhau: (người có tóc hoa râm, người sói đầu, hay người có tóc xỏa dài giống như đang quảng cáo cho dầu gội); Khác chủng tộc như: (người da đen, da nâu, da vàng, da trắng, hay lẫn lộn); Khác về học thức: như: (người có bằng cấp cao, người có công việc, hay người mới vào làm việc) v.v... (Lm. giảng có thể nói rõ sự khác biệt đó dựa theo cộng đoàn Côrintô). Sự khác biệt đó làm chúng ta ngạc nhiên khi bước vào nơi phụng vụ.

Khi có sự căng thẳng xãy ra, chúng ta nên nhớ dù việc đó có khó khăn đi nữa, chúng ta cũng đều lên tiếng tuyên xưng đức tin vào một Đức Chúa. Theo lời thánh Phaolô toàn thể cộng đoàn được hợp nhất trong cùng một đức tin, để cùng nhau tuyên xưng "Đức Giêsu là Chúa" ( 12:3) Chúng ta không thể quên rằng Ngài là lý do của sự hợp nhất là khởi nguồn của sự liên kết dân chúng. Tất cả những điều chúng ta làm để hợp nhất với nhau là: tha thứ cho nhau; kiên nhẫn với nhau; thông cảm với nhau; thương yêu nhau, và luôn luôn uốn lưởi nhiều lần mỗi khi muốn nói lời gì không tốt - tất cả những điều này là bởi Chúa Giêsu Kitô là trọng tâm của sự hòa hợp chúng ta và hằng để ý đến chúng ta. Người nào hay việc gì có lực giúp chúng ta không bị chia rẻ bởi các áp lực bên ngoài? Nhất là những lúc này, khi giáo hội gặp nhiều khó khăn! Chúng ta là một giáo hội tôn vinh Thiên Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúng ta mừng tất cả những gì Thần Khí chiếu tỏa qua từng người một. Thần Khí gây nên tất cả những việc này, chia cho từng người theo ý Thấn Khí muốn. Đó là Thần Khí ban cho chúng ta tiếng nói để loan báo đức tin chung của chúng ta " Đức Giêsu là Chúa".

Thật là điều lạ, bắt đầu các Chúa Nhật thường niên với bài phúc âm hôm nay. Bài này không đi theo cùng với các bài khác. Trong năm phụng vụ này chúng ta sẽ nghe phúc âm thánh Luca đọc vào các ngày Chúa Nhật. Thế mà hôm nay chúng ta lại nghe phúc âm thánh Gioan. Bài phúc âm này có khởi đầu cho các bài phúc âm trong các Chúa Nhật sau hay không? Thiên Chúa có đến như ngôn sứ Isaia hứa trong bài đọc thứ nhất để kết hợp với dân chúng hay không? Và có phải Chúa Giêsu là dấu chỉ vị hôn thê hay không? Có thể lễ cưới ở Cana là câu chuyện tốt nhất để mở đầu, vì câu chuyện nói về thánh ý Thiên Chúa muốn sống chung với chúng ta. Tất cả những lời nói và hành động của Chúa Giêsu trong những ngày Chúa Nhật sắp tới sẽ tỏ ra là Thiên Chúa đến với chúng ta như một tình nhân tìm đến người yêu. Không phải chỉ nói đến một người yêu thôi, vì lễ cưới là việc của cộng đoàn. Cộng đoàn sẽ mừng tình yêu thương mới đó với Thiên Chúa. Chúng ta không đủ rượu, không có phương tiện để ăn mừng, vì thế Thiên Chúa đến và cho chúng ta lý do để mừng - một rượu mới trong một thời mới.

Câu chuyện nói nhiều hơn là làm nước biến thành rượu. Đó là "dấu chỉ" và mỗi "dấu chỉ" là một hiển linh, nghĩa là "chứng tỏ vinh quang". Sự chứng tỏ Chúa Giêsu là ai, để dân chúng có thể chấp nhận Ngài và sự gần gũi của Thiên Chúa mà Ngài sai đến. Vì nhũng người họp nhau để mừng lễ, không có đủ phương tiện để mừng, và Chúa Giêsu giúp họ mừng việc Thiên Chúa đến gần (Hôm nay Isaia nói: "Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ. Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rê, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ". Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến gần, và cho chúng ta lý do và phương tiện để vui mừng. Thiên Chúa đã giữ rượu ngon nhất đến cuối lễ cưới. Một người bình luận là người nói lời trong Kinh Thánh có thể đã xem phim "Lễ Babette" như là một cách cảm thấy ý nghĩa của câu chuyện trong bài phúc âm về rượu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd SUNDAY -C-
Isaiah 62: 1-5; Psalm 96; 1 Corinthians 12: 4-11; John 2: 1-11

We will have readings from 1 Corinthians this Sunday till early March. Why not consider at least one preaching from it? The preacher might want to focus on the unity and diversity of the church. Corinth resembled a lot of our modern cities. It was cosmopolitan, with people from all over the world. It had the extremes of great wealth and a very large poor population, many of whom were slaves. Paul preached there and he got followers from among both the rich and poor. Several passages show that there were internal conflict and problems in the Christian community (1: 11-12; 1: 19-2: 10; 6: 1-11). In addition to the internal struggles in the faith community, they were surrounded by non-believers and so struggled to keep the faith – a faith which was bombarded by foreign beliefs and practices. Just as we, the Corinthian community had to deal with both internal and external issues that threatened its vitality and unity.

The series of Sunday readings from 1 Corinthians begins with today’s selection from chapter 12. It is about order in the Christian assembly. The question concerns "spiritual gifts," "forms of service" and the different shapes they take in the community. The community has shown an ignorance of God’s gifts. Notice how often Paul repeats that the individual’s gifts are "by the Spirit." One way of getting a handle on the passage is to think about spiritual "gifts" as spiritual "persons." The Spirit works through individuals to benefit the community. In today’s section, Paul is stressing the diversity that shows itself in the community. But, the first four verses of chapter 12 (prior to today’s passage), state the fundamental on which diversity is possible: the first gift of the Spirit is the faith to profess, "Jesus is Lord." This fundamental gift holds us together in all our diversity and struggles with differences.

Like the Corinthians, we are very aware of our diversity each time we gather for worship. In reaction to the differences, people sometimes choose to go to a particular church, or join a smaller community, so as to be with people who are "just like us." It sounds like a platitude to say we share one faith in Jesus Christ through the Spirit. But Paul is saying that is the real basis for our unity. We may come from different political camps (how many voted for Trump, how many for Clinton?); economic backgrounds (who came to church in big SUV’s and who came in battered pick-up trucks this morning – or had to walk?); age groups (how many have grey hair, no hair, or look like a shampoo ad with a full head of tresses?); races (brown, black, white, red, yellow, mixed?); education (with framed advanced, or professional degrees in their offices, or those barely able to sign their names?) etc. (The preacher can specify the differences based on your own "Corinthian community.") The differences may be what first strike us as we enter our places of worship.

When the inevitable tensions arise, we will need to remember, as hard as it is (!), that we profess faith in the same Lord. Underlying Paul’s argument in Corinthians is that the whole community is united by the same faith, the same profession that "Jesus is Lord" (12:3). We can’t forget the One who is the reason for this crazy mix of people. All we do to hold together – the forgiveness, patience, understanding, love, and all the times we bite our tongues, or decide we have to speak up – all this is because of Jesus Christ, our convener, our focus. Who, or what else, would have the power to keep us from bursting apart under the pressures? Especially these crisis days for our Church! We are a church that celebrates God’s Word and Eucharist. We celebrate all the diverse ways the Spirit shines through each individual, the Spirit who "produces all of these, distributing them individually to each person as the Spirit wishes." It is this Spirit who gives us the voice to express our common faith, "Jesus is Lord."

Strange to begin the "Ordinary Sundays" with today’s Gospel passage. It is out of sequence. On the Sundays through this liturgical year, we will be hearing from Luke, yet today we begin the season with John. Does this Gospel set up the subsequent Sundays? Has God come, as Isaiah promises in the first reading, to espouse a people? And is Jesus the sign that this espousal is taking place? Maybe the wedding feast of Cana is the best story to begin with since it speaks so richly of God's desire to be one with us. All Jesus' words and actions in forthcoming Sundays will show God's reaching out as a lover to the beloved. Not to just an individual beloved either; for the wedding is a community affair. The community will celebrate this new bond with God. We had run out of wine, did not have the means to celebrate, so God enters the scene and gives us reason to celebrate – a new wine in a new age.

The story is about more than turning water into wine. It is a "sign" and each "sign" is an epiphany (i.e. "reveal his glory"), a manifestation of who Jesus is, so that people would accept him and the nearness of God that he brings. For gathered are the people wanting to celebrate, but not having the means to do that. Jesus makes possible our celebration of God's nearness. (Isaiah voices it today, "As a young man marries a young woman, so shall your builder marry you, and as the bridegroom rejoices over the bride, so shall your God rejoice over you.") In Jesus, God has come close, and given us the reason and the means to celebrate. God has saved the best wine till last. One commentator suggests that scriptural reflection groups might view the movie "Babette’s Feast," as a way of feeling the significance of this Gospel tale of wine and celebration.