Giêrêmia 31: 31-34; T.vịnh 50; Do Thái 5: 7-9; Gioan 12: 20-33

Những người Hy Lạp đến Giêrusalem hỏi ông Philipphê "Thưa ông, chúng tôi muốn dược gặp ông Giêsu". Đây là dịp Chúa Giêsu nói về sự chết của Ngài, và cũng là dịp các người theo Chúa Giêsu được dạy dỗ về việc họ muốn giống như Ngài: Hạt giống phải chết đi trong lòng đất để sản sinh "nhiều hạt khác". Thoạt đầu việc các người Hy lạp muốn gặp Chúa Giêsu và lời Ngài dạy dỗ không liên hệ gì với nhau, nhưng không phải thế. Để đáp lại lời các người Hy Lạp muốn gặp Ngài, Chúa Giêsu làm chúng ta chú ý đến sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài mà chúng ta sẽ mừng kính lễ trong 3 ngày của Tuần Thánh. Chúa Giêsu sẽ chấp nhận hoàn toàn sự chết của Ngài, không một chút tránh né. Khác với kinh nghiệm của chúng ta, sự chết là sự hủy hoại hoàn toàn. Nhưng Chúa Giêsu xem đó là dịp vinh danh Thiên Chúa. Những ai thấy sự chết của Chúa Giêsu và tiếp tục nhìn lên Ngài trên cây thập giá với cặp mắt đức tin sẽ cũng thấy bàn tay của Thiên Chúa cứu Chúa Giêsu qua sự chết.

Hãy nhớ các người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giêsu. Sự Chúa Giêsu đáp lại nói về việc hy sinh và sự chết của Ngài đã được lập đi lập lại nhiều lần trong các phúc âm Nhất Lãm. Trong phúc âm này thánh Gioan chỉ chú trọng đến lời Chúa Giêsu nói về các người Hy lạp muốn gặp Ngài, vì triết lý Hy Lạp ít nói về sự hy sinh của mình, hay sự hiến tế mạng sống của mình cho người khác. Bởi thế dụ ngôn Chúa Giêsu nói về hạt giống ‘phải chết đi’ để sinh nhiều hạt khác" là một hình ảnh xứng hợp với trường hợp này. Các người theo Chúa Giêsu sẽ bỏ những "lý luận" của thế gian để tin lời Ngài như là trái hẳn với điều các môn đệ nghĩ.

Các bậc phụ huynh, giáo chức và nhũng người dạy dỗ trong cộng đoàn biết ý nghĩa thành quả của sự chết của mình. Cũng như ý nghĩa việc từ bỏ những chương trình và dự định của mình để giúp người khác. Chúng ta cũng ý thức được các thế hệ trước và bây giờ của những người di cư phải gặp bao khổ cực hy sinh đời sống của họ cho con cái họ được một đời sống tốt đẹp hơn. Các thế hệ trước chết đi như hạt giống chết trong lòng đất để gây nên nhiều hạt khác. Thí dụ như các bậc phụ huynh tốt lành đã hy sinh cho con cái cùng dòng máu của họ là điều tự nhiên. Điều không tự nhiên là Chúa Giêsu kêu gọi các người theo Ngài hy sinh đời sống của họ cho những người không cùng dòng máu của họ. Chúng ta phải hy sinh mạng sống chúng ta ngay cho cả những người xa lạ, không mong đợi họ sẽ trả ơn. Thật thế việc hy sinh toàn năng lực của mình không một chút mong đợi trả ơn có vẽ như suy nghĩ không xứng hạp với ý nghĩ thông thường.

Qua bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa hứa sẽ làm một giao ước mới với dân Ngài. "Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta". Chúa Giêsu là giao ước mới đó. Thiên Chúa đã kết hợp chính Ngài với chúng ta với sự liên kết không bao giờ chấm dứt. Chúa Giêsu nhìn ngay vào sự chết và Ngài nhận thấy thắng lợi qua sự chết của Ngài: một giao ước mới được gây nên và chúng ta dược sống lại qua tội lỗi. Chúng ta được cam đoan sự tha thứ của tội lỗi trong Mùa Chay này, vì chúng ta nhìn lên Chúa Giêsu "Đấng giương cao lên khỏi mặt đất". Chúa Giêsu gọi Chúng ta lên với Ngài để sống một đời sống mới "tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi". Chúa Giêsu đưa chúng ta về với Thiên Chúa, và Ngài nói Ngài sẽ làm như vậy qua sự chết, vì đó là đường về dời sống vĩnh viễn cho những người theo Ngài. Chúa Giêsu dùng hình ảnh Do thái và nói là chúng ta phải "coi thường" mạng sống ở đời này "để giữ lại được sự sống đời đời". Nếu chúng ta sống đời sống không phạm tội lỗi như Chúa Giêsu đã sống thì đó là sự chết cách này hay cách khác cho chúng ta: như sự chết cho việc lo lắng cho mình; chết cho sự tự do của mình để từ bỏ mọi sự; chết về cử chỉ làm theo ý định của mình v.v... Các người theo Chúa Giêsu hằng ngày chết với những ý định của mình để chọn Ngài, và chọn việc phục vụ Thiên Chúa qua tha nhân hơn tìm lợi lộc vinh dự cho mình.

Qua sự chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá, Ngài cho chúng ta thấy làm sao trung thành với Thiên Chúa cho đến trọn đời sống Ngài. Chúa Giêsu vẫn cho chúng ta thấy là Thiên Chúa thương yêu chúng ta chừng nào. Chúa Giêsu không muốn chịu thương khó vì đau khổ, bằng không Ngài đã không chửa lành và cho lương thực cho biết bao nhiêu người. Nhưng có một sự đau khổ mà chúng ta không tránh được nếu chúng ta muốn theo Ngài. Thật thế, chính hôm nay Ngài kêu gọi chúng ta lãnh nhận sự đau khổ đó, vì theo Ngài thì chúng ta sẽ gặp đau khổ. Trong một thế giới tội lỗi và bạo lực, Thiên Chúa muôn chúng ta chọn những điều khác. Đúng thế, chúng ta sẽ gặp sự dữ không phải qua bạo lực và không dùng phương tiện của sự dữ để chống đối, nhưng là hằng ngày cố gắng sống một đời sống phục vụ vì danh Chúa Giêsu. Chúa Giêsu suy nghĩ như khi Ngài ở trong vườn cây dầu, mặc dù Ngài có phải chịu hy sinh đời sống của Ngài. "Tuy vậy Ngài phải nói: 'Lạy Cha, xin Cha cứu con khỏi giờ này'". Rồi Ngài từ bỏ ngay ý nghĩ đó và nói "Lạy Cha, xin Cha tôn vinh danh Cha". Chúng ta sẽ nhận thấy vinh quang Thiên Chúa qua sự hy sinh Chúa Giêsu sẽ làm, và hơn nữa. Thành quả của sự hy sinh này, chúng ta cũng sẽ được ơn theo Chúa Giêsu qua sự hy sinh của chúng ta vì kẻ khác.

Tiếng nói từ trời vọng xuống không nói với Chúa Giêsu, nhưng nói với những người đang đứng ở đó, và cả chúng ta nữa là những người đang nghe bây giờ. Kinh Thánh Do thái nói đó là tiếng sấm, vì tiếng sấm trước kia là tiếng của Thiên Chúa, hay tiếng của một thiên thần. Tiếng từ trời bảo đảm cho chúng ta là việc Chúa Giêsu làm đã được Thiên Chúa chấp nhận. Chúng ta có thể tín nhiệm vào lời Chúa Giêsu vừa nói: sự sống nảy lên qua sự chết. Nhiều người sẽ được thu hút bởi Chúa Giêsu trên cây thập giá, nhưng cũng có nhiều người không chấp nhận sự chết đó. Có lời quảng cáo nói: "bạn có thể nên tất cả những gì bạn có thể làm được". Đó là điều Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm. Ngài có một đường lối khác cho chúng ta để đi theo Ngài để trở nên "tất cả những gì chúng ta làm được".

Những người Hy Lạp là những người thật lòng muốn tìm hiểu. Trong khi họ không phải hoàn toàn là thành phần của cộng đoàn Do thái, họ ở lại Giêrusalem đẻ thờ phượng với người Do thái vào lễ Vượt Qua. Theo từ ngử của phúc âm thánh Gioan, từ "xem thấy" ám chỉ nhiều hơn là chỉ trông thấy về thể xác, nhưng ám chỉ thêm sự trông thấy sâu đậm qua đức tin. Sự có mặt của 2 môn đệ Andrê và Philipphê nhắc đến phần đầu của phúc âm, khi ông Andrê và một môn đệ khác của ông Gioan Tẩy Giả đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mời họ "đến mà xem". Chúng ta đã biết hai môn đệ đó trên đường họ đi theo Chúa Giêsu. Chúng ta đã cùng họ nghe lời Chúa Giêsu, và đã nhận thấy việc làm lớn lao của Ngài. Chúng ta cũng như hai môn đệ đó đã "đến và xem" Chúa Giêsu (Ga 1: 35)

Suốt phúc âm thánh Gioan, chúng ta nghe "giờ chưa đến" (Ga 2: 4; 7:6 ; 7: 30;8: 20). Chúng ta biết Chúa Giêsu không nói đến giờ trong ngày (tiếng Hy Lạp là Chronos), nhưng là giờ đặc biệt, giờ đầy ơn sủng của đời sống (tiếng Hy Lạp là Kairos), Khi Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa qua sự thương khó, sự chết và sự sống lại. "Giờ" đó bây giờ đã đến, và Chúa Giêsu sẽ tự hy sinh mình cho thế gian. Các người ngoại tìm gặp để "xem thấy" Chúa Giêsu. Họ có phải là tiêu biểu cho những "người khác", những người trong thế gian cùng với ông Andrê, ông Philipphê, bà Maria, và bà Mácta tìm đến để tin Chúa Giêsu không? Ngài sẽ phải nói rõ cho họ biết để họ được toàn diện đức tin, ơn cảm nghiệm sẽ được "xem thấy" Chúa Giêsu. Rồi cũng đến lượt chúng ta, chúng ta cùng với những người đó sẽ "xem thấy" sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.

Phúc âm thánh Gioan không nói về sự việc xãy ra trong vườn cây dầu. Dù vậy Chúa Giêsu cũng cảm thấy tâm hồn Ngài xao xuyến như trong vườn cây dầu. Chúa Giêsu biết điều gì sẽ xãy ra và Ngài quyết tâm đi đến những sự việc đó. Nếu Ngài không quyết tâm, chúng ta có thể đã nghe một tin khác bởi những người chúng ta nghe hôm nay. Nếu Chúa Giêsu không chấp nhận sự chết của Ngài, tin mà chúng ta sẽ nghe có thể là: người tôi tớ của Thiên Chúa chỉ phục vụ đến chừng nào đó thôi chứ không hy sinh nhiều, và người nào muốn theo Chúa Giêsu sẽ không phải gặp khó khăn về đời sống, và Thiên Chúa chỉ đòi hỏi một phần của đời sống chúng ta trong tình yêu thương và phục vụ, chứ không đòi hỏi tất cả. Trong 2 tuần tiếp theo chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu hy sinh tất cả mọi sự cho Thiên Chúa vi chúng ta. Và chúng ta được ơn gọi theo Ngài.

Chúa Giêsu sẽ "xét xử" thế gian như thế nào khi Ngài bị "giương cao lên khỏi mặt đất"? Dân chúng có thể hoặc chấp nhận điều họ trông thấy trong sự chết của hạt giồng lúa này" và họ sẽ sống đời sống họ theo gương mẫu đó, hoặc họ sẽ nhìn thấy Đấng bị treo trên cây thập giá là một người sống một đời sống điên rồ và phí phạm, và họ từ bỏ Chúa Giêsu và việc Ngài làm. Uy quyền trên thế gian cai trị qua ngai vàng và quyền lực quân sự. Chúa Giêsu cai trị qua cây thập giá. Qua thập giá và sự sống lại Chúa Giêsu sẽ "kéo mọi người lên với Ngài".

Hôm nay chúng ta có thể mừng những người đã được học giáo lý tân tòng. Những người sẽ được chịu phép rửa tội vào ngày vọng Phục Sinh. Giống như những người ngoại nói "chúng tôi muốn gặp ông Giêsu", các người bảo lãnh và những người hướng dẫn trong giáo lý tân tòng là những người đã làm chứng và đã dạy dỗ giúp những người đi tìm đến "gặp" Chúa Giêsu. Rồi còn tất cả chúng ta thì sao? Vậy thì chúng ta có "gặp" Chúa Giêsu vì những người đã đưa chúng ta đến "gặp" Ngài trong đời sống chúng ta hay không? Có những người nào khác đã nêu gương mẫu hy sinh mình mà Chúa Giêsu nói đến trong phúc âm hôm nay không? Sự hy sinh của những người đó đã giúp chúng ta "gặp" Chúa Giêsu hay không? Chúng ta có "gặp" Ngài trong những câu chuyện của Kinh Thánh mà chúng ta thường nghe mỗi tuần, hay trong những buổi họp phụng vụ? Chúng ta có được giúp đỡ "gặp" Chúa Giêsu qua những bài giảng của các linh mục hay không? Chúng ta có nhìn gặp Chúa Giêsu qua hình bánh và rượu đang hy sinh sự sống của Ngài để nuôi dưởng chúng ta hay không?

Chúa Giêsu không phải ứ đọng trong thời gian. Ngài cũng không phải là của riêng biệt của một cộng đoàn xa xưa. Ngài đã qua "giờ" này, và chúng ta cùng với cộng đoàn thánh Gioan đã "gặp" được Ngài. Chúng ta "gặp" Ngài qua đức tin hiện nay, và tại nơi đây. Sau này trong phúc âm Chúa Giêsu hứa "phúc thay những người không trông thấy mà tin!" (Ga 20: 29). Chúng ta thường nói "trông thấy là tin". Nhưng theo ánh sáng phúc âm hôm nay, chúng ta có thể nói "Tin nghĩa là trông thấy".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY OF LENT (B)
Jeremiah 31: 31-34; Psalm 51 Hebrews 5: 7-9; John 12: 20-33

The visit by the Greeks, who ask Philip, "we would like to see Jesus," is the occasion for Jesus’ discourse about his death. It is also an opportunity for Jesus’ followers to be taught about being willing to be like Jesus – a grain of wheat dying, so as to bear "much fruit." At first the Greek’s request and Jesus’ response seem disconnected; but they are not. In response to the request of the Greeks, Jesus moves our attention to his suffering, death and resurrection, which we will soon be celebrating during our Triduum. He will face his death with a determination to see it through and not flee. Contrary to our experience of death as a final destruction, Jesus sees it as a moment of God’s glorification. Those who see his death and continue to look with eyes of faith upon him, will also see God’s hand rescuing Jesus from death.

Remember that the desire to see Jesus is expressed by Greeks. Jesus’ response about self-sacrifice and dying to oneself repeats what he frequently says in the Synoptic gospels. Here he has focused his words to the inquiry by the Greeks, for in Greek philosophy there is little or no reference to dying to self, or the sacrifice of one’s own life for another. So, Jesus’ example of the grain of wheat bearing "much fruit" through dying, is a fitting image at this moment. His followers will leave behind the worldly and "logical" thinkers of the world and trust in his words – as contradictory as they may seem to the disciples.

Parents, educators and mentors in the congregation know what it means to die to self interests; to give up one’s personal plans and goals for the sake of others. We are also aware of past and present generations of immigrants who toiled long and hard, giving their lives, so that their children could have a better one. They died to self; each like a grain of wheat that "falls to the ground and dies,...and produces much fruit." Good parents, for example, will make such sacrifices for their own blood. It’s natural. What isn’t "natural" is that Jesus invites his followers to give their lives for those not of their own blood. We are to give of ourselves even for strangers, expecting no return, no payment-in-kind. It will seem to worldly thinking a waste of time; a pouring out of our life energies for little in return.

Through Jeremiah (our first reading), God promised to make a new covenant with God’s people, a covenant "written upon their hearts." Jesus is that new covenant and in him, God has united God’s very self with us with bonds that can never be broken. Jesus looks death in the eye and sees victory; for through his death the new covenant is established and we are raised from sin. We are assured of forgiveness of our sins this Lent because we look upon Jesus, the one "lifted up from the earth." He raises us up with him to a new, a forgiven life, "I will draw everyone to myself." He takes us to God. Jesus says that his way, through death, is the way to eternal life for his followers. Using Semitic hyperbole he states we must "hate" our life in this world and "preserve it for eternal life." If we live the servant-life Jesus did, then it will mean death in one way or another for us: death to self-preoccupation; death to our independence and detachment; death to doing things our way, etc. Jesus’ followers die everyday in the decisions we make to choose him and service to God through neighbor, above our own self interests and aggrandizement.

By Jesus’ suffering on the cross, he showed us how to be faithful to God. To the very end of his life he also showed us God’s love for us. Jesus did not want suffering for its own sake; otherwise he would not have cured and fed so many people. But there is a suffering we can’t avoid if we are to follow him. In fact, he invites us to that suffering today, for following Jesus’ path will cause suffering and pain. In a world of sin and violence, God wants people who will choose otherwise. Indeed, we are to counter evil, not by force and adopting evil’s own battle tools, but by daily attempts to live lives of service in Jesus’ name. Jesus ponders aloud, as he did in Gethsemani, whether or not to go through with this sacrifice of his life. "Yet what should I say, ‘Father, save me from this hour’"? He quickly dismisses this thought and says, "Father, glorify your name." We will see the greatness of God in the self-sacrifice Jesus is about to make. And more. As a result of this sacrifice, we too will be able to follow Jesus in giving ourselves for others.

The voice from heaven is not directed at Jesus, but to those standing nearby and to us who hear it now. In the Hebrew scriptures, thunder represented the voice of God, or the voice of an angel. The voice affirms for us that Jesus’ way has God’s stamp of approval. We can put trust in what Jesus has just said: through dying comes life. Many will be attracted to Jesus’ reigning from the cross; many will be repulsed by it. The commercial says, "Be all that you can be." That’s what Jesus is inviting us to do – he just has a very different path for us to follow and become "all that we can be."

These Greeks were sincere searchers. While they were not fully part of the Jewish community, they were in Jerusalem to worship with the Jews at Passover. In John’s packed vocabulary, "to see" implies more than physical sight; it suggests a sight that comes from believing. The presence of Andrew with Philip hearkens to the beginning of the gospel when Andrew and another disciple of John the Baptist, went to Jesus. He invited them to "come and see." We have been with these disciples on their journey with Jesus, listening with them to Jesus’ words and observing his great works. We, like those disciples, have come to "see" who Jesus is (Cf. 1: 35ff).

Throughout John’s gospel we have been told that the "hour had not come yet" (2:4; 7:6; 7:30; 8:20). We know Jesus wasn’t referring to the time of day ("chronos"); but to a special, grace-filled moment in his life ("kairos"), when he would be returning to God through his passion, death and resurrection. That "hour" has now come and Jesus is going to make himself available to the world. The Gentiles ask to "see" Jesus. Do they represent the "others," the people of the world who, along with Andrew and Philip, Mary and Martha, will also come to believe in Jesus? He must make it clear to them and us: to really get the full picture of faith, the whole experience of Jesus must be "seen." Soon we, with them, will see Jesus’ passion, death and resurrection.

John has no agony in the garden in his gospel. Nevertheless, Jesus, as in the garden, is agitated or distressed. He knows what is up ahead and he is determined to go through with it. Had he not, we would have heard a different message from the one we hear today. Had he not accepted his dying, the message we would have heard would have been: that the servant of God serves God up to a certain point and at little personal cost; that one could be a follower of Jesus without inconvenience to self or lifestyle; that God only asks a part of our lives in love and service, not all of it. The next two weeks we will see Jesus’ giving everything to God for us. We are invited to follow.

How will the world be "judged" by Jesus’ being "lifted up"? People will either accept what they perceive in the death of this "grain of wheat" and fashion their own lives accordingly, or they will look upon the crucified one as having lived a foolish and wasted life—and reject Jesus and his way. The world powers rule and govern from exalted thrones and military might. Jesus rules from the cross----by the cross and his resurrection, he draws "everyone to myself."

We might pay honor today to people in the Rite of Christian Initiation. Those who will be baptized at the Easter Vigil are like the searching Gentiles saying, "We would like to see Jesus." Their sponsors and other mentors in the RCIA are the ones who, by the witness of their lives and their instruction, help the searchers "see" Jesus. And the rest of us? Don’t we "see" Jesus because of those who have shown him to us by their own lives? Haven’t others modeled the self-sacrifice Jesus speaks of in today’s gospel? Hasn’t their self-giving shown us Jesus? Do we "see" him in these scriptural stories we hear each week at these assemblies? Are we helped to see him through the preacher’s message? Do we look below the appearance of bread and wine and see Jesus’ life given for us and nourishing us?

Jesus is not frozen in time, the exclusive property of a community long ago. He has passed through his "hour" and we, along with John’s early community, have access to him; we "see" him through faith here and now. He promises later in the gospel, "Blest are they who have not seen and have believed (20:29). We have the expression, "seeing is believing." But, in the light of today’s gospel, we can say today, "Believing is seeing."