Chúa Nhật III Mùa Chay (B)
Xuất Hành 20: 1-17; T.vịnh 19; I Côrintô. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25

THANH TẨY ĐỀN THỜ

Chúng ta quen đặt tiêu đề cho bài đọc trích sách Xuất Hành hôm nay. Thông thường tiêu đề ấy là “Mười Điều Răn”. Nhưng trong bản văn Hípri, các lời ấy không được gọi là “Những Điều Răn”, mà đơn thuần chỉ được biết đến như là “Mười Lời Truyền”. Liệu điều này có thay đổi cách thức chúng ta lắng nghe và đáp lại những lời ấy không? Những lời ấy không phải là các điều luật buộc hay các điều cấm kỵ, nhưng đúng hơn là những lời hướng dẫn con người hiểu biết ý định của Thiên Chúa. Những lời ấy cho chúng ta biết điều gì Thiên Chúa không ưa thích – cũng là điều chúng ta nên tuân giữ.

“Mười Lời Truyền” hay ‘thập ngôn’, được cử hành trong khung cảnh phụng vụ như một canh tân giao ước với Thiên Chúa (Đnl 31,10). Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ và làm cho họ thành một dân thánh thiện. Về phía họ, dân Israel chấp thuận ý định của Thiên Chúa để trở thành một dân được lựa chọn và biểu hiện sự thánh thiện của họ, đồng thời tỏ bày lòng cảm tạ, biết ơn Thiên Chúa, bằng việc sống một cuộc đời ngay chính.

Mười Điều Răn không bao quát nhiều lãnh vực trong cuộc sống hằng ngày; Mười Điều Răn không có tính toàn diện. Thay vào đó, Mười Điều Răn chú trọng đến những hành vi thích hợp trong những tình huống ngoại thường, như việc thờ ngẫu tượng, giết người và xâm hại tài sản. Chúng là một tia sáng dẫn dắt hành trình cuộc đời chúng ta. Vì vậy, có một cách chuyển dịch khác, thay vì dùng từ “Điều Răn” chúng ta dùng từ “Hướng dẫn” hay “Giáo huấn”. Những lời ấy mặc khải ý định của Thiên Chúa, “hướng dẫn” chúng ta sống mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Chúng ta không tuân giữ Mười Điều Răn để làm vui lòng Thiên Chúa. Tuân giữ Mười Điều Răn để giúp chúng ta nhận biết đường hướng nào là tốt mà cuộc sống của chúng ta nên đi theo, ngõ hầu chúng ta sống đúng như dân thánh của Thiên Chúa.

Ba Tin Mừng đầu tiên đều đặt biến cố “Tẩy uế Đền Thờ” vào giai đoạn cuối trong sứ vụ của Đức Giêsu. Nhưng Gioan lại đặt biến cố này vào giai đoạn đầu. Hiển nhiên các tác giả đã không quan tâm đến vấn đề trình tự thời gian, nhưng có chủ ý thần học, muốn gởi đến chúng ta một ý nghĩa nào đó của trình thuật. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Gioan diễn tả Đức Giêsu hoàn trọn niềm hy vọng đã được các ngôn sứ tiên báo từ xa xưa. Ngôn sứ Malakhi (3,14) và Dacaria (14,1-21) đã tiên đoán thời kỳ của Đấng Thiên Sai, lúc Thiên Chúa đi vào Đền Thờ “cách bất ngờ” để “thanh tẩy và dọn sạch”.

Gioan xây dựng phần còn lại của trình thuật. Sứ vụ của Đức Giêsu sẽ lật ngược các lề luật tôn giáo và loại trừ lòng tham lam, thói đạo đức giả, thói nệ luật trong các thực hành tôn giáo. Đức Giêsu sẽ thiết lập một Đền Thờ mới và thánh thiện – Đền Thờ thân thể của Người – nơi Thiên Chúa và nhân loại sẽ bắt đầu một tương quan mới.

Khung cảnh diễn ra biến cố là ở sân ngoài Đền Thờ, khu vực dành cho dân ngoại. Đó là nơi rất nhiều thú vật được buôn bán trong dịp đại lễ Vượt Qua cho khách hành hương, những người từ xa đến. Những kẻ đổi tiền sẽ đổi các đồng ngoại tệ lấy đồng tiền dùng trong Đền Thờ. Họ thường ăn gian dân chúng khi đổi tiền. Một cách tinh tế, Gioan diễn tả Đức Giêsu có một thái độ ôn hòa hơn đối với những người buôn bán bồ câu, vốn là những của lễ dành cho người nghèo. Có lẽ Đức Giêsu nhớ lại cha mẹ của Người chỉ mua nổi cặp bồ câu khi hai ông bà lên Đền Thờ tiến dâng của lễ.

Các ngôn sứ như Giêrêmia và Dacaria cảnh báo về nạn tham nhũng trong Đền Thờ. Họ mường tượng một Đền Thờ thanh sạch, lý tưởng, nơi không có các cuộc thương mại, buôn bán. Đền Thờ thanh sạch này sẽ mở ra cho muôn dân. Ngay trước đoạn văn Tin Mừng này, Đức Giêsu đã thay nước thành rượu trong bữa tiệc tại Cana. Giờ đây, Đức Giêsu đang thay thế Đền Thờ bằng chính Người. Dân sẽ đi đến nơi nào để được Thiên Chúa tiếp đón ân cần, nồng hậu? Đối với Đức Giêsu, thân thể Phục Sinh của Người sẽ là Đền Thờ mới đó.

Sau này, Đức Giêsu sẽ nói với người phụ nữ Samaritanô (Ga 4) rằng việc thờ phượng Thiên Chúa đích thực thì không ở nơi này hay nơi kia, nhưng trong “thần khí và sự thật”. Con đường thờ phượng đích thực này sẽ được mở ra nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Các chức sắc tôn giáo muốn một “dấu lạ” chứng tỏ cho những điều Đức Giêsu đang làm và đang nói. Các phép lạ trong Tin Mừng Gioan là các dấu lạ, nghĩa là chúng mặc khải vinh quang của Đức Giêsu và chỉ ra rằng Người đến từ Thiên Chúa.

Các dấu lạ có thể mơ hồ: chúng có thể thúc đẩy đức tin chân thật, nhưng cũng có thể trình bày Đức Giêsu chỉ đơn thuần là một người hay làm những điều lạ thường. Đấy là một câu trả lời không xứng hợp với con người đích thực của Đức Giêsu – Đấng mặc khải về Thiên Chúa. Sau này, Đức Giêsu sẽ nói về các dấu lạ mà Người thực hiện trước các môn đệ, rằng “phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Đức Giêsu chán ngán những người dâng hiến bản thân cho Người chỉ vì những phép lạ Người thực hiện. Họ không thể là những người môn đệ trung thành, đặc biệt khi các dấu lạ phi thường không còn, và cái chết của Người xảy đến.

Đức Giêsu vốn không loại trừ việc tôn kính và thờ phượng. Chúng ta là một nhà thờ thánh thiêng, nhưng chúng ta cần có Người thanh tẩy việc thờ phượng của chúng ta. Sau này trong Tin Mừng, một lần nữa Đức Giêsu sẽ bị đòi hỏi đưa ra dấu lạ và Người sẽ trao ban chính mình làm bánh hằng sống, làm lương thực mà qua đó chúng ta dự phần vào sự Phục Sinh của Người (Ga 6,30). Khi ăn Mình và uống Máu Thánh Chúa, chúng ta nhận thấy nhu cầu cần được thứ tha và thanh tẩy, mà thân xác Phục Sinh của Đức Giêsu mang lại cho chúng ta.

Chúa Phục Sinh đi vào trong đời sống chúng ta, tha thứ tội lỗi, tẩy sạch chúng ta, ngõ hầu chúng ta có thể thờ phượng Thiên Chúa cách xứng hợp. Chúng ta trở nên một Đền Thờ đã được thanh tẩy. Nhờ Đức Giêsu, “Ngôi Đền Thờ Phục Sinh” trong ba ngày, chúng ta được ban ơn tha thứ và được giải thoát. Chúng ta không đón nhận những ơn ấy bởi đã tuân giữ mọi nghi lễ một cách chi tiết và hoàn hảo, nhưng nhờ ân huệ chúng ta đã đón nhận nơi Đức Kitô.

Trong biến cố này, Đức Giêsu không chỉ đơn thuần đánh đuổi những kẻ buôn bán và tẩy sạch Đền Thờ. Gioan nói với chúng ta rằng đấy là thời gian chuẩn bị lễ Vượt Qua. Thêm nữa, lễ vật Vượt Qua hoàn hảo hơn đã được chuẩn bị và cái chết của Đức Giêsu sẽ thay thế cho mọi hy lễ trước đây đã được dâng hiến trong nhà Thiên Chúa.

Hành động giận dữ của Đức Giêsu có thể khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Có người đã diễn tả Đức Giêsu xuất hiện trong câu truyện Tin Mừng hôm nay như một “Đức Giêsu lực lưỡng, đầy cơ bắp”. Đôi khi những hình ảnh nhẹ nhàng về Đức Giêsu lại khiến Người trở nên quá nhu mì, yếu nhược. Nhưng câu truyện Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy làm thế nào một Đức Giêsu mạnh bạo và bị coi như tội phạm có thể làm xáo trộn những thực hành tôn giáo tỉ mỉ của hội đồng Đền Thờ và khiến cho người La Mã bắt đầu nghi vấn về vị ngôn sứ ngỗ ngược từ phương Bắc này. Đức Giêsu mà chúng ta đã nghe biết cách đây vài tuần đã giơ tay chạm vào bệnh nhân phong hủi, cũng chính là người đã chiến đấu chống lại Satan trong hoang địa và đã chiến thắng. Đấy cũng là Đức Giêsu, Đấng sẽ chấp nhận vác lấy thập giá của mình với cùng một lòng nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa, như Người tỏ cho chúng ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Có lẽ ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp một “Đức Giêsu lực lưỡng”.

Ngoài những hành động không ngay chính của các thương nhân buôn bán ở Đền Thờ, điều gì đã khiến Đức Giêsu giận dữ? Có lẽ, đó là chuyện Đền Thờ không mở ra cách công bằng với tất cả mọi người. Những đồng xu của người ngoại quốc có gì sai trái chăng? Tại sao những người ngoại quốc và đồng tiền của họ lại không thể tán dương Thiên Chúa trong cùng một cách thức như dân Do Thái bản xứ vẫn làm? Chẳng lẽ điều đó lại không thách thức một sự mở rộng và thân thiện trong các nơi thờ phượng của chúng ta hôm nay sao?

Có lẽ chúng ta thiếu “lòng nhiệt thành” với Đền Thờ riêng của mình, với ngôi nhà thờ của giáo xứ, và chúng ta tham dự việc thờ phượng trong Đền Thờ đơn thuần chỉ để đón nhận mà thôi. Liệu chúng ta có suy nghĩ xem làm thế nào để phục vụ và cổ võ Tin Mừng thông qua những công việc như thừa tác viên tại bàn thờ, những người đại diện của “Đền Thờ” trong cộng đoàn? Theo những ân huệ mà chúng ta lãnh nhận, chúng ta nên làm thế nào để xây dựng “ngôi nhà cầu nguyện” của chúng ta thành một nơi chào đón tất cả mọi dân tộc, đúng như Đức Giêsu nhiệt thành vẫn hằng mong ước.


Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp


3rd SUNDAY OF LENT (B)-
Exodus 20: 1-17; Psalm 19; I Cor. 1: 22-25; John 2: 13-25

It is customary to give a title to today’s reading from Exodus. Usually it is called "The Ten Commandments." In the Hebrew text they aren’t called "Commandments," but are simply known as the "Ten Words." Does that change how we hear and respond to them? Not as laws and regulations, but more as a guide to understanding the will of God. They tell us what God rejects – and what we should as well.

The "Ten Words," or Decalogue, was celebrated in liturgical settings as a renewal of the covenant with God (Deuteronomy 31:10 ff). God liberated Israel from slavery and made the people a holy nation. The people, on their part, accepted God’s will to be the chosen people and to manifest their holiness and express their gratitude to God by living a just life.

The Ten Commandments don’t cover a lot of everyday life; they are not comprehensive. Instead, they address proper behavior in some marginal situations, like idolatry, murder and violation of property. They are a light to guide our journey. Hence, another translation for "commandment" is "direction" or "teaching." They reveal the will of God which "directs" our way of life with God and with neighbor. We don’t observe them to earn God’s pleasure. We use them to help us know the direction our lives should take so as to live as God’s holy people.
The first three gospels place the "cleansing of the Temple" at the end of Jesus’ ministry. But John has it at the beginning. Obviously these writers weren’t interested in chronology, but theology, the meaning of the narrative for us. In today’s passage John shows Jesus fulfilling the prophetic hopes of the prophets. Malachi (3:14) and Zechariah (14: 1-21) who had anticipated the messianic age when God would come "suddenly" into the Temple to "purify and cleanse it."

John is setting up the rest of his narrative. Jesus’ ministry will overturn the religious laws and drive out greed, hypocrisy and legalism in religious practice. He was going to establish a new and holy temple – the temple of his body – where God and humanity would enter into a new relationship.

The scene takes place in the outer courts of the Gentiles. That’s where a variety of animals were sold for the Passover feast to pilgrims who had traveled a distance. The moneychangers would exchange foreign coins for the acceptable Temple ones. They were known to defraud people in the exchange. In a subtle touch by John, Jesus shows a milder attitude towards the sellers of doves which were the offerings of the poor. Perhaps he remembered his own parents only being able to afford doves when they went to the temple to offer sacrifice.

Prophets like Jeremiah and Zachariah had warned against corrupting the Temple. They envisioned a purified, ideal Temple, where there would be no commerce. This purified Temple would have open access to all peoples. Just previous to this passage Jesus replaced water with wine at Cana. Now he is replacing the Temple with himself. Where will people go for a full and welcome reception by God? To Jesus, whose resurrected body will be that new temple.

Later Jesus will tell the Samaritan woman (John 4) that true worship of God is not in one place, but in "spirit and truth." The way to this true worship will be opened up by Jesus’ death and resurrection. The authorities want a "sign" to back up what he is doing and saying. The miracles in John’s Gospel are signs, meant to reveal Jesus’ glory and show that he has come from God.

Signs can be ambiguous: they can prompt genuine faith, but they can also present Jesus merely as a wonder worker. This is an inadequate response to who he is – the one who reveals God. Later, Jesus will say about the signs he performed before his disciples, "Blessed are they who have not seen and have believed" (20:29). Jesus is weary of those who will give themselves to him based on his performing spectacles. They cannot be faithful disciples, especially when the wonderful signs cease and the sign of his death takes their place.

Jesus has not eliminated cult and worship. We are a sacramental church, but we need him to cleanse our worship. Later in the gospel Jesus will again be asked for a sign and he will offer himself as living bread, the meal through which we share in his resurrection (6:30ff). When we eat the body and drink the blood of the Lord we are aware of our need for forgiveness and the cleansing Jesus’ resurrected body brings to us.

The risen Lord enters our lives, forgives our sins, cleansing us so that we can give fitting worship to our God. We become a cleansed temple. Through Jesus, the "temple raised up" in three days, we have been given forgiveness and freedom. We don’t receive them because we have followed detailed and perfect rituals, but through the gift we have received in Christ.

Jesus doesn’t just drive out the merchants and cleanse the temple. John tells us that it was preparation time for Passover. Another, more perfect Passover sacrifice is being prepared and Jesus’ death will replace the former sacrifices offered in God’s house.

Jesus’ angry actions might make some of us uncomfortable. Someone described the Jesus depicted in today’s story as "the muscular Jesus." Sometimes the gentle images of Jesus risk making him seem too soft. But today’s depiction shows us how the wild and convicted Jesus could ruffle the religious niceties of the Temple staff and cause the Romans to begin to wonder about this brash prophet from up north. The Jesus we heard about a few weeks ago who reached out and touched the leper, is the same one who wrestled with Satan in the desert and won. This is also the Jesus who will accept and bear his cross with the same zeal for God he shows us in today’s gospel. Perhaps we do meet today "the muscular Jesus."

What was it, besides the merchants’ dishonest practices, that stirred Jesus’ anger? Perhaps it meant that the Temple wasn’t open equally to all people. What was wrong with the coinage of foreigners? Why couldn’t foreigners and their money also praise God in the same way the local Jewish population did? Doesn’t that challenge the openness and hospitality of our places of worship?

Maybe we lack "zeal" for our own temple, our parish church, and attend worship merely to receive. Do we consider how we might serve and promote the gospel through our service as ministers at the altar and as representatives of our "temple" to the community? According to our gifts, our goal should be to make our "house of prayer" a welcome place for all peoples, as the zealous Jesus desires.