Êzêkien 17: 22-24; T.vịnh 91; 2Côrintô 5: 6-10 ; Máccô 4: 26-34

Phúc âm hôm nay có 2 dụ ngôn, quý vị giảng thuyết nên thận trọng. Người giảng nên biết dụ ngôn không phải là điều chúng ta giải thích trước. Điều đầu tiên là chúng ta thường muốn nói khi chúng ta đọc dụ ngôn là làm cụ thể hóa hình ảnh tượng trưng trong dụ ngôn muốn diễn tả điều gì. Thí dụ như từ "hạt giống" là tương trưng cho điều gì; "đất đai" là gì; "nhà nông" là ai. Dụ ngôn không mang ý nghĩa tượng trưng của ngụ ngôn mặc dù đôi khi trong Kinh Thánh dụ ngôn sau này được "giải thích" bởi Chúa Kitô. Nhưng, trường hợp như thế là đặc biệt. Bởi khi Chúa Giêsu "giải thích" một dụ ngôn, có thể là do tác giả sách phúc âm thêm vào để giải thích cho phù hợp với cộng đoàn và nhu cầu hiện thực hóa của họ.

Trong phúc âm, phần nhiều các dụ ngôn không được giải thích vì đó là những câu chuyện. Thường thì dụ ngôn được đưa vào, như trường hợp hôm nay, với Chúa Giêsu nói về "chuyện Nước Trời thì cũng tựa như" Nói cách khác là Chúa Giêsu muốn tỏ cho chúng ta biết điều gì xãy ra khi Thiên Chúa điều khiển mọi sự, hay như điều gì xãy ra khi loài người sống dưới lề luật của Thiên Chúa. Đó là điều dụ ngôn ám chỉ hôm nay là một cách nhìn vào đời sống chúng ta qua nhản quan của dụ ngôn. Chúng ta có một phương thế tự xét mình về cuộc sống chúng ta, cũng như chúng ta nói về "thành quả" theo ảnh hưởng của môi trường, của giáo dục và sự giảng dạy. Nhưng, những phương thế này có thể khác biệt với nhản quan của Chúa Giêsu theo đời sống và lề luật của Ngài. Dụ ngôn diễn tả quan điểm của Chúa Giêsu và những người theo Ngài, chúng ta cần phải nghe và để ý đến.

Chúng ta có một phương thế khác khi chúng ta đọc dụ ngôn là xem dụ ngôn dưới hình thức môn học về đạo đức, xem dụ ngôn như là một bài hướng dẫn cách chúng ta phải sống như thế nào. Một cách khác tốt hơn là hãy xem dụ ngôn như là cách diễn tả của Thiên Chúa về cách sống như thế nào để chúng ta tìm thấy Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày. Hôm nay, vì quần chúng quá đông đảo nên Chúa Giêsu phải lên thuyền để nói dụ ngôn với họ. Ngài nói "Các người hãy nghe đây" (4: 3). Đó là thái độ chúng ta phải có hôm nay để "lắng nghe".

Chương mở đầu nói là Chúa Giêsu nói dụ ngôn với một nhóm người rất đông. Phần cuối của đoạn sách thánh nói là Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn riêng cho các môn đệ của Ngài. Điều Chúa Giêsu nói ra là cho tất cả những ai lắng tai nghe Ngài. Nhưng, không phải ai cũng lắng tai nghe- thật ra chỉ có một số ít người thôi. Dụ ngôn đòi hỏi những người lắng tai nghe nhiều điều quan trọng là phải gắn bó với Chúa Giêsu và hãy tín nhiệm vào lời Ngài với sự khôn ngoan; mặc dù các câu chuyện của dụ ngôn đòi hỏi nơi chúng ta cần có sự chú tâm. Nói cách khác là muốn hiểu các dụ ngôn thì cần phải có kết hiệp trước với Chúa Giêsu qua đức tin vào Ngài.

Với những ai thật sự nghe Chúa Giêsu, thì hình như Ngài muốn nói trong 2 dụ ngôn này chương trình vĩ đại của Thiên Chúa đã bắt đầu từ trong Chúa Giêsu, nhưng theo một cách đơn sơ hầu như không trông thấy được. Hai dụ ngôn này được gọi là "dụ ngôn chuyển tiếp", nghĩa là có điều gì mới đang xãy ra, và một số điều cũ đã qua đi. Thiên Chúa đến thế gian, Triều Đại Ngài đã đến, và khi Triều Đại Thiên Chúa đến thì với năng lực gì xuất hiện? Chúng ta, những người từ đầu đời đã theo Chúa Giêsu và nghe các lời phúc âm, chúng ta muốn thấy Triều Đại Thiên Chúa đến một cách mạnh mẽ, lật đổ uy quyền trần thế để có những dấu chỉ vinh quang ngay lúc đó. Tất cả những điều này sẽ làm chúng ta hài lòng, vì chính đó là điều chúng ta thích nói khi chúng ta xem những trận đá banh. Nếu chúng ta đến trể chúng ta thường hỏi "ai thắng?" Ở đất nước chúng ta, chúng ta thích những người chiến thắng. Dân chúng muốn các vị lãnh đạo làm mọi sự mau lẹ và có hiệu quả. Chúng ta muốn đánh bại uy quyền sự dử, và chúng ta không đủ kiên nhẩn chờ đợi. Chúng ta không muốn những thỏa hiệp rắc rối và dài dòng để tìm sự hòa bình.

Chúng ta mong đợi Thiên Chúa, Đấng quyền năng cao cả hơn các uy quyền trên trần thế, được "thắng lợi". Lẽ cố nhiên Thiên Chúa có uy quyền đó để thực hiện mọi sự. Nhưng, chúng ta hỏi tại sao lại phải lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại phải chịu đựng bao nhiêu chuyện lâu đến thế? Vì sao chúng ta lại không trông thấy thành quả lớn lao trong thế giới và trong đời sống riêng biệt của chúng ta? Chúa Giêsu nói đến tất cả những điều này và những câu hỏi cùng các vấn nạn trong câu chuyện của hai dụ ngôn hôm nay.

Dụ ngôn thứ nhất: người nhà nông gieo vãi hạt giống rồi về nhà nghỉ ngơi. Điều đó có ý nghĩa là Triều Đại Thiên Chúa bắt đầu nhỏ bé, và như hạt giống rơi xuống đất. Hãy để ý xem nhà nông làm việc rất ít, chỉ gieo vãi hạt giống rồi quên đi đợi đến ngay gặt hái. Những ai có tự canh tác trong vườn sau nhà đều biết đó không phải là cách trồng để có được vụ thu hoạch. Chúng ta phải làm rất nhiều việc để được gặt hái dồi dào. Nhưng, dụ ngôn này không có ý nói như vậy. Dụ ngôn này có thể làm cho người ham làm việc chán nản. Và vì thế chúng ta cần phải nghe kỹ dụ ngôn này. Trong Kinh Thánh có rất nhiều đoạn nói với chúng ta phải làm việc vất vả. Nhưng, dụ ngôn này lại nói điều khác trong Triều Đại Thiên Chúa. Mặc dù công sức phục vụ sẽ đưa đến thành quả, ngay cả khi hình như chúng ta không làm đủ việc; nó vẫn đưa đến thành quả tốt đẹp .

Đây là một dụ ngôn an ủi chúng ta khi chúng ta nhìn đến kết quả của sự cố gắng của chúng ta, và tự hỏi "Tôi đã làm điều gì đắc lực?" Dụ ngôn này cho chúng ta thấy thái độ chúng ta trong cách xét đoán về sự cố gắng của chúng ta để đưa đến kết quả. Hình như dụ ngôn là một hứa hẹn là mặc dù sự cố gắng của chúng ta bị thất bại, chúng ta vẫn có mùa gặt hái. Và mùa gặt hái không tùy thuộc chúng ta. Dụ ngôn thứ nhất không nghi ngờ gì về điều đó. Chúng ta có thể tin là ”hạt giống gieo vãi” thì tự nó có động lưc biến chuyển để đưa đến vụ mùa gặt hái.

Hôm nay là ngày Xa bát của chúng ta. Ngày có nguồn gốc cổ xưa xuất phát từ đức tin của người Do thái: Đây là ngày nghỉ không được làm việc, và để lắng nghe lời Chúa và ca ngợi Thiên Chúa. Có thể chúng ta phải thừa nhận rằng Thiên Chúa rất quan tâm đến việc làm và những cố gắng của chúng ta. Có lẽ bí tích Thánh Thể hôm nay là dịp chúng ta nghỉ ngơi và mừng ngày Xa bát. Có thể là dịp cho chúng ta chứng tỏ đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng dự phần vào sự cố gắng của chúng ta, ngoại trừ việc reo vãi và sau này gặt hái. Thật là điều tốt đẹp biết là chúng ta không điều khiển được, và biết là có một năng quyền khác hiện hữu để tác động nên sự nẩy nở và đưa đến gặt hái.

Nếu bạn muốn tập trung vào dụ ngôn thứ hai về hạt cải thì người thuyết giảng có thể gợi ý với giáo dân nhớ đến những người đã gieo hạt giông trong đời sống chúng ta và có được thành quả hôm nay. Họ có thể là những người đã nói vói chúng ta những lời ủi an lúc chúng ta cần; họ có thể là những người đã nên gương tốt trong đời sống chúng ta; họ có thể là những người đã dạy chúng ta học ở trường, và giúp chúng ta nghĩ đến ơn gọi; họ có thể là những người dạy chúng ta cầu nguyện hay có đức tin v.v... Những thí dụ này chính là những dụ ngôn của chúng ta về hạt cải. Một vài lời nói, cử chỉ gieo xuống đã gây nên một mùa gặt hái dồi dào cho chúng ta.


Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


11th SUNDAY (B)
Ezekiel 17: 22-24; Psalm 92; 2 Corinthians 5: 6-10; Mark 4: 26-34

The Gospel has two parables in it and caution flags must be raised for the preacher. We need to remember what parables are not, before we begin interpreting them. The first tendency we have when we read a parable is to make it into an allegory; so for example, we try to figure what the "seed" represents, what the "ground" is and who the farmer might be. Parables are not allegories even though sometimes in the Scriptures a parable is "explained" later by Christ. Such moments
are the exception. When Jesus "explains" the parable, it is probably a case of the Gospel writer adding a later interpretation suited for his own community and its particular needs.

Mostly, the parables are not explained in the gospels because they are stories. Frequently they are introduced, as today's is, with Jesus', "This is how it is with the reign of God." In other words, Jesus is trying to describe for us what it's like when God is in control of things, or what it's like when people are living under God's rule. That's what the parables hold for us today, a way of seeing our lives through another lens, through the lens of the parable. We have our own ways of measuring our lives, we have standards of "success" influenced by our environment, upbringing and education. But these ways of seeing might even be in opposition to the way Jesus would have us look at life and his rule. The parables reveal Jesus' perspective and his followers need to give them a listening.

Another approach, or tendency, we have when we read parables, is to moralize them, i.e., to see them as instructions for how we should behave. A better way to think of them, is as descriptions of how God behaves and that they offer clues for how and where to find God in our lives. Chapter 4, from which these parables were taken, begins with a huge crowd gathering to hear Jesus. The crowd is so large that Jesus gets into a boat to speak to them in parables and says to them, "Listen carefully to this." (4:3) That's the disposition we need today, to "listen carefully to this."

The chapter opening tells us that Jesus spoke these parables to a large crowd. The end of today's section says he kept explaining things to his disciples privately. Jesus' offer was to anyone who had ears to hear; but not everyone got his message--- in fact, it seems that only a few did. The parables demand a great deal from us who listen, most basically, they require an attachment to Jesus and an ability to trust his words and wisdom, despite immediate appearances. In other words, to understand the parables requires a previous tie to Jesus through faith in him.

To those who really heard him: Jesus seems to be saying, in these two parables, that the great enterprise of God, has begun in Jesus – but in small, almost imperceptible ways. These two parables are called "transitional parables," i.e., something new is happening, and the old is passing away. God is entering the world. God's reign is breaking in. What kind force will it have with its arrival? We, Jesus' early followers and the audience of the gospel writers, might want a forceful beginning, a rapid overthrow of the world's powers – immediate signs of progress and triumph. All this would be very satisfying to us, after all, we who like to watch sporting events frequently ask, if we are late, "Who's winning?" As a nation, we pride ourselves on being winners. Our citizens demand that when we act as a nation we get things done – quickly and expediently. We want the evil powers of the world overcome and are less patient with prolonged engagement. We don't like complex processes that take time – like peacemaking.

We expect God, who is more powerful than any other power on earth, to also be "efficient." Certainly God has it within God's power to get things done. What's taking God so long? Why do we have to put up with so much, for so long? Why aren't we seeing big results in the world and in our personal lives? Jesus is addressing these questions and doubts in story form through these parables.

The first parable – the farmer who scatters seed and goes off – suggests that the beginnings of God's reign seem small and insignificant, like seed spread on the ground. Notice that the farmer does a minimum amount of labor, he scatters seed and then forgets about it till harvest time. Anyone who has planted even a backyard garden knows that's not how a crop gets to grow to harvest. It takes a lot of work from us throughout the process to get fruits from the earth. But that's not how this parable is told by the Teller of parables. This parable would frustrate, workaholics like us and it is one we need to hear. There are plenty of bible passages about how much we have to do; but at least here is one that tells us there is another element at work in the reign of God and it is a life force that will reach fruition, even when we don't seem to have done enough to bring it about.

This is a consoling parable when we look at the results of our efforts and wonder, "Just how effective am I?" This parable balances the tendency in us to measure our efforts and look for proportionate results. It seems to promise that, despite our efforts, failures and successes, there will be a harvest – it doesn't all depend on us. The first parable has no doubt in it. We can trust that, while we are "scattering seed," there is set in motion an ineluctable force that will come to fruition.

Today is our Sabbath. The day has ancient roots in the Jewish faith: a day when all labors ceased, the Word of God was listened to and God was praised. Maybe we need to acknowledge the Divine's interest in our good works and efforts. Maybe this Eucharist, at least, might be a celebration of Sabbath rest. It could be our chance to renew our faith that God is part of our efforts, and in fact is in charge of them. We are not in charge. We know that because we get a parable about seed growing with minimal human involvement – except to scatter and later to reap a harvest. It's good to know it isn't all in our control; it's good to know another force is present, causing growth and invested in the results.

If you want to focus on the mustard seed parable: the preacher might invite hearers to call to mind those people who planted seeds in our lives that caused surprising results. They might be those who spoke words at a crucial time in our lives; those who, by their example, were models throughout our lives; those who taught us in school and got us excited about a subject or vocation; those who taught us to pray, or have faith, etc. These examples certainly are our own parables of the mustard seed, a small planting, a few words or gestures, that had an abundant harvest for us.