(EWTN News/CNA) Tin từ Vatican. Các ĐGM Úc đã phản đối đề nghị của Ủy Ban Hoàng Gia rằng các linh mục phải tiết lộ chi tiết về xâm phạm tình dục được xưng thú nơi tòa giải tội nếu không muốn bị kết án tội hình.

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc là Đức Tổng Giám Mục Denis J Hart thuộc thành phố Melbourne, công bố vào ngày 14 tháng Tám rằng “Bí Tích Giải Tội trong Giáo Hội Công Giáo là cuộc gặp gỡ giữa hối nhân và Thiên Chúa qua linh mục. Giải tội là phần cơ bản của tự do tôn giáo được công nhận trong luật pháp của nước Úc và nhiều quốc gia khác. Quyền tự do ấy cần phải được duy trì ở nước Úc này. Tuy nhiên, “ngoài tòa giải tội” mọi xâm phạm trẻ vị thành niên đều phải được báo cáo cho nhà cầm quyền và chúng tôi bảo đảm sẽ thực hiện điều đó.”

Bản tuyên bố được đưa ra cùng ngày với việc Ủy Ban Hoàng Gia đưa ra 85 đề nghị nhằm thay đổi hệ thống pháp lý của cả nước đối với những biện pháp giải quyết Lạm Dụng Tình Dục trẻ Em đã được thiết lập vào năm 2013.

Ngoài việc đề nghị tăng thêm hình phạt những vụ án về lạm dụng tình dục trong quá khứ, cách dùng những bằng chứng và phân tích, Ủy Ban còn đề nghị rằng nếu linh mục không báo cáo những vụ lạm dụng, ngay cả qua thú nhận nơi tòa giải tội, cũng cấu thành tội hình.

“Linh mục sẽ không được từ chối việc báo cáo những thông tin nhận được nơi tòa giải tội” và nếu biết vụ lạm dụng trẻ em hay chỉ là nghi ngờ thôi cũng phải báo cáo ngay.

Ủy Ban đã kể ra những trường hợp mà những kẻ vi phạm đã xưng thú việc họ xâm phạm tình dục trẻ em với một linh mục rồi “lại tiếp tục phạm tội và rồi lại xin tha tội.”

Do vậy, Ủy Ban nhận ra tầm quan trọng của việc xưng tội trong Giáo Hội Công Giáo và họ đề nghị không có việc miễn trừ hay bảo vệ, hay ưu tiên nếu linh mục không báo cáo những vi phạm mình được biết qua xưng tội.”

Theo giáo luật Công Giáo, “Sự bảo mật của bí tích là bất khả vi phạm”. Do đó, thực sự là một sự sai lầm nếu cha giải tội phản bội lại hối nhân, dù bằng bất cứ lý do nào, dù bằng lời hay bằng bất cứ thể cách nào.”

Một linh mục vi phạm “sự bảo mật của bí tích giải tội” thì liền tự động “latae senantiae” bị rút phép thông công và chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có thể tha tội này.

Trong công bố ngày 14 tháng Tám của Ủy Ban “Công Lý, Sự Thật và Chữa lành” của Giáo Hội Úc được thành lập vào năm 2013 như là nền tảng của Giáo Hội “để có cùng một tiếng nói chung” về những vấn đề liên quan tới Ủy Ban Hoàng Gia, đã nói rằng Ủy Ban phản đối đề nghị liên quan đến việc giải tội, nhưng nếu phải thi hành, thì quyết định chấp hành hay không là do quyết định lương tâm của mỗi linh mục.

Trong bản công bố, Francis Sullivan, Giám Đốc Điều Hành của Ủy Ban Hoàng Gia nói rằng trong khi Giáo Hội Công Giáo liên tục lý luận rằng việc báo cáo sẽ không nên áp dụng cho việc giải tội, thì Ủy Ban Hoàng Gia chỉ xác định dựa trên cơ sở thông tin và bằng chứng mà họ đã nghe được từ hơn bốn năm qua.

Sullivan trân tráo lập luận rằng toàn bộ ý niệm về giải tội trong Giáo Hội Công Giáo là giúp ăn năn, tha thứ và hối cải. Vậy nếu một kẻ lạm dụng tình dục trẻ em tìm sự tha thứ nơi tòa giải tội thì hối nhân ấy cần có những bước chuẩn bị để chứng tỏ họ hối cải ăn năn, nghĩa là tự nộp mình cho cảnh sát. Linh mục có thể thúc giục việc này trước khi ban phép tha tội.

Sullivan háo hức cho rằng sẽ có những luật mới đòi buộc phải báo cáo những thông tin nghe được từ tòa giải tội và linh mục, giống như những người khác, phải chấp hành luật.

Tuy nhiên quyết định cuối cùng có chấp nhận hay không đề nghị của Ủy Ban Hoàng Gia còn tùy thuộc vào Quốc Hội theo quan điểm của các dân biểu và có những thay đổi luật pháp thích hợp.

Những thay đổi khác mà Ủy Ban đề nghị còn bao gồm thay đổi cách hành xử của cảnh sát, như là cải thiện kỹ thuật điều tra khi hỏi cung, cải thiện “ kinh nghiệm phòng xử” cho nạn nhân làm cho việc tiến hành bớt gây tổn thương, bãi bõ yếu tố “ người tốt” trong giảm bớt hình phạt khi nhân vật ấy thực hiện lạm dụng tình dục, áp dụng hình phạt theo tiêu chuẩn hiện tại chứ không vào thời điểm phạm tội và mở rộng phạm vi bắt giữ kẻ phạm tội để gây lòng tin nơi cha mẹ hay người giám hộ để tiếp cận với đứa trẻ. Những đề nghị cũng gồm phần yêu cầu “tất cả các tiểu bang thực hiện luật mới về lạm dụng tình dục trẻ em theo mức hình phạt vào lúc xét xử chứ không phải vào lúc vi phạm. Tuy nhiên hình phạt phải giới hạn tới mức tối đa vào thời điểm vi phạm.

Ủy Ban Hoàng Gia còn nói rằng đã có rất nhiều nạn nhân lạm dụng tình dục đã không báo cáo những vi phạm trong nhiều năm ngay cả nhiều thập niên và việc áp dụng mức hình phạt cũ sẽ không phù hợp với mức phạt hình sự hiện tại.

Với những thay đổi này, những cáo buộc lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo có thể bị ảnh hưởng theo mức phạt hiện tại cho những trường hợp lạm dụng tình dục trong quá khứ. Đây chính là âm mưu của người đời nhắm vào Giáo Hội.

Không biết những thay đổi này có thực hiện không và bao giờ thì thực hiện, nhưng những đề nghị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trường hợp của Đức Hồng Y George Pell, hiện đang bị tố cáo nhiều vụ lạm dụng tình dục trẻ em trong quá khứ.

Các cáo buộc này đã được cảnh sát Victoria công bố vào cuối tháng Sáu. Đức Hồng Y Pell là Bộ Trưởng Kinh Tế của Tòa Thánh Vatican từ năm 2013 và là thành viên trong Ủy Ban Hồng Y Cố Vấn của ĐGH Phanxicô, và ngài là nhân vật cao cấp nhất của Tòa Thánh bị cáo buộc với tội lạm dụng.

Được phép của ĐGH Phanxicô, Đức Hồng Y Pell đã từ nhiệm những trách vụ tại Vatican và trở về Úc để tiến hành tủ thục tố tụng. Dĩ nhiên ngài vẫn được coi là vô tội dù những tin đồn cáo buộc được tung ra vào năm ngoái. Trong phiên tòa tại Melbourne vào ngày 26 tháng Bẩy, ĐHY nói ngài “vô tội” và ngài sẽ ra tòa vào ngày 6 tháng Mười.

Dù những cáo buộc chống lại ĐHY xảy ra vào thập niên 1960, nhưng với đề nghị mới đây về những lạm dụng tình dục trong quá khứ mà được áp dụng ngay thì có thể ảnh hưởng đến mức hình phạt nếu ngài bị kết án là có tội.

Khi những cáo buộc được công bố, Phó Cảnh Sát Victoria là Shane Patton đã mạnh mẽ chỉ ra rằng vào thời điểm đó “không có sự thay đổi bất cứ thủ tục nào” và nên nhớ rằng “đã không có cáo buộc nào chống lại ĐHY Pell, rõ ràng là không ở bất cứ phiên tòa nào. ĐHY Pell, như mọi người bị cáo buộc khác, có quyền tiến hành tố tụng và do đó điều quan trọng là tiến trình phải tự nhiên như những trường hợp thông thường khác.”

Giuse Thẩm Nguyễn