Dân số 11: 25-29; Tvịnh 18; Giacôbê 5: 1-6; Máccô 9: 38-43, 47-48

Bạn nghĩ gì khi có người gọi điện thoại cho bạn từ một văn phòng luật sư lớn muốn nói chuyện với bạn? Có thể có một số luật sư đến gõ cứa nhà bạn để thăm bạn trả cho bạn một khoản phí do về một thỏa thuận được bạn đồng ý. Bạn có muốn nhận được một bức thư do một giám đốc của một tập đoàn quốc tế lớn và giàu nhất thế giới không? Vậy thì, đây là việc bạn cần phải làm là: Nếu bạn đang kinh doanh cà phê trong một khu phố nhỏ, hãy đặt tên mới cho quán cà phê của bạn là "Starbucks". Hay nếu bạn đang là một huấn luyện viên một đội banh nhỏ thì ghi tên mới trên đồng phục của đội banh là "Microsoft Meteors", Bạn cũng có thể đặt tên cửa hàng bé nhỏ của bạn chuyên sữa máy vi tính là "Apple Shop" .

Chẳng bao lâu trước khi điện thoại bạn sẽ reo và thùng thơ của bạn sẽ đầy những thơ bảo bạn "hãy dừng lại và sữa đổi" do các văn phòng luật sư đại diện cho các cơ quan than phiền. Rất nhiều luật sư kiếm được nhiều tiền do phải bận rộn bảo vệ biểu tượng và tên của các công ty. Hãy quên đi! Khi bạn không có cơ hội đó đâu. Các công ty lớn có đủ sức lao vào việc này.

Trong phúc âm hôm nay bạn cũng nhận thấy những ý thức về tranh giành của cải. Các môn đệ Chúa Giêsu lo lắng vì có những người khác ngoài nhóm Chúa Giêsu cũng trừ quỷ nhân danh Chúa Giêsu. Các ông sẵn sàng chận đứng những người đó, vì họ cho đó là quyền riêng của nhóm Chúa Giêsu đã bị lạm dụng. Các môn đệ là những người thuộc về Chúa Giêsu, và họ nghĩ họ có quyền năng của Chúa Giêsu để trừ quỷ. Các ông muốn giới hạn sứ vụ của Chúa Giêsu theo đúng chỗ thích hợp và đó chính là vị thế của các ông.

Nhưng, Chúa Giêsu không nghĩ như vậy. Ngài đến để làm việc tốt lành cho tất cả những ai cần được giúp đỡ. Và Ngài không muốn giới hạn bất cứ người nào cần làm việc tốt lành cho những người cần được giúp đỡ. Chúa Giêsu làm sứ vụ tràn đầy ân sũng và rộng dung, trong khi các môn đệ chỉ lo nghĩ về bản vị trong danh Chúa Giêsu. Liệu chúng ta hãy thử xem có thể đưa được phúc âm này rộng lan hơn hay không? Chờ xem?

Chúa Giêsu đến để chữa lành bệnh nhân và giúp đỡ người nghèo. Nếu một bác sĩ hy sinh sự sống và thì giờ rảnh rỗi của mình, không tính tiền các bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và ngay cả phát thuôc miễn phí, nhưng không nói vì danh Chúa Giêsu, thì bác sĩ đó có thể hành động như Chúa Giêsu hay không? Vì Chúa Giêsu đã nói "quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta". Mẹ thánh Têrêsa nghĩ là nếu vì tình thương bạn trao một ly nước cho một người đang khát thì bạn chính thật là người theo Chúa Giêsu. Trong khi chúng ta không cần "rửa tội" tất cả những ai không có đức tin, và việc làm của những người đó vẫn tốt, chúng ta có thể nói những người đó sống theo cách mà Chủa Giêsu chấp nhận và vui mừng.

Nhưng, ngay cả những người tuyên xưng mình là Kitô hữu vẫn khó chấp nhận lời dạy của Chúa Giêsu về sự khoan dung. Còn nữa, việc các nước Kitô hữu ở Châu Âu đã dùng bạo lực để chiếm đoạt các nước ở Trung và Nam Mỹ. Để rối đến khi phải đối phó với sự phản kháng, họ đem theo các giáo sĩ để bắt buộc các dân địa phương phải chịu phép rửa tội để dùng danh Chúa Giêsu để hóa giải các cuộc phản kháng. Đối với chúng ta, người tuyên xưng danh thánh Chúa Giêsu có ý nghĩa gì? Trước tiên, điều đó có nghĩa là sông như đời sống mà Chúa Giêsu đã sống. Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta có thể trừ quỷ vì danh thánh Ngài: đó là những quỷ không biết khoan dung, bất công, gây hiềm thù xung đột địa phương, gây những mối hận thù lâu dài, nghèo khó và còn một danh sách dài ghi danh các quỷ khác nữa.

Ý nghĩa câu chuyện hôm nay nhắc đến một phương diện khác. Câu hỏi của các môn đệ và sự lo nghĩ của các ông về việc chính đáng, có thể là một việc nói tránh ra khỏi sự thật lúc đó, là sống đời sống vì danh Chúa Giêsu. Trong đoạn văn trước bài phúc âm hôm nay, thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Ngay lúc đó Chúa Giêsu nói trước sự thương khó mà Ngài sẽ phải chịu (Mc 8: 31) Chúa Giêsu cũng nói ngay sau đoạn phúc âm hôm nay một lần nữa về sự thương khó Ngài sẽ phải chịu (Mc 9: 30-32). Hình như các môn đệ không nghe Chúa Giêsu nói gì. Các ông lại bàn cải với nhau "ai là người lớn nhất" (9:34). Sau đó, họ nêu lên mối quan ngại của họ về những người trừ quỷ không chính thức mà họ gặp phải. Nếu họ bỏ qua đến 2 lần về việc Chúa Giêsu tiên đoán sự thương khó của Ngài, thì chắc thật họ đã không nghe Ngài nói là những ai theo Ngài thì phải tự bỏ mình và vác thập giá mình mà theo Ngài (Mc 8: 34)

Chúng ta nên thận trọng về những việc chúng ta làm là nhân danh "Chúa Giêsu". Chúng ta nên biết là chúng ta nên bớt nói về tín ngưỡng và nên cố gắng sống thực cuộc sống của người Kitô hữu trong danh Chúa Giêsu. Chúng ta cũng nên suy nghĩ kỹ về những kỳ thị như: kỳ thị về tôn giáo, kỳ thị về chính trị, về xã hội, về kinh tế, về chủng tộc, vè nam nữ v.v... Nếu chúng ta nghĩ chúng ta không có những kỳ thị đó, chúng ta nên hỏi người nào yêu thương chúng ta xem họ định kiến gì về chúng ta có kỳ thị hay không. Và rồi chúng ta sẽ ngạc nhiên đấy!

Chúa Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa cho chúng ta. Lời dạy dỗ của Ngài mặc khải một hình ảnh lớn hơn về Thiên Chúa mà phần đông trong chúng ta đã có. Thiên Chúa trong mổi người chúng ta có thể còn nhỏ bé nhiều. Bài phúc âm hôm nay trình bày một Thiên Chúa tràn đầy ân sũng. Và bài đọc thứ nhất cũng trình bày điều đó. Chúng ta thấy trong sách Dân Số là Thiên Chúa không thu hẹp những ơn thần khí Ngài khi cho ông Môsê và cho chỉ 70 kỳ mục vừa đến trại họp đúng lúc. Ông Enđát và ông Mêđát cũng trong danh sách kỳ mục nhưng không có đó, và họ cũng được ơn thần khí và họ cũng nói lời ngôn sứ trong trại. Thiên Chúa và các ơn huệ Ngài ban không chỉ để cho những người có chức phẩm hay ở những nơi và trong những lúc chính thức. Ông Joshua, phụ tá ông Môsê, cũng như các môn đệ còn phải học hỏi nhiều hơn về Thiên Chúa. Những người trong "khuôn khổ" không chỉ gồm sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa. Có người có thể ở trong nhóm chúng ta, hay chỉ trung thành với chúng ta nhưng do bàn tay Thiên Chúa tác động. Ông Môsê và Chúa Giêsu chứng nhận của lòng rộng lượng và tình yêu thương của Thiên Chúai.

Chúa Giêsu ám chỉ đến việc nên cớ cho "những người bé mọn vấp phạm", có thể là không nói đến trẻ con, nhưng là những người tân tòng hay người vừa mới lãnh nhận đức tin. "Những người bé mọn đang tin tôi". Đó là những người mới có đức tin có thể vừa mới là thành phần của cộng đoàn, mà nếu họ trông thấy thái độ thiếu bao dung của những người kỳ cựu trong cộng đoàn họ có thể vấp ngã, và ra khỏi cộng đoàn.

Trong nhiều giáo xứ tôi đã thăm viếng, tôi gặp nhiều tân tòng đã học hỏi xong giáo lý tân tòng, hay họ là những người trở về với giáo hội qua giáo lý tân tòng, thường nói điều gì giúp họ tiến triển trong việc học hỏi là những gương mẫu của các người đỡ đầu và các người điều khiển chương trình. Tôi cũng đã gặp những người rút lui ra khỏi chương trình vì họ cảm thấy họ bị xem là thành phần thứ hai, và không được đối dải nồng hậu. Một phụ nữ nói: "Họ đối với chúng tôi như với trẻ con". Hôm nay có thể là ngày tốt nhất để cầu nguyện cho các người đỡ đầu và các người điều khiển chương trình.

Trong phần cuôi của bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu tỏ vẻ hơi bực mình. Ngài nói về việc chặt tay, hay bàn chân, hay móc một con mắt. Ghê thật! Nhưng, thật ra, khi tôi còn bé tôi có nghe chuyện các bà con lớn tuổi ở vùng Địa Trung Hải cũng dùng những lời nói bực tức như thế. Đó là một cách diễn tả màu mè làm cho chúng tôi, trẻ con, hiểu rõ hơn. Chúa Giêsu là người vùng Trung Đông, và hình như Ngài cũng đã dùng những lời nói rõ ràng và cứng rắn như thế. chắc chúng ta cũng hiểu rõ Ngài muốn nói gì phải không?

Chúa Giêsu biết hậu quả của tội lỗi đối với cộng đoàn. Một người có thể phạm tội, nhưng chính tất cả cộng đoàn phải chịu hậu quả. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy thận trọng trong đời sống chúng ta, và hãy thay đổi điều gì cần thay đổi để sống đời sống như Ngài. Nghe như chúng ta cần phải cắt đứt một phần thân thể của chúng ta: khi chúng ta cố gắng cắt bỏ một thói quen nguy hại đã có lâu đời; khi chúng ta cố gắng sống đơn sơ để chúng ta có thể có thì giờ giúp kẻ khác; khi chúng ta bỏ bớt những xài phí quá đáng để giúp những người thiếu thốn; khi chúng ta ít chú trọng về quyền lợi của chúng ta để có thể chú trọng đến những người gần gũi bên cạnh chúng ta; khi chúng ta mở mắt nhìn xa trong khu vực những người nghèo khổ; khi chúng ta bớt xài phí quá đáng các nhiên liệu của trái đất v.v...

Thay đổi những việc có ý nghĩa trong đời sống chúng ta cũng như là trải qua một cuộc giải phẫu lớn. Hay nói như Chúa Giêsu: cắt đứt một bàn tay, hay một bàn chân, hay móc một con mắt ra. Ai lại muốn làm như thế! Nếu chúng ta muốn, chúng ta nghe lời kêu gọi của Chúa Giêsu và theo Ngài. Và rồi chúng ta có thể làm được trong Bí Tích Thánh Thể này vì chúng ta được ơn sũng trong thần khí để thay đổi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


26th SUNDAY (B)
Numbers 11: 25-29; Psalm 19; James 5: 1-6; Mark 9: 38-43, 47-48

How would you like a person-to-person phone call from some of the biggest and most powerful law firms in the country? Perhaps a bevy of lawyers will even ring your doorbell and pay you a visit. Would you like a personal letter, signed by the CEO of one of the richest international corporations in the world? Well, here’s all you have to do: give your cozy, neighborhood coffee shop a new name – name it Starbucks. Or, if you’re a coach for a Little League football team rip the team name off their uniforms and call them "the Microsoft Meteors." You might name your tiny computer repair store, "the Apple Shop."

It won’t be long before your phone rings off the hook and your mailbox overflows with "Cease and Desist" letters from some very big law firms representing the aggrieved corporations. A lot of lawyers make a lot of money doing nothing but protecting corporate names and logos. Forget about it! You don’t stand a chance! Big companies are eagle-eyed and fast to swoop in.

You can feel similar proprietary instincts in today’s gospel. Jesus’ disciples are concerned about some exorcist driving out demons using Jesus’ name. They are ready to stop them; it’s trademark infringement and they don’t take it lightly. They are part of Jesus’ inner circle and feel that they alone have been explicitly given the authority by Jesus to drive out demons. They want to limit Jesus’ ministry to the "proper channels" – and that means them.

But that’s not how Jesus sees it. He came to do good for all who needed his help and he wasn’t about to limit who could dispense that good or, for that matter, worthy to receive it. His is a ministry of super-abundance and generosity; while his disciples are concerned about proper channels and copyrights in the name of Jesus. Can we extend this gospel still further? Let’s see.

Jesus came to heal the sick and help the poor. If a doctor dedicates her life; giving of her free time; not charging indigent patients who don’t have health care; even providing free medication – but doesn’t explicitly invoke the name of Jesus – would she also come under Jesus’ banner – "For whoever is not against us is for us"? Mother Theresa thought if you gave a cup of water to a thirsty person out of love, you were in fact a follower of Jesus. While we don’t need to "baptize" every good non-believer for their works still, we can say they are living in a way Jesus would recognize and applaud.

But even people who profess to be Christian have trouble accepting Jesus’ teaching of tolerance. We Christians have gone so far as to wage violent wars against one another invoking Jesus’ name. In addition, the violent conquests of South and Central America were done by Christian nations from Europe, accompanied by clergy ready to baptize the natives forcibly brought to the font –after being tortured. What does professing Jesus’ name mean for us? First of all it means living the life that Jesus lived. If we do, we will be able to drive out many demons in his name – the demons of intolerance, injustice, local strife, long-held grudges, poverty and a long list of other demons.

The context of today’s story suggests another approach. The disciples’ question and their concern for proper channels and procedures may also have been a distraction from the real issue at hand – once again – living life in Jesus’ name. In the chapter preceding today’s selection Peter has professed his faith in Jesus as the Messiah. Immediately Jesus makes his first prediction of his passion (8:31). He does the same just after today’s selection – another prediction of the passion (9:30-32). As if not hearing him at all, the disciples are caught arguing about "who was the most important" (9:34). Then they raise their concern about the unofficial exorcist they encountered. If they missed Jesus’ two predictions of his passion, they surely didn’t hear him say that any follower of his would have to deny self, take up their cross and follow in his steps (8:34).

We had better be careful about what we claim to be doing and saying "in Jesus’ name." We would be advised to be less dogmatic and strive to live more evident Christian lives – in his name. We would also do well to reflect on our own prejudices: religious, political, social, economic, racial, gender, etc. If we think we don’t have any, ask someone who loves us what they perceive as our prejudices. Then be prepared to be surprised.

Jesus reflects God for us. His teaching reveals a bigger picture of God than many of us have. Our God may be too small. Today’s gospel reflects a big open-handed God. So does our first reading. We see in the Book of Numbers that God wasn’t limited in bestowing some of the spirit given to Moses on just those 70 elders who got to the meeting tent on time. The absent Eldad and Medad also got their portion of the spirit and they too prophesied in the camp. God and God’s gifts are not just limited to official people, places and times. Joshua, Moses’ aide, like the disciples, has much to learn about God. Our "inner circle" doesn’t limit God’s presence and activity. People may not belong to our group, or be loyal to us – but can still be touched by God. Moses and Jesus affirm God’s big heart and gracious, open hands.

Jesus’ reference to causing "these little ones" to sin may not have been a reference to children, but to those new to the faith – "these little ones who believe in me." New converts might still have a tentative foothold in the community and if they experience unseemly behavior on the part of the more seasoned members, the newest members ("the little ones") might stumble – even leave the community.

In many parishes I visit I meet newly baptized people who went through their preparation for baptism, or their return to the church, in the RCIA process. They frequently say what inspired and kept them in the process was the example of their sponsors and program directors. I’ve also met people who pulled out of the process because they felt like second-class citizens and weren’t treated hospitably. One woman said, "They treated us like children." Today would be a good day to pray for candidates in the RCIA and for their sponsors and teachers.

Jesus gets rather glum in the last section of the gospel today. He talks about cutting off the hand and foot or plucking out an eye. Ugh! But, to tell you the truth, when I was a kid I heard some of my Mediterranean-born uncles and aunts use such exaggerated language. It made for a colorful speech and we kids got the point. Jesus was middleeastern and seems to have used similar vivid and exaggerated language. We get the point too – don’t we?

Jesus knows the consequences of sin for the community. One person might sin, but it’s the whole community that suffers. He’s calling us to take charge of our lives and make whatever changes we have to in order to live his life. It can feel like cutting off a part of ourselves when we: try to break a harmful habit we’ve had for a long time; simplify our lives so we can have more time for others; reduce our material excesses so as to help those who have less; focus less on ourselves so we can be more attentive to those immediately around us; open our eyes and ears to the larger world of the poor; reduce our wasteful use of our earth’s resources, etc.

Making significant changes in our lives can feel like major surgery or, as Jesus puts it, like chopping off a hand, or foot, or plucking out an eye. Who wants to do that! We do, if we have heard Jesus’ invitation to follow him. And we can because at this Eucharist we are again being offered transforming grace.