Giôsuê 24: 1-2a,15-17,18b; Tvịnh 33; Êphêsô 5:21-32; Gioan 6: 60-69

Mỗi ngày bạn có được bao nhiêu lần ra quyết định? Phần nhiều các quyết định đều xoay quanh về những việc bình thường liên quan đến đời sống hằng ngày như: tôi sẽ ăn sáng món gì?, tôi có ăn trứng hay không? Tôi sẽ đi ngủ lúc mấy giờ? Tối nay tôi có định xem ti vi hay dùng máy vi tính? hay đọc sách? Còn những quyết định khác tuy không thường xuyên nhưng liên quan đến cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc vì có thể gây hậu quả lâu dài như: Tôi sẽ làm việc gì? Tôi sẽ đi học trường nào? Tôi sẽ kết bạn với ai? Hay ai là người tôi sẽ kết nghĩa huynh đệ lâu dài? Những quyết định này mang tính thử thách được thể hiện trong các bài đọc hôm nay. Đó là những quyết định nói về sự dấn thân. Đó là những quyết định chúng ta phải làm vì sợ trừng phạt. Nhưng những gì chúng ta chọn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta. Những quyết định đó cũng hướng dẫn chúng ta trong việc chúng ta nhìn thế giới nnư thế nào để điều hướng cuộc sống. Các bài đọc hôm nay dặt câu hỏi cho chúng ta: Liệu chúng ta có quyết định chọn Thiên Chúa hay không trong khi chúng ta gặp những thử thách mới mà đời sống đặt ra trước mắt chúng ta?

Trong bài đọc thứ nhất, ông Giôsuê, người kế vị ông Môsê bây giờ là lãnh đạo dân Israel. Đoạn sách này là phần cuối của sách Giôsuê, mô tả phần cuối của cuộc hành trình trong suốt 40 năm mà dân Israel băng qua sa mạc. Họ sửa soạn vào đất Canaan, nơi đó họ sẽ gặp chống đối và thử thách họ trong việc có trung thành với Thiên Chúa hay sẽ thờ các thần ngoại mà họ sẽ gặp ở Canaan. Trước khi họ đi qua sông Jordan ông Giôsuê nói với họ là nơi họ đến là nơi quan trọng. Họ họp nhau ở Si khem là nơi ông Abraham đã dến(St 12). Nơi đó có thể là nơi đặt Hòm Bia Giao Ước của Đúc Chúa. Đó là nơi xứng đáng cho ông Giôsuê kêu gọi dân Ísrael làm lại lời giao ước của họ với Thiên Chúa.

Trước khi ông Giôsuê kêu gọi dân Israel hãy hiến thân họ, thì ông ta nhắc cho họ nhớ những điều Thiên Chúa đã làm cho họ. Đức Chúa phán thế này: "Ta đã đưa cha ông các ngươi ra khỏi cảnh lưu đày ở Ai Cập". Đức Chúa đã chọn người bị lưu đày, đem họ ra khỏi nơi đó và chăm sóc họ trong suốt 40 năm trường khi họ đi qua sa mạc. Khi ông Môsê dến với dân Israel lần thứ nhất, ông ta kêu gọi họ hãy tin tưởng vào Đức Chúa và theo ông ra khỏi nơi lưu đày, đi vào sa mạc. Đó là một bước ngoặg của cuộc sống trong quyết định của họ lúc bấy giờ. Và bây giờ ông Giôsuê kêu gọi họ hãy thực hiện lại lời cam kết đó. Một lần nữa họ phải có một quyết định có ảnh hưởng tới đời sống như một bước ngoặt. Là họ được mời gọi chọn Đức Chúa, vì điều gì? Vì những điều mà Đức Chúa đã làm cho họ trong quá khứ mà có khi họ đã quên hay còn do dự đúng sai. Ông Giôsuê nhắc nhở họ Đức Chúa là ai và những gì Ngài đã làm cho họ, qua đó Ngài sẽ tiếp tục lo lắng bảo trợ cho họ và cứu họ trong đời sống mới này của cộng đoàn.

Không phải tất cả những lúc quyết định mới trong đời sống đều đưa đến những diều tốt đẹp hơn. Đôi khi chúng ta gặp lúc khó khăn như sự chết, sự thất bại của dự án, sự tan rả của một mối quan hệ, tan vỡ trong gia đình v.v... Trong tất cả những lúc này, hình ảnh ông Giôsuê sẽ xuất hiện trước mắt chúng ta và hãy nghe lời ông ta đã nói với dân Israel trong lúc khó khăn của lịch sử Israel: Hãy nhớ Đức Chúa đả trung tín trong hành trình khó khăn của quá khứ chúng ta như thế nào, thì khi anh em đủ sức tiến bước trong đời sống; thì hãy nhớ Đức Chúa đã đồng hành với anh em từng bước một của chặng đường dài của cuộc sống. Dựa vào những điều anh em nhớ, anh em có thể một lần nữa tin tưởng vào "Đấng Thiên Chúa của cha ông anh em" để nâng đở, soi sáng anh em trong mỗi bước đường của anh em. Ông Giôsuê lại nói thêm: Đức Chúa của lời Giao Ước, Đấng đã cứu chuộc anh em và đã che chở anh em trong quá khứ và hiện nay chính là Đức Chúa trung tín của anh em.

Dựa vào các kinh nghiệm trong quá khứ, chúng ta cũng nên hết sức tuyên xưng như ông Giôsuê: "Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa". Cũng như ông Giôsuê, các bậc phụ huynh được mời gọi hãy nên như ngôn sứ của "gia đình". Họ được gọi hướng dẫn gia đình họ trong đường lối của Thiên Chúa. Thời buổi này hình như diều này khó khăn hơn, vì ngày nay rất ít con em chúng ta tuyên xưng đức tin, tụ họp nhau để thờ kính, xứng tội. Vậy chúng ta có nên mời ông Giôsuê cùng chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho những phụ huynh, giáo chức dạy giáo lý và các lớp học ở trường hay không? Ông Giôsuê cam đoan là Thiên Chúa trung tín với chúng ta, và hôm nay chúng ta cầu xin được trung thành với Thiên Chúa mà Đức Chúa của Giôsuê và Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta.

Trong mùa hè năm nay chúng ta nghe phúc âm thánh Gioan đoạn 6. Bắt đàu từ phép lạ làm bánh và cá hóa nhiều. Trong "diễn từ bánh hằng sống" tiếp theo phép lạ, Chúa Giêsu tiếp tục dạy về ý nghĩa của bánh hằng sống trong đức tin của chúng ta. Hôm nay lời dạy của Chúa Giêsu về của nuôi linh hồn ở giai đoạn cuối. Và tuần sau chúng ta sẽ nghe đọc phúc âm thánh Máccô là phúc âm trong năm phụng vụ B này.

Các môn đệ Chúa Giêsu không khác gì dân Israel đi qua sa mạc. Khi gặp khó khăn Dân Israel than oán với Thiên Chúa. Họ phàn nàn về nỗi khó khăn trong chặng đường dài đi qua sa mạc. Các môn đệ của Chúa Giêsu thì thầm về lời Ngài vừa mới nói sau khi làm phép lạ bánhvà cá hóa nhiều cho dân chúng ăn.

Hôm nay chúng ta đến một phần khác trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Sau bài diễn từ về bánh hằng sống, Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ có một quyết định. Đó là họ có chấp nhận bánh Ngài ban cho là lời Ngài nói và chính mình Ngài hay không? Họ đã ăn bánh Ngài ban. Cũng như ông Giôsuê hỏi về đức tin của dân Israel khi họ họp nhau ở SiKhem, Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ hãy tuyên xưng đức tin họ nơi Ngài. Họ có chịu chấp nhận lời Ngài dạy, và chấp nhận Ngài là bánh hằng sống hay không?

Chúa Giêsu nói thẳng với các môn đệ. Ngài mời gọi họ tuyên xưng đức tin là việc sẽ giúp họ đến gần Ngài. Đức tin không dựa và các phép lạ Ngài làm, nhưng khi tin vào Ngài, vào đời sống Ngài họ đã thấy rõ trong những dấu chỉ Ngài làm. Điều gì đã làm cho bao nhiêu người theo Ngài rồi bỏ ra đi? Có phải đó là vì lời nói cứng rắn là họ phải ăn thịt và uống máu Ngài không? Hay là những lời Ngài nói là hãy chung phần vào sự chết mà Ngài sẽ phải chịu? Cả 2 điều là những lời nói khó làm cho họ chấp nhận.

Chúa Giêsu nhắc họ và chúng ta điều gì giúp cho đức tin của chúng ta, và ai là Nguồn Gốc có thể giúp chúng ta theo Ngài. "Không ai đến với Thầy, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho". Đức tin của ông Phêrô sẽ lung lay. Cũng như đức tin của chúng ta sẽ bị thử thách. Nhưng, sau khi nghe lời Chúa Giêsu thử thách, ông Phêrô không bỏ ra đi. Có thể ông ta không hiểu hậu quả của lời "xin vâng" với Chúa Giêsu. Nhưng, ông ta tin vào Đấng đã đến để yêu thương chúng ta, và ông ta tiếp tục theo Ngài.

Hôm nay trong tiệc Thánh Thể, một lần nữa, Chúa Giêsu hướng dẫn và khuyến khích chúng ta chấp nhận và theo Ngài. Rồi Ngài ban cho chúng ta lương thực, bánh và rượu là chính mình và máu Ngài. Lời của ông Giôsuê được vang lên trong diễn từ của Chúa Giêsu, và các môn đệ "hôm nay sẽ quyết định theo ai". Khi chúng ta ăn và uống lương thực ban cho chúng ta. Trong bí tích Thánh Thể này chúng ta có ý thức được quyết định Chúa Giêsu ban cho các môn đệ và cũng là quyết định của Ngài ban cho chúng ta hôm nay hay không? Nhưng, việc chúng ta lên lãnh nhận bánh và rượu là dấu chỉ dời sống Thần Khí trong chúng ta, và chính Thần Khí đó sẽ giúp chúng ta tuyên xưng điều thánh Phêrô nói "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


21st SUNDAY -B-
Joshua 24:1-2a, 15-17,18b Psalm 34 Ephesians 5:21-32; John 6: 60-69

How many decisions do we make each day? Most are ordinary, just part of our daily routine: What shall I have for breakfast? Shall I have an egg? What time shall I go to bed? Will I watch television tonight… go online… or read? Others, not as frequent, require deliberation and are more consequential: What kind of work will I do? Which school will I attend? With whom will I form a friendship, or enter into a lasting relationship? These are decisions similar to the ones today’s readings challenge us to make: they call for commitment. They are not choices we are forced to make out of fear or punishment. But what we choose will affect our whole lives – how we view the world. They will also guide us in our makeing life-directing decisions. Today’s readings ask us: whether we will continue to choose, or not choose God, as we face the new challenges life puts before us.

In our first reading Moses’ successor, Joshua, is now the leader of the people. We are at the close of the Book of Joshua and the people are ending their 40 year desert journey. They are about to enter Canaan, where they will not only meet opposition, but their allegiance to God will be tempted by the new difficulties and false gods they will encounter. Before they cross over Joshua addresses them. The setting is important, Shechem was the place of the shrine Abraham visited (Genesis 12:ff). It also may have been the place where, for a time, the ark of the covenant was housed. It is the appropriate place for Joshua to call the people to renew their covenant with God.

Before he asks for the people’s commitment, Joshua reminds them what God has done for them: "For it was the Lord our God who brought us and our fathers up out of the land of Egypt, out of a state of slavery." God chose the enslaved people, freed them from bondage and cared for them for the 40 years they traveled across the desert. When Moses first went to the people, he invited them to trust God and follow him out of slavery into the desert. It was a turning point – a moment of decision. Now, Joshua invites them to renew their commitment. Once again they are at a turning point; once again they are invited to choose God. Based on what? Based on what God has done for them in their past. In case they have forgotten, or are hesitant, Joshua reminds them of who their God is and what God has already done for them. He is assuring them that God will continue to be their protector and deliverer in this new moment of the community’s life.

Not all of life’s turning points lead to something better. Sometimes we are faced with a moment of crisis – a death, collapse of our life’s project, rupture in a relationship, family disruptions, etc. At these moments it is as if Joshua is standing before us saying what he said to the Israelites at a crucial moment in their history – Remember God’s faithfulness in your past difficult moments; when your strength was not enough to see you through. Remember how God was with you each step of that difficult journey. Drawing on that memory can you once again trust in "the God of our ancestors" to sustain and enlighten you each new step you must take? The God of the Covenant, your Deliverer and Protector, Joshua proclaims, was and still is, your faithful God.

Drawing on our past experience of God we do our best to profess, as Joshua did: "As for me and my household we will serve the Lord." Parents, like Joshua, are called to be the prophetic leaders of their "household"; called to guide their families in commitment to God’s ways. That seems more difficult these days, as fewer of our children profess the faith we, who gather in worship, profess today. Should we invite Joshua to join us in prayer for those we parent, teach in religion classes and also in our classes at school? God is loyal to us, Joshua assures, and we pray today to be faithful to the God Joshua and Jesus reveal to us.

This summer we have been hearing readings from John 6, which began with the multiplication of the loaves and fish. In the "Bread of Life Discourse" following the miracle, Jesus has been teaching its significance for our faith. Today his teaching comes to a close, next week we return to Mark, our gospel for this liturgical year.

Jesus’ disciples were no different than the Israelites crossing the desert. When times were difficult they also murmured against God. The Israelites complained about the stress of their long desert travel. Jesus’ disciples murmured about what he had just said to them, after he multiplied bread for the crowds.

Today we are at a turning point in Jesus’ ministry. As he ends his discourse he asks his disciples for a decision: will they accept the bread he is offering them – his teaching and his very self? They have eaten the bread he fed them and, just as Joshua asked faith from the gathered tribes at Shechem, Jesus asks his disciples to profess faith in him. Will they accept what he has taught them and accept him, the bread of life?

Jesus is forthright with his disciples. He is inviting a faith that will encourage them to draw near to him, faith not in the wonders he performs, but in himself, the life he has shown in the signs he has performed. What was it that turned many of his followers away? Was it the hard saying that they must eat his flesh and drink his blood? Or, was it what he said about participating in the death he was about to undergo himself? Either was hard for them to grasp and accept.

Jesus reminded them and us what makes our faith possible, who is the Source that enables us to follow him. "No one can come to me unless it is granted by my Father." Peter’s faith will falter; like ours does when it is tested. But after hearing Jesus’ challenging words, Peter does not turn away. He may not understand the consequences of saying "Yes" to Jesus, but he believes in the one he has come to love and will continue to follow him.

Today, at our Eucharistic celebration, Jesus is again teaching and encouraging us to accept and follow him. Then, he gives us the gift of real food and drink – his very self. Joshua’s words echo in the discussion between Jesus and his disciples: "Decide today, who will you follow." When we eat and drink the meal offered us at this Eucharist do we realize the choice Jesus gave his disciples is also put before us? But the very fact we come forward to eat and drink is a sign of the Spirit’s life in us and that Spirit will enable us to profess what Peter did, "To whom shall we go? You have the words of eternal life. We have come to believe that you are the Holy One of God."