CV 9: 26-31;; Tvịnh 21; 1 Gioan 3: 14-24; Ga 15: 1-8

Tiếng máy cắt xén cây nghe không êm tai tí nào cả, nó rất ầm ỉ và chói tai. Hãy để người cắt cành tránh khỏi cửa nhà tôi! Đó là điều tôi than phiền với người làm vườn nho. Cũng như khi tôi gặp khó khăn trong đời. Khi thấy những quyết định có điều gì sai, chúng ta cần phải thực hiện sửa đổi, mặc dù điều đó gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lần trong đời chúng ta, chúng ta hay gặp được những điều làm chúng ta bị lôi cuốn và ham thích nhưng sau đó lại làm chúng ta bực bội vì đã bị ảo giác đánh lừa. Do sự sai lầm đó, nên sự đau khổ và thất vọng làm chúng ta ngày càng suy sụp. Hay khi chúng ta đi trên đường đời gặp lúc bế tắc, như: việc khó làm trong nghề nghiệp; liên kết bị tan rả; mơ ước bị tiêu tan sau khi gặp thử thách v.v... Những bế tắc đó là những đau đớn khá thường xuyên, và thường khi chúng ta không trách ai được ngoại trừ chỉ tự trách mình thôi.

Trong những lúc thất vọng và thất bại chúng ta có dịp chọn một lối đi lâu dài hay trường tồn vĩnh viển là quay về Chúa Kitô. Không phải tự chúng ta, nhưng nhờ hồng ân Thiên Chúa giúp chúng ta suy nghĩ phải, và đó là cách Thiên Chúa "cắt tỉa" chúng ta và cho chúng ta "nên hoa trái". Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta tiếp tục sống với cây nho, liên hệ với Chúa Kitô, để rồi, cho dù gặp đau khổ hay thất vọng, đời sống có thể nên đẹp tươi cho chúng ta, và chúng ta không cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thật ra, chúng ta được phúc như cành nho sum xuê hoa trái.

Chúng ta có liên hệ với đời sống thiêng liêng hay không? Chúng ta có bằng chứng điều đó hay không? Không phải với những bằng chứng mà phần nhiều thiên hạ gọi là "phúc lộc". Nhưng, chúng ta, những môn đệ của Chúa Kitô để lời Ngài sống động trong chúng ta, và để Mình và Máu Thánh Ngài nuôi dưởng chúng ta, thì đức tin của chúng ta chứ không phải các giác quan sẽ cho chúng ta biết là đời sống Chúa Kitô bởi Thiên Chúa đang sống động trong chúng ta. Và ngay cả khi chúng ta gặp thất vọng chúng ta vẫn mong được nhiều hoa trái. Khi chúng ta nhận được hoa trái thì chúng ta biết người làm vườn nho đang có đó.

Phúc âm trong những tuần tiếp theo là khởi diễn từ sự chia tay trong phúc âm thánh Gioan. Đây vẫn còn là mùa Phục Sinh, mùa sau khi Chúa Kitô sống lại. Những bài này trở về lúc ở bàn Tiệc Ly khi Chúa Giêsu ăn bửa ăn cuối cùng với các môn đệ Ngài. Ngài nói về việc Ngài sẽ từ giả và sẽ bị bắt và chịu chết. Thường trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu tự nói về Ngài với những từ: "Thầy là". Hôm nay Ngài nói: "Thầy là cây nho thật... Thầy là cây nho..." Khi chúng ta suy ngẫm về những hình ảnh Chúa Giêsu nói về Ngài, chúng ta càng ngày càng hiểu thêm nhiều Chúa Giêsu là ai trong đời sống chúng ta. Bây giờ chúng ta được nhắc lại là đời sống của Thiên Chúa tuôn chảy qua Chúa Giêsu đến những ai liên kết với Ngài là "cây nho thật". Nếu chúng ta muốn sống một đời có nhiều hoa trái trong chúng ta và trong thế gian thì Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên "ở lại" với Ngài.

Đây, nghe như là một điều đã nói trước rồi: Nếu chúng ta làm điều phải thì chúng ta sẽ được lãnh thưởng. Theo ý nghĩ này thì hình như những người "có tiền của" trong thế giới là những người được Thiên Chúa chúc phúc. Đời sống họ đầy "hoa trái", họ được đẹp đẻ, được mạnh khỏe, được giàu có và đầy sức lực. Chắc là họ đã làm những điều phải. Họ là những cành trên cây nho được người làm rượu thích thú. Còn như những người khác "không có gì" là những người hình như xa Thiên Chúa, Ít nhất là theo những điều chúng ta thấy trong đời sống họ. Những người này có thể tự hỏi: hay là Thiên Chúa không nghe lời họ kêu xin. Hay họ đã làm điều gì làm Thiên Chúa quay mặt đi khỏi họ. Nhưng, những người này, mặc dù họ có cảm tưởng họ bị cắt khỏi cành nho, họ vẫn còn có người bạn như họ đã than trên cây thập giá "Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con?" (Mt 27: 46)

Suy ngẫm sâu xa hơn về đời sống Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài, chúng ta nhận thấy sự liên kết của chúng ta với Thiên Chúa qua Chúa Kitô không bảo đảm một đời sống êm thắm. Không ai có liên hệ với một "người trồng nho" hơn Chúa Giêsu. Tuy vậy Ngài phải qua đường lối của "sự chết". Hãy xem người làm rượu đã thâu được bởi đời sống Chúa Giêsu qua sự đau khổ của Ngài. Việc Ngài cảm thấy bị bỏ rơi là một cảm giác tự nhiên khi Ngài đau khổ. Nhưng, đức tin trong Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không bị bỏ rơi, và qua Chúa Kitô chúng ta vẫn còn liên hệ mạnh mẽ và đây ý nghĩa với Thiên Chúa.

Trong những năm qua tôi đã thay đổi chỗ ở rất nhiều lần, và mục vụ hiện tại của tôi vẫn làm cho tôi thay đổi chỗ ở. Trong lúc sống ở một nơi, tôi đã có bạn bè rồi lại phải bỏ họ ra đi nơi khác. Có nhiều lúc tiệc tùng chia ly và nhiều lúc nói với nhau: "chúng ta hãy liên lạc với nhau". Chúng tôi nói với nhau như vậy vì "liên lạc với nhau" là giữ sự liên kết mạnh mẽ và lâu dài. Nếu chúng tôi không liên lạc với nhau thì sự liên kết sẽ yếu dần rồi sẽ biến mất. Đối với gia đình cũng như thế. Chúng ta có thể không đi xa từ nơi này qua nơi khác trong đất nước. Chúng ta có thể sống chung trong gia đình với nhau mà vẫn "mất liên lạc", và làm cho sự liên hệ ấm áp bị nguội lạnh dần.

Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy "ở lại với Thầy" là Ngài muốn chúng ta hãy "liên lạc" với Ngài. Nhưng, chúng ta biết chúng ta không cần phải đi xa để không liên lạc. Chúng ta vẫn tiếp tục đi nhà thờ, nhưng không liên lạc với Chúa Kitô vì chúng ta không sống đạo với tình cảm và không lo lắng sống thật lòng với đời sống tôn giáo. Như thế, thật ra chúng ta không "ở lại" với Chúa Kitô. Lời Chúa Kitô không nuôi dưởng chúng ta và không hướng dẫn chúng ta. Chúng ta cũng không "liên lạc" với Chúa Kitô khi chúng ta sống hai lối sống: một lối là đi nhà thờ là phần nhỏ nhất, và phần lớn hơn chúng ta không sống liên hệ với Chúa Kitô. Đáng lẽ đời sống chúng ta cần phải hợp nhất trong khi chúng ta muốn liên lạc với Chúa Kitô trong kinh nguyện và trong hành động. Chúng ta sống như thế nào, chúng ta làm gì và suy nghĩ gì là những điều không nên xa với điều chúng ta tuyên xưng trong phụng vụ.

Chúa Giêsu không nói rõ "ở với" Ngài là làm gì. Đến nhà thờ nghe lời Ngài và nuôi dưởng bởi lương thực ban sự sống là một việc. Học hỏi qua các gương mẫu của những anh chi em tín hữu là một việc nữa. Có nhiều việc nữa như: hằng ngày sống đạo để gắn bó đời sống chúng ta với Chúa Kitô. Chúng ta phải chọn một trong hai: đọc và suy ngẫm Kinh Thánh; lãnh nhận các phép bí tich; lần chuỗi mân côi với ý nghĩ chú trọng về đời sống của Chúa Giêsu; đi nhà thờ tham dự phụng vụ, và cùng với một nhóm suy ngẫm và cầu nguyện v.v...

Những hoạt động ngoài cơ sở tôn giáo cũng có thể giúp chúng ta liên kết với Chúa Kitô. Trong khi làm việc, chúng ta có thể cố gắng đem sự yêu thương trong Chúa Kitô đến cho kẻ khác trong đời sống hằng ngày, nhất là sự thương yêu người nghèo, người đau ốm và người sống bên lề xã hội. Có rất nhiều cơ hội và mỗi người trong chúng ta phải tự tìm cách để sống "liên hệ" với Chúa Kitô. Những phương thế này thường thay đổi, nên chúng ta cần phải sẵng sàng để làm theo ơn Chúa Thánh Thần đánh động trong chúng ta. Một điều chúng ta biết chắc là sự hội hợp của chúng ta ở đây là để gắn chặt sự liên hệ của chúng ta với Chúa Kitô, và nhờ thế chúng ta sẽ cố gắng hết lòng hết sức để cùng làm việc chung với nhau.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th Sunday of Easter (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8

The sound of the pruning shears does not sound very pleasant, in fact, it sounds quite stark, threatening and painful. Keep that vinedresser from my door! Perhaps the vinedresser isn’t the one to blame when we have to make a painful readjustment in our life. When we realize we have made wrong decisions, the changes we must make, though necessary and fruitful can be difficult. We realize periodically in our lives that life has had a way of seducing and then disappointing us. And we have been taken in by its false allure. The pain comes from the letdown after our inflated expectations come to naught, or when the path we choose leads to a dead end – a lifeless career; a relationship that turns to ashes; a dream bubble that bursts under trial, etc. Such dead ends are painful and quite frequently we have no one to blame but ourselves.

It is in the disillusionment and letdown that we have an opportunity to choose a more lasting, or eternal way of living, by turning to Christ. It is not on our own, but through God’s grace that we come to our senses – that’s how God "prunes" us; that’s how we can "bear fruit." If we are wise we will remain on the vine, connected to Christ, so that, despite the pain and disappointment life might dish out for us, we will not feel let down by God. In fact, we will feel blessed, like a fruitful branch drawing life from the vine.

Are we connected to the divine life? Yes. Can we prove it? Not by the measurable signs most people call "blessings." But if we disciples stay connected to Christ, letting his words live in us and his body and blood feed us, then our faith, not our senses, will tell us that the life Christ had from God is living and breathing in us and even our disappointments have the potential to bear much fruit. When we see signs of that fruit, then we know that the vinedresser has been at work.

The gospels over the next weeks are drawn from Jesus’ farewell discourse in John’s gospel. The season is Easter, after Christ’s resurrection. But these readings take us back to the table when Jesus shares a meal with his disciples, speaks his departing words to them and then is snatched away and killed. Frequently in John, Jesus describes himself in, "I am..," terms. Today he says, "I am the true vine...I am the vine...." When we reflect on the metaphors he uses to identify himself, we learn more and more about who Jesus is in our lives. Now we are reminded that life from God flows through Jesus to all those connected to him, the "true vine." If we are to have a life that bears fruit within us and our world then, Jesus advises, we must "remain" in him.

It can sound like a "quid pro quo." If we do the right things, we will receive our reward. Following this line of thought, the "haves" of the world seem to be blessed by God – they have "fruitful" lives, beauty, health, wealth and strength. They must be doing something right; they must be really good branches on the vine and liked by the vinedresser. Unlike the "have-nots," who seem to be on the outs with God, at least when measured by how well they are doing in life. These people might wonder if God has stopped listening to them, or if they have done something to turn God’s face away from them. But they, who may feel cut off the vine, have a companion in Jesus who cried out from the cross, "My God, my God, why have you forsaken me?"

Upon deeper reflection on Jesus’ life, death and resurrection, we realize our connectedness to God through Christ, does not guarantee that life will be a cake walk. No one was more connected to the "vine grower" than Jesus, yet he had to walk through the "valley of the shadow of death." Look at how much fruit the "vinedresser" brought out of Jesus’ life through his suffering. Feeling abandoned may be a natural feeling when we are suffering; but faith in Jesus reminds us that we are not cast off and that, through Christ, we are in a powerful and meaningful relationship with God.

I have moved residences a lot over the years and my current itinerant ministry keeps me on the move. While living for a time in one location, I have made friends and then had to leave them. There were the farewell parties and the inevitable, "Let’s stay in touch." We say that to each other at such times because "staying in touch" will keep a relationship strong and growing. If we "lose touch" chances are the relationship dwindles and eventually disintegrates. The same is true in families. We may not move from one part of the country to another; we can be living in the same household and still "lose touch’ with one another and cause a once warm relationship, to chill.

When Jesus reminds us to "remain in me," he wants us to "stay in touch" with him. But we know that we don’t have to move away to lose touch. We continue going to church regularly, but lose touch with Christ when we just go through the motions of religion, without our heart and mind being fully in it. In fact, we are not "remaining" in him; his words don’t nourish and direct us. We also lose touch with Christ when we partition our lives into two parts; our coming to church being one small section, with the rest of our lives forming a separated and out-of-touch-with-Christ part. Instead our lives need to be more unified as we earnestly seek to remain connected to Christ in both prayer and action. How we fashion our lives, what we do and how we think, should not be disconnected from what we profess here at worship.

Jesus doesn’t spell out how we are to "remain" in him. Coming to church to hear his Word and be nourished by his life-giving food constitutes one way. Learning from the example of our sister and brother believers is another. There are many more, daily religious practices that strengthen our ties with Christ. We will have to choose one or two: reading and meditating on scriptures; receiving the sacraments; praying the rosary with its focus on events in Jesus’ life; attending special church services; joining a reflection group, etc.

Activities outside the usual religious settings are also practices that help us remain in Christ. There we can try to put his love for people foremost in our daily lives, especially his love for the poor, ill and outsider. The possibilities are many and each of us will have to find our own way to "remain" in Christ. These ways will also change over the years, so we need to be open to the new possibilities the Spirit blows our way. We know one thing for sure: our gathering here each week is a central way to keep the ties with Christ and his other branches strong, so we do the best we can to participate fully.