Giêrêmia 31: 7-9; Tvịnh 125; Do Thái 54: 1-6;Máccô 10: 46-52

Đôi khi trong đời sống của một con người quá gian khó, người đó đã cầu nguyện trong thời gian lâu dài nhưng không thấy có kết quả gí, nên họ trở nên trầm trì trong tâm tình "Tôi còn gì để cầu xin nữa. Tôi đã cầu nguyện hết sức rồi! Thiên Chúa đã nghe tôi tâm tình rất nhiều về hoàn cảnh của tôi. Tôi không còn gì dể nói nữa!" Trong những lúc này, chúng ta hãy nên nghe lời ngôn sứ Giêrêmia để được an ủi.

Có rất nhiều bài trích trong sách ngôn sứ Isaia được đọc trong suốt năm phụng vụ, nhất là trong mùa Chay và mùa Vọng. Nhưng chúng ta ít nghe đọc về sách của ngôn sứ Giêrêmia. Thật đáng tiếc, vì ngôn sứ Giêrêmia đã chịu nhiều đau khổ trong nhiệm vụ tiên tri của mình, nên ông nói về kinh nghiệm của ông cho những người cùng hoàn cảnh khó khăn như ông.

Sách ngôn sứ Giêrêmia có một lời bình luận khá bi quan về sự suy giảm đạo đức của những người sống cùng thời với ông. Ông rao giảng về ý Chúa trong thời gian lưu đày ở Babylon, thật là một thông điệp không ai ưa thích, khi nói về sự lưu đày là do bởi dân chúng không sống trung thành theo đúng giao ước mà Đức Chúa đã làm với họ. Điều này không làm cho ông Giêrêmia có nhiều bạn bè trong số những người Do thái. Hôm nay bài trích sách Giêrêmia mang đến một sự thay đổi trong lời rao giảng của ông. Dân chúng thấy ông Giêrêmia nhắc đến đời sống lưu đày. Đem đến cho họ nhiều đau khổ vì sự bất trung của họ đối với Thiên Chúa. Họ không muốn nghe lời của ngôn sự nói lên để cảnh cáo họ. Và bây giờ họ phải làm gì khi đứng trước sự xét xử của Thiên Chúa? Họ không có gì để tự bào chữa, và họ bất lực. Sau khi họ rời khỏi Thiên Chúa họ không còn gì cả.

Có thể, trong lúc khốn cùng, họ đã rời xa Thiên Chúa và ngưng cầu nguyện. Dân Do thái khi sống nơi lưu đày có thể là lời nhắc nhở cho một số ngươi trong chúng ta về hoàn cảnh của chúng ta. Sau khi xa rời Thiên Chúa và và lưu lạc trong trần thế, chúng ta cảm thấy như bị tù túng trong tình cảnh như lúc bị lưu đày, thì làm sao chúng ta tìm thấy được sự tự do? Chúng ta có thể nói gì với Đức Chúa để tự bào chữa chúng ta? Đây là một gợi ý: chúng ta có thể giữ thinh lặng và nghe Thiên Chúa đang nói với chúng ta.

Bài đọc I hôm nay được gọi là trích từ sách gọi là "sách an ủi" (đoạn 30-31). Phần nhiều hai đoạn sách này nói đến yếu tố của sự cứu rỗi là từ tin mừng. Ngôn sứ Giêrêmia nói với dân chúng việc ở kiếp lưu đày, không vì ông kết án nhưng do danh thánh Đức Chúa tuyên phán. Thật thế, Đức Chúa đã nhận thấy hoàn cảnh yếu đuối của họ nên đến để giải cứu cho tất cả mọi người sống trong lưu đày. Điều gì làm Thiên Chúa hành động như thế: có phải là lời cầu nguyện và đời sống đạo đức của dân chúng hay không? Không đâu. “Lý do” để Đức Chúa muốn cứu họ là do Ngài nhận thấy sự yếu đuối của họ và Ngài đến để cứu những con dân mà Ngài hằng yêu mến.

Nếu chúng ta ở trong tình trạng bị ràng buộc, một hoàn cảnh mà tự chúng ta gây nên cho chính mình và chúng ta không làm gì để thoát ra khỏi được, thi sau khi cầu nguyện chúng ta cảm thấy là chúng ta có thể nghe Đức Chúa đang nói với chúng ta qua lời của ngôn sứ Giêrêmia hôm nay. Hãy lắng nghe tin mừng: Đức Chúa sẽ thu thập những người từ đấc Bắc trở về quê nhà cho Israel "Chúng trở về, nước mắt tuôn rơi"

Thường thi ngôn sứ loan báo lời cảnh cáo có tính răn đe dân chúng do tội lỗi họ đã phạm. Trong lời các ngôn sứ Thiên Chúa nói như một công tố viên buộc tội, đặt ra những chứng cứ cho sự trừng phạt dân chúng. Nhưng, hôm nay, lời ngôn sứ nói về sự cứu rỗi, không có lý do gì làm cho Đức Chúa muốn hành động trừng phạt những kẻ lưu đày và đó là một ân sủng ban nhưng không, một ơn thánh sủng. Đức Chúa tự làm điều gì Ngài muốn và Đức Chúa muốn bày tỏ tình thương yêu của Ngài cho dân chúng. Đó chính là một tình thương vô tư lợi.

Đức Chúa hứa: "Ta sẽ quy tụ chúng lại từ tận cùng cõi đất. Trong chúng có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ". Lời ngôn sứ Giêrêmia được thực hiện qua Chúa Kitô nói trong phúc âm hôm nay. Một người đui đang ăn xin ngồi bên vệ đường ngoài thành Giêricô. Người đó, cũng như người bị lưu đày ở Babylon, sống xa nhà, nên cần được giúp đỡ hết sức. Thiên Chúa hứa điều gì với những người bị lưu đày, là Chúa Giêsu làm cho người đui. Chúa Giêsu cho người mù được trông thấy và đưa anh ta về nơi quê thật của anh ta.

Bạn có còn nhớ trong phúc âm tuần trước, các môn đệ bàn cãi về việc ai sẽ ngồi bên hữu và bên tả Chúa Giêsu khi Ngài đến vinh quang không? (Mc 10: 35-45) Bạn có còn nhớ thánh Phêrô phản đối về sự chấp nhận của Chúa Giêsu lãnh nhận sự thương khó của Ngài không? (Mc 8: 32-33). Thật ra thánh Máccô muốn nói rõ cho chúng ta thấy các môn đệ chưa thấu hiểu được việc cứu độ của Ngài.

Đoạn cuối của phúc âm thánh Máccô bắt đầu từ lúc Chúa Giêsu lên đường đi Giê-rusalem. Trước khi đi Ngài chữa một người mù, và người đó chính là Báctimê, ông đã được trông thấy, và theo Chúa Giêsu trên đường lên Giêrusalem. Đây không phải là chuyện giải khuây. Cho đến lúc này, trong phúc âm thánh Máccô, các ma quỷ đã nhìn nhận Chúa Giêsu là ai, trong khi các môn đệ vẫn không biết điều đó. Các môn đệ cần được có một nhản quan chỉ có đức tin mới có thể giúp các ông được.

Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng trên đường lên Giêrusalem với Chúa Giêsu. Qua lời cúa Chúa chúng ta sẽ là nhân chứng của sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Nếu chúng ta chú ý về lời Chúa, chúng ta cũng sẽ được chữa lành do đui mù về sự hiện diện ơn cứu rỗi của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Như Thiên Chúa đã hứa qua ông Giêrêmia chúng ta sẽ "reo vui lên mừng Giacóp, hãy hoan hô dân đứng đầu chư dân! Nào loan tin, ca ngợi và công bố: Đức Chúa đã cứu dân Người, số còn sót lại của Israel".

Cũng như chúng ta nghe trong Giêrêmia: mở mắt người mù là dấu chỉ sự Thiên Chúa cứu rỗi đến, và khởi đầu thời đại Đấng Mêsia. Báctimê kêu xin Chúa Giêsu giúp đỡ, nhưng nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi. Đám đông quần chúng bị đui mù. Người cần được giúp đỡ hình như bị xáo trộn sự im lặng và an bình của người có đức tin. Điều gì làm thánh Máccô nói với giáo hội tiên khởi là hãy nghe tiếng kêu gọi của người cần được giúp đỡ, đừng quát nạt bảo họ im đi. Nhưng người đó lại càng kêu nài như Chúa Giêsu đã làm phải không? Người đui mù qua đức tin vào Chúa Giêsu đã được chữa lành. Trong lúc đó người theo Chúa Giêsu tiếp tục sống trong sự mù lòa của họ, ift nhất là cho đến khi Chúa Giêsu từ trong ké chết sống lại.

Một khi Báctimê trông thấy được, Chúa Giêsu bảo anh ta "anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh". Với ơn được trông thấy, Báctimê đi theo đường của Chúa Giêsu. Anh là một người theo Chúa Giêsu.

Đây là câu chuyện độc nhất và cũng vang dội lạ lùng. Điểm chung của chúng ta là được rửa tội, mắt chúng ta được mở ra bởi Thần Khí Chúa để nhìn thấy và theo Chúa Giêsu. Các môn đệ đầu tiên cần phải biết là cách để trở nên môn đệ Chúa Giêsu không phải là cách của Thiên Chúa. Để nên một Kitô hữu chúng ta cần phải tuyên xưng đức tin nhiều lần. Kitô giáo là một nhiệt tâm năng động, phải có một đức tin năng động, một ơn soi dẫn để nhìn thấy rõ con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự u ám hằng ngày hầu giúp chúng ta có thể theo đúng đường của Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


30th SUNDAY (B)
Jeremiah 31: 7-9; Psalm 126; Hebrews 5: 1-6; Mark 10: 46-52

Sometimes, when things are so bad in a person’s life and they have been praying for a long time without a seeming answer, they are reduced to silence. "What more is there to pray about? I’m prayed out! God has heard a lot from me about my situation, I have nothing more to say. " In times like these it is good to hear the words Jeremiah has for consolation.

There are plenty of readings from Isaiah through the liturgical year, especially in Lent and Advent. But we don’t hear much from Jeremiah. That is a shame, for he suffered during his prophetic ministry and he speaks out of his experience to those in similar difficult straits.

The book of Jeremiah is a rather pessimistic commentary on the moral failings of the prophet’s own contemporaries. He preached the unpopular message that the Babylonian exile was the deserved-result of the people’s failure to live the covenant that God had made with them. This did not win Jeremiah many friends among his fellow Jews. Today’s reading is a dramatic shift in the tone of his message. The people to whom he is speaking are in exile, suffering the consequences of their infidelities. They should have listened to the prophet’s previous warnings. What could the people now say to justify a hearing from God? They have no defense and are helpless. After turning away from God they could expect nothing.

Perhaps, under their duress, they had even given up on God and stopped praying. The Jews in exile might remind some of us of the situation in which we find ourselves. After wandering from God’s ways and finding ourselves stuck in a predicament similar to the exiles, how will we get free? What can we say to God in our defense? A suggestion: we could keep a silence and listen to what God has to say to us.

Our reading today is from, what has been called, "the Book of Consolations" (chps 30-31). It is mostly proclamations of salvation – good news. Jeremiah speaks to the people in exile, not on his own behalf, but for the Lord. Indeed, God’s message is for all people living in exile. God has seen the their helpless situation and is coming to rescue them. What moves God to act: the prayers and holiness of the people? No, God will rescue them because God notices and comes to save helpless people. What is the "reason" for God’s saving actions? It is God’s love for the people.

If we find ourselves in a bind, a situation we have caused and can’t handle by ourselves, then after saying the prayers we feel moved to say, we could listen to what God says to us through Jeremiah today. Hear the Good News: God will gather the scattered people and bring them home to Israel – "They shall return in an immense throng."

Frequently the prophets warn the people of impending punishment for their sins. In their prophecies God speaks like a prosecuting attorney, laying out the reasons for the punishment given the people. But in today’s prophecy of salvation, no reason is given for the good God wants to do for the exiles: it is pure gift, it is a grace. God is free to do what God wants to do – and God wants to pour out love on the people. Love, after all, is free of charge!

God promises: "I will gather them from the ends of the world with the blind and the lame in their midst." Jeremiah’s prophecy is fulfilled in Christ, exemplified in today’s gospel story. A blind man is begging, sitting by the roadside outside the town of Jericho. The man, like the exiles in Babylon, is away from his home, desperate for help. What God promises to do for the exiles, Jesus does for the helpless blind man; he gives him sight and leads him on the way to his true home.

Do you remember last week’s gospel and the disciples’ dispute about who would sit at Jesus’ right and left when he came into his glory (Mark 10:35-45)? Do you also remember Peter’s rejection of Jesus’ prediction of his passion (8:32-33. It is obvious that Mark is making a point about the disciples: they just don’t see.

The last section of Mark’s gospel is beginning. Jesus is about to enter Jerusalem. Before he does he cures a blind man – who then, "followed him on the way." Bartimaeus, healed of his blindness, becomes a follower of Jesus on the way to Jerusalem. There is no little irony here. Up to this point in Mark, the demons and evil spirits have recognized and proclaimed Jesus’ identity; while the disciples have completely missed the point. They need a sight that only faith can give them.

We too are about to enter Jerusalem with Jesus and, through the word, we will witness his suffering, death and resurrection. If we are attentive to that word we will also be healed of our blindness to God’s saving presence in our lives. We will, as God promised through Jeremiah, "Shout with joy for Jacob, exult at the head of the nations; proclaim your praise and say: ‘The Lord has delivered his people, the remnant of Israel.’"

As we heard in Jeremiah: opening the eyes of the blind signaled the coming of our saving God, and the beginning of the messianic age. Bartimaeus cried out for pity, but the crowd tried to hush him. The crowd is blind. The needy always seem to disturb the order and peace of established believers. Was that one thing Mark was trying to tell his church: listen to the cries of the needy, don’t hush them, but be quick to respond – as quick as Jesus was? The blind man, through his faith in Jesus, was cured. Meanwhile, Jesus’ followers will continue in their blindness – at least until Jesus is risen from the dead.

Once Bartimaeus can see, Jesus instructs him, "Go your way, your faith has saved you." With his new gift of sight Bartimaeus’ way is the way of Jesus. He has become a follower.

Our stories are unique and diverse. What we have in common is that in our baptism our eyes have been opened by the Spirit to see and follow Jesus. The early disciples had to learn that their plans for discipleship were not God’s way. More than a profession of faith is necessary for us to be Christians. Christianity is a dynamic endeavor that requires an active faith – the gift of sight – which leads us out of darkness each day so we can follow Jesus on his way.