Chúa Nhật III Phục Sinh A
TĐ CV 2: 14,22-33; Tv. 15; 1 Phêrô 1:17-21; Luca 24: 13-35

Trên đường Em-mau

Hôm nay, câu chuyện Em-mau là câu chuyện thích thú cho nhiều người. Câu chuyện này tiếp theo câu chuyện các phụ nữ đứng ngay dưới chân thánh giá cho đến khi Chúa Giêsu sinh thì. Tối các bà đi theo ông Giuse Arimathea khi ông ta đem xác Chúa chôn vào mộ.

Ngày sau ngày sa bát các bà đi ra thăm mộ mang theo dầu thơm. Họ không trông thấy xác Chúa trong mộ. Có hai người đàn ông, y phục sáng chói. đứng bên họ và nói với họ là Chúa Giêsu đã chỗi dậy rồi. Khi các bà trở về kể cho các môn đệ những sự việc ấy, các ông cho là chuyện lẩn thẩn nên chẳng tin. Phụ nữ thời đó có địa vị thấp kém nên lời nói của họ không có giá trị cho lắm.

Phêrô chạy ra mộ trông thấy những khăn vải liệm và ông ta rất đỗi ngạc nhiên. Luca không nói là thánh Phêrô tin, và cũng không nói là ông ta được biết như các phụ nữ đã biết. Đến đây trong phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu chưa hiện ra với các môn đệ trong phòng trên. Chưa có việc Chúa Giêsu hiện ra lúc nào cả. Sau khi câu chuyện về các phụ nữ, thánh Luca nói về câu chuyện trên đường đi Em-mau. Câu chuyện rất tầm thường theo như đã kể. Trong câu chuyện đó có bài học cho chúng ta là những người muốn tìm thấy những dấu chỉ sáng ngờivề việc Chúa Kitô phục sinh xuất hiện trong khung cảnh thường ngày, trên đường đi và ở nơi bàn ăn.

Cũng như trong các câu chuyện kể trong các phúc âm khác, thánh Luca nói với chúng ta là Chúa Giêsu sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần, và thánh Luca cũng nói về ngôi mộ trống. Nhưng, vì sao thánh Luca lại trình bày câu chuyện Chúa Giêsu hiện ra lần thứ nhất một cách đơn sơ như thế? Có lẽ là vì thánh Luca viết phúc âm cho một cộng đoàn Kitô hữu sống 50 năm sau ngày Chúa Giêsu phục sinh. Các tín hữu đó sống đã xa cách sau thời Chúa Giêsu, và họ có thể hỏi, như chúng ta cũng có thể hỏi "vậy Chúa Kitô phục sinh ở giữa chúng ta như thế nào? Chúng ta tìm thấy Ngài ở đâu?". Thánh Luca trả lời cho câu hỏi về đức tin đó là cách diễn tả Chúa Kitô hiện diện trong phụng vụ Thánh Thể, như có thể xãy ra trong thời Giáo Hội tiên khởi.

Câu chuyện mở đầu với các môn đệ cảm thấy chán nản xuống tinh thần về sự việc xãy ra trong đời sống và sự chết của Chúa Giêsu. "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng..." (Lc 24: 21). Đó là lời hai môn đệ nói với người khách lạ họ gặp trên đường đi Em-mau. Sự việc đã không xãy ra như họ hy vọng trước đó. Với chúng ta cũng vậy, có bao sự việc không xãy ra như chúng ta mong muốn. Cộng đoàn phụng vụ hôm nay sẽ thấy việc phụng vụ bắt đầu với sự cần chửa lành cho hai môn đệ đang chán nản và tinh thần xuống thấp. Rồi đến lúc một linh mục giảng nói lời Chúa cho họ, giúp họ trông thấy chương trình Thiên Chúa trong những sự việc đã xãy ra. Tiếp đến là cử chỉ mà chúng ta nhận thấy trong phụng vụ hôm nay xung quanh bàn tiệc là "việc bẻ bánh". Trong phúc âm thánh Luca và sau đó trong sách Công vụ Tông đồ "việc bẻ bánh" là ám chỉ Bí tích Thánh Thể.

Hình như thánh Luca muốn nói với cộng đoàn của ông ta là "bây giờ anh em hiểu chưa?". Chúa phục sinh hiện diện với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể khi chúng ta họp nhau để đón nhận Chúa Kitô trong Lời sách thánh và Bí tích bí tích. Cũng như hai môn đệ trên đường đi Em-mau, chúng ta không nhận được sự hiện diện đặc biệt lạ lùng của Chúa Kitô với các môn đệ trong phòng trên. Và Chúa Kitô cũng không hiện ra với chúng ta như với ông Tôma rồi bảo chúng ta sờ vào vết sẹo trên thân thể Ngài. Nếu được như thế thì quý hóa và nâng đỡ biết bao. Như thánh Luca đã viết, diều quý hóa và nâng đỡ chúng ta là mỗi khi chúng ta họp nhau mừng việc lớn lao Thiên Chúa đã làm qua Chúa Giêsu, chúng ta mừng vui và cảm tạ Chúa Giêsu như Ngài hiện diện với hai môn đệ trên đường đi Em-mau.

Điều làm chúng ta mừng vui và cảm tạ là Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta, trong mỗi người, trong sự loan báo Lời Chúa và trong Bí tích Thánh Thể. Cũng như Chúa Giêsu hiện ra trong lúc các môn đệ chán nản, tinh thần xuống thấp, nói chuyện với nhau trên đường đi, và Ngài nói chuyện với các ông. Và chúng ta cũng mời Ngài đến nói chuyện với chúng ta trong những lúc chúng ta cảm thấy chán nản yếu đuối.

Đấy là những lúc nói những việc khó khăn: như khi chúng ta muốn tìm sự hòa giải sau một thời gian ưu tư lâu dài; khi chúng ta tranh đấu hướng dẫn con cái và các thanh thiếu niên; khi chúng ta tìm lời giải thích đức tin của chúng ta cho người khác hay cho một người đang do dự nghi ngờ; khi chúng ta cố gắng an ủi người đang buồn phiền chản nản vị tội lỗi, vì yếu đau, vì bị nghiện, hay vì bị loại trừ v.v... Trong những trường hợp như thế, là chúng ta cũng đang trên đường, bàn chuyện về những sự việc khó khăn, chúng ta mời Chúa Giêsu đi với chúng ta để chúng ta có thể nhận thấy Ngài, không phải chỉ để nhớ một thời trong quá khứ, nhưng là một sự hiện diện tại chổ với chúng ta, trên đường chúng ta đi về quê thật mà Ngài đã sửa soạn cho chúng ta qua sự chết và sự sống lại của Ngài.

Bí tích Thánh Thể là dịp giúp chúng ta cảm tạ về những dịp Lời Chúa trở nên sống động cho chúng ta; như khi với hai môn đệ đi Em-mau tâm hồn chúng ta bừng cháy. Chúng ta cũng cảm tạ khi giữa một chặng đường tăm tối, Lời Chúa đến với chúng ta trong lúc suy ngẫm Thánh Kinh, hay trong lúc cầu nguyện phụng vụ. Đôi khi Lời Chúa nói rõ ràng, như một ánh sáng bùng phát cho chúng ta, làm chúng ta ngạc nhiên như lời nói hiện tại vẫn đem đến sự yêu thương của Chúa. Với hai người đi trên đường đến Em-mau, chúng ta mừng về sự hiện diện của Chúa hôm nay trong Lời Chúa, trong việc bẻ bánh và cùng sẽ chia với nhau chén rượu.

Các môn đệ nhận ra đức tin là một bài học cho chúng ta, và chúng ta nhận thấy ngay. Đó là việc xãy ra với suy nghĩ về Kinh Thánh, cùng đi với người khác và tìm hiểu khi chúng ta họp nhau để mừng Bí tích Thánh Thể. Thánh Luca cho chúng ta biết, về sự hiện hữu của những Kitô hữu trong lời kinh nguyện thâm sâu. Cũng như hai môn đệ trên đường đi, chúng ta thưa với Chúa Giêsu "Mời Chúa ở lại với chúng con".

Về thơ thánh Phêrô, Phêrô nói với các thính giả đang nghe ông ta là họ đang sống cuộc đời "lữ khách". Và đó là sự liên kết của câu chuyện phúc âm và việc "lữ khách" của hai môn đệ trên đường đi Em-mau. Nhưng, các Kitô hữu tiên khởi không đi trên đường lên thành phố hay đi xem các dinh thự ở thế giới. Việc lữ hành của họ là việc khốn khổ vì họ đang bị bách hại vì đức tin của họ vào Chúa Giê su.

Đoạn sách hôm nay là một phần của đoạn sách lớn nói về niềm hy vọng. Làm sao mà các Kitô hữu đó có thể sống không hy vọng được? Nếu họ và chúng ta không có hy vọng, thì sẽ bị chán nản trong tâm hồn, bị tràn ngập vì những thử thách chống đối với cộng đoàn. Trước đó trong đoạn 2 câu 11, Phêrô nhắc các tín hữu là họ là "khách lạ" và đang là "lữ khách". Chúng ta không hoàn toàn ở trong quê hương của chúng ta trong thế gian này, cho đến khi Chúa trở lại để làm mọi sự hoàn toàn đổi mới. Phêrô khuyên chúng ta trong lúc chờ đợi, chúng ta hãy sống "thánh thiện trong cách ăn ở" (Pr 1: 15). Hãy sống đời sống biết vâng phục dựa trên đức tin mà Thiên Chúa đã trả giá đắt để cứu chuộc chúng ta qua "bữu huyết của Chúa Kitô". Phêrô khuyến khích là nếu với một giá cứu chuộc (bữu huyết Chúa Kitô) đắt như thế thì không có lý do gì để phải sợ hãi những uy quyền đã gây ảnh hưởng và kiềm chế đời sống của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



3rd SUNDAY OF EASTER (A)

Acts 2: 14,22-33; Psalm 16; 1 Peter 1: 17-21; Luke 24: 13-35


Today’s Emmaus story is a favorite for a lot of people. It follows immediately upon the account of the women who remained at the foot of the cross until Jesus died. They then followed Joseph of Arimathea, when he took Jesus’ body and placed it in the tomb.

The day after the Sabbath they returned to the tomb with spices for the body. They discovered the body missing. Two men in "dazzling clothes" appeared and told them that Jesus had risen. When the women went back to tell the disciples what they witnessed they did not believe them. The lowly status of women in the ancient world meant they weren’t taken seriously.

Peter ran to the tomb, saw the linen cloths and was "amazed." Luke doesn’t tell us he believed; nor did he get the same revelation the women received. Up to this point in Luke Jesus has not appeared to the disciples in the upper room. No special appearances yet. What Luke gives, after the episode with the women, is the account on the road to Emmaus. It is a very low-key story, almost ordinary-sounding in light of what has happened. There’s a lesson in that for those of us who look for special signs and illuminations. The risen Christ appeared in a daily setting – on a road and at the table.

Like the other gospel accounts, Luke tells us that Jesus rose on the first day of the week and he too features the empty tomb. But why does Luke present his first appearance narrative in such a low-key way? Possibly because he was writing for a Christian community about 50 years after the Easter event. His audience is a long way from Jesus’ time and might ask, as we might: "How is the resurrected Christ in our midst now? Where shall we look for and find him?"
Luke’s response to such faith questions is his description of Christ’s appearance in a setting that he structures like a Eucharistic liturgy, as it might have been celebrated by his early church.

The story opens with the disciples’ confusion and disappointment about the events of Jesus’ life and death. "We were hoping that…," they tell the stranger who has joined them on the road. Things had not turned out the way they had hoped. They seldom do for us too. The worshiping community today will notice the "liturgy" begins, as ours does, with a need for healing for the two disillusioned and crestfallen disciples. Then it moves to a "preacher" breaking open God’s Word for them, enabling them to see God’s plan in what had happened. What follows is a sacred gesture we will experience ourselves around the table today, "the breaking of the bread." In Luke and then later in Acts, "the breaking of the bread" is a term used for the Eucharist.

It’s as if Luke is telling his readers, "do you get it?" The risen Lord is present to us in the celebration of the Eucharist when we gather to receive Christ in his Word and Sacrament. Like the two on the road, we don’t get the extraordinary appearances of Christ the disciples in the upper room would have. Nor does Christ appear to us as he did to Thomas, inviting us to touch his wounds. That would be wonderful and life altering. What we have that is also wonderful and life altering, Luke tells us, is that each time we gather to celebrate the great deed God has done in Jesus with joy and gratitude, Jesus is as present to us as he was in the upper room and to the Emmaus travelers.

What fills us with joy and gratitude is Jesus’ presence with us – in one another, in the proclamation of the Word of God and in the Eucharist. Just as Jesus entered/interrupted the conversation of the downcast disciples as they journeyed and discussed their broken-hearted and discouraged condition, so we invite him to come into our conversations when we feel defeated or inadequate.

These are the difficult conversations when we: seek reconciliation after a long period of hurt; struggle to guide our children and young people; search for words to explain our faith to an inquirer, or doubter; try to comfort a broken spirit weighed down by guilt, sickness, addiction, exclusion, etc. At times like these we too are on a journey, involved in conversations that matter. We invite Jesus to join us so we can discover him, not just as a memory of long ago, but as a living presence with us, on the road as we travel to the home he has prepared for us by his death and resurrection.

The Eucharist is a moment to express thanks for those times when the Word of God has come alive for us. When, with the Emmaus disciples, our hearts have burned with excitement within us. We also give thanks when, in the midst of a dark journey, God’s Word came to us during a meditative reading of Scripture, or a moment of worship. Sometimes the Word speaks clearly and a light is turned on for us, surprising us as it speaks a present and relevant word that brings with it the fellowship of the Lord. With the Emmaus travelers, we celebrate his presence with us today in his Word, the breaking of the bread and the sharing of the cup.

The disciples’ coming to faith is a lesson for us. We don’t come to see right away. It is a process of reflecting on the Scriptures, walking with others and seeking understanding as we gather to celebrate Eucharist. Luke provides us sojourning Christians with a short and pointed prayer. Like the disciples on the road we say to Jesus, "Stay with us!"

A word about the reading from Peter’s letter. He refers to his hearers being in a time of "sojourning." Hence the link to our gospel story and the couple "sojourning" to Emmaus. But these early Christians are not on a tour, traveling to see the cities and monuments of the world. Their sojourn is a painful journey; they are undergoing sufferings because of their faith in Jesus.

Today’s passage is taken from a larger one that focuses on hope. How could they be Christians without hope? If they, and we, didn’t have hope they would be crushed in spirit, overwhelmed by the adversity afflicting the community. Previously (2:11) Peter reminded his hearers that they are "aliens" and "exiles." We’re not fully at home in this world, not until the Lord returns to make all things new. Meanwhile, Peter advises, we are to live holy lives, "conduct yourselves with reverence." A life of reverence is based on our faith that God has paid for our redemption with, "the precious blood of Christ." Peter’s encouraging his readers that if such a price were paid for us (Christ’s blood) there is no reason to fear the powers that once influenced or controlled our previous lives.