LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài được phổ biến:

1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014

2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014

3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014

4. Hôm nay 08.05.2013, xin giới thiệu bài 4 « Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng » của Ptvv Phạm Bá Nha


DUYÊN LÀNH VÀ THÁNH THIỆN CỦA CẶP VỢ CHỒNG

Biết bao người và biết bao nhiêu giáo dân

tìm cách hoàn hảo ơn gọi hôn nhân.

Và nhiều người muốn thánh thiện trong bậc vợ chồng

Con cái là vườn xuân, đem lại hạnh phúc và nguồn sinh lực trong gia đình. Nên phải chăm bón và nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi bậc vợ chồng. Dù gặp nhiều khó khăn, ngày nay, trong gia đình có nhiều người dấn thân phục vụ người khác và ý thức sâu xa về bảo tồn sự sống.

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người quan tâm hơn hết đến gia đình,

Và đặc biệt vai trò vợ chồng trong việc thánh hóa bản thân và giáo dục sống đức tin Công Giáo. Ngày 02.04.1980, trong buổi triều yết, Đức Giáo Hoàng nói: “Biết bao người và biết bao nhiêu giáo dân tìm cách hoàn hảo ơn gọi hôn nhân. Và nhiều

Đức Gioan Phaolô II đã ban hành hiến chương các gia đình (24.11.1983) và mở năm Gia Đình (26.12.1993), gửi thư cho các gia đình (2.4.1994), lập Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống (11.2.1994), Gởi thư cho các lãnh đạo các quốc gia (19.3.1994), cảnh giác về chiều hướng văn hóa sự chết nơi hội nghị về Dân Số ở Cairo. Gửi thư cho trẻ em kết thúc năm Gia đình (13.12.1994).

Không phải dư thừa bàn lại hai phiá cạnh sống ‘‘Duyên Lành’’ và ‘‘Thánh Thiện’’ của cặp vợ chồng

1. VỢ CHỒNG SỐNG QUA DUYÊN LÀNH

Văn hóa gia đình VN ghi rõ nét từ khi tình yêu chớm nở tới khi thành gia thất.

Không phải ngẫu nhiên, tình cờ mà trở thành vợ chồng. Hai người như có duyên và nợ với nhau. Bên ngoài như "đôi đũa lệch", thế mà vợ cHồng Yêu thương, chung thủy sắt son, ăn kiếp ở đời.

- Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn

- Theo nhau cho trọn đạo đời

Dẫu mà không chịu, trải tơi mà nằm

- Không thiêng cũng thể bụt nhà

Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em

- Thuyền theo lái, gái theo chồng

Hôn nhân gia đình được họ hàng chứng giám, tác thành

- Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng

Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu

Cùng nhau làm việc xây dựng mái ấm gia đình

- Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ

Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu

- Qua đồng ghé nón thăm chồng

Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu

- Gái thương chồng, đương đông buổi chợ

Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm

- Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon

- Lấy chồng cận núi kề sông

Nước không lo cạn, củi không lo tìm

Kết quả là sinh con đẻ cái và cùng nhận trách nhiệm giáo dục

- Anh về chẻ nứa đan sàng

Chẻ tre đan chõng cho nàng ru con

- Thương ai bằng nỗi thương con

Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng

Luật đạo đời không xa nhau. Nếp sống và phong tục Việt Nam phù hợp phần nào với bí tích hôn nhân Công Giáo. Qua Thánh Kinh:

- Thiên Chúa dựng có nam có nữ, giống hình ảnh Ngài. (St 1, 2-28)

- Mục đích hôn nhân là sinh con cái để thờ phượng Thiên Chúa. (St 1, 20-28)

- Vợ chồng hoà hợp chung sống (St. 2, 18-24).

- Vợ chồng theo Việt Nam gọi là duyên. Công Giáo là ‘’Chúa se định’’ (x. St 4, 48-51)

- Bí tích hôn nhân ràng buộc sống đến cuối đời, không bỏ nhau. Họ là không còn là hai, mà là một xương một thịt. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không thể phân ly’’ (Mt 19,6).

- Họ sống đúng luật yêu mến Thiên Chúa và mọi người. (Mt 22, 37-39)

2. SỐNG HÒA HỢP THÁNH THIỆN

Lịch sử Giáo Hội cho hay, từ thánh thiện cá nhân ảnh hưởng tới khi chung sống vợ chồng và lây lan cả gia đình thánh thiện. Trong thời gian gần đây có nhiều cặp vợ chồng đạo đức thánh thiện xả thân phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng, được Giáo Hội tuyên phong lên bậc chân phước

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác nhận trách nhiệm giáo dục của vợ chồng:

Sinh con không phải đáp lại nhu cầu nối tiếp giống nòi, nhưng là ước muốn tăng trưởng nhiệm thể, giáo dục con cái huấn luyện những kẻ thờ phương Chúa cách trung thực. Khám phá và khâm phục ý định cao cả Chúa về gia đình các con (ĐHV 491)

Trong thánh Kinh kể lại, Bà mẹ cùng 7 người con bị bắt, bà nhìn các con chết trước mặt trong một ngày. Mà bà can đảm cậy trông nơi Thiên Chúa. Bà khuyên từng người con: nhận biết Thiên Chúa, đừng sợ đao phủ, và thương mẹ, sinh ra và nuôi các con (x. 2Mcb 7, 1-42)

Kinh nghiệm mục vụ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận viết: Tình yêu luôn thao thức, không phải vì hoài nghi tình yêu của người bạn mình, nhưng vì thấy mình có trách nhiệm tạo cho nhau những gì mới mẻ, là cảm hứng, biến đổi, có khi chính bạn cũng không biết. Chính nỗi thao thức ấy là niềm vui. (ĐHV.471)

Mẫu gương sáng ngời nơi Ông bà Chân Phước Luigi Beltrame Quattrocchi (Ý, 1880-1951) và Maria Corsini (1884-1965),

Ngày 21-10-2001, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, tại công trường Thánh Phêrô Roma, Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã phong Chân Phước cho hai vợ chồng. Đó là Ông Bà Luigi Maria Beltrame Quattrocchi.

Đời sống đức tin của Ông Bà ghi lại nhiều nét độc đáo nổi bật:

- Trong những trang nhật ký khi mới quen nhau, và thư từ trao đổi, bằng tiếng Anh, vì thấy còn nhiều lỗi sai văn phạm, cho thấy từ thời xuân xanh, hai người trẻ đã có những tình cảm rất nồng nàn, say đắm theo đuổi lý tưởng. Hai ông bà thành hôn năm 1905. Sau 21 năm thành hôn, theo lời khuyên của cha linh hướng, hai người quyết từ bỏ đời sống tính dục. Lúc ấy ông Luigi mới 46 tuổi và bà Maria 41 tuổi. Các nhà chép sử cho rằng đây là sự độc thân cao cả không phải cuồng tín. Nhưng biểu lộ cho lòng khiết tịnh mở đường cho mức cao đời sống tâm linh.

- Mỗi sáng, ông bà siêng năng tham dự Thánh Lễ và rước lễ. Trong nhà tổ chức đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi chung. Cụ ông Luigi qua đời năm 71 tuổi. Những năm cuối đời cụ bà đã bỏ bớt thời giờ viết văn, để chuyên tâm cầu nguyện. Cụ Maria qua đời năm 81 tuổi. Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh đã nhấn mạnh đến những điểm nổi bật của đôi vợ chồng này về đời sống cầu nguyện, tham gia tích cực trong các sinh hoạt và phong trào của Giáo Hội, tạo bầu khí ấm cúng, sự qúi mến lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Về bà Maria, Đức Hồng Y xác định rằng bà đã trực diện trước cái chết, cụ Maria đã hoàn toàn phó thác ‘‘tình yêu và sự bí nhiệm nơi Chúa Quan Phòng’’.

Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng chủ phong nhấn mạnh: Hôm nay chúng ta có một khẳng định dứt khoát rằng con đường nên thánh theo ơn gọi sống đời vợ chồng là có thể, là đẹp, là sinh hoa trái cách ngoại thường và là căn bản cho gia đình, xã hội và Giáo Hội.

Về hai Chân Phước, Đức Thánh Cha nói: Cả Hai đã sống cuộc sống hàng ngày qua con đường phi thường. Ngay giữa bao nhiêu niềm vui cũng như bao mối bận tâm của đời sống thường ngày, Họ đã có đời sống thiêng liêng hoàn hảo. Việc rước lễ hằng ngày là trung tâm của đời sống họ. Thêm vào đó, Họ có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt bằng việc lần hạt Mân Côi mỗi tối cũng như luôn biết tìm đến các sách thiêng liêng trong đời sống hằng ngày. Ông Luigi, qua bao lo toan, buồn vui, với tư cách là cha, là chồng, ông luôn quan tâm đến việc giáo dục và sống đức tin Kitô hữu trong gia đình. Trong khi đó, bà Maria là một nội trợ có văn hóa cao và một đức tin sâu đậm.

Sau đó, Đức Thánh Cha khích lệ những cặp đang gặp khó khăn trong đời sống đôi bạn, đau yếu hay con cái không được ngoan như mong muốn. Nhiều người khóc khi nghe Đức Thánh Cha đề cập đến những gian nan thử thách trong đời sống vợ chồng, và cảm động vì những lời khích lệ của ngài cũng như gương sáng của hai Chân Phước mới. (ĐMHCG. 11-2001, tr. 62-63)

Cần cha mẹ thánh thiện trước mới dễ bề giáo dục. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận xác nhận: Ngạc nhiên khi nghe đến ơn gọi cha mẹ gia đình, người ta lầm tưởng khi dành ơn thiên triệu bậc trọn lành cho tu sỹ thôi. (ĐHV 476).

Đây là trường hợp Ông bà Chân Phước Louis Martin (Pháp, 1823-1894) và Zélie Guérin (1831-1877), song thân Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Ông Louis và bà Zélie ước ao nên thánh, quyết tâm nên thánh bằng công việc căn bản của mỗi Kitô hữu: chu toàn bổn phận trong gia đình, trong nghề nghiệp, sống đời sống bí tích, trung thành với việc cầu nguyện, tham gia sinh hoạt giáo xứ và góp phần vào những công việc bác ái từ thiện.

Từ thanh xuân hai người muốn đi tu.Ý Chúa nhiệm mầu, ngày 13.8.1858, Louis 35 tuổi, và Marie 29 tuổi, làm lễ thành hôn, tại nhà thờ Đức Mẹ thành Alençon, bắc Pháp. Ngay chiều ngày cưới, Louis đã nói với bạn trăm năm: mình ước ao giữ gìn với bạn như em mà thôi. Nhưng ít tháng sau, hai người đã hiểu được trách nhiệm vợ chồng.

Ước mong duy nhất là có con trai làm linh mục Truyền giáo. Ông bà sinh hạ 9 người con. Hai trai và hai gái đã về Thiên Đàng sớm. Còn lại 5 gái đều đi tu: Marie Louis (1860-1940), tu Dòng Kín Lisieux. Marie Pauline (1861-1951), tu Dòng Kín Lisieux. Marie Léonie (1883-1941), tu Dòng Thăm Viếng. Marie Céline (1869-1959) tu Dòng Kín Lisieux và Marie Françoise Thérèse (1873-1897) tu dòng Kín Lisieux. Lấy tên Thérèse de Jésus

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước và nói trong giảng lễ, 19.10.2008, tại Lisieux:

“Cặp vợ chồng này đã loan truyền Phúc Âm của Kitô qua hôn nhân gương mẫu của họ. Họ nhiệt thành sống đức tin và chuyển tiếp cho gia đình và mọi người chung quanh. Qua lời kinh và nhân chứng Phúc Âm song thân thánh Têrêsa đồng hành và chia sẻ hành trình đức tin của ái nữ", người được Chúa gọi để tận hiến cho Người bên trong các bức tường của tu viện Camêlo.

Chính tại đây, trong bóng tối Dòng Kín, thánh Têrêsa ý thức được ơn gọi của mình là "Tình yêu trong trái tim Giáo Hội". Nghĩ đến phong thánh cho Ông Bà Martin, tôi muốn nhắc lại ý chỉ khác mà tôi yêu thích có là gia đình. Gia đình có vai trò căn bản trong việc nuôi dưỡng con cái trong tinh thần hoàn vũ, cởi mở và đáp ứng với thế giới và các vấn nạn hiện nay và tạo dựng các ơn gọi cho đời sống truyền giáo. (DCAC 313, 11.2008, tr.18)

Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế "mục vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay" (Gaudium et Spes) đã nói đến sự thánh thiện hôn nhân và gia đình: Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống vợ chồng định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Đời sống này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận không thể rút lui… nhờ sức mạnh của bí tích này, họ thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô để chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình, nhờ đó tất cả đời sống của họ thấm nhuần Đức Tin, Cậy Mến và càng ngày họ càng tiến gần sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau. Cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa. (x. 48)

Công Đồng xác nhận thêm đặc tính hôn nhân là Thiên Chúa muốn tất cả mọi người thành một gia đình đối xử với nhau bình đẳng tình huynh đệ. Và nhất là được thánh hóa hai người ‘nên một, như chúng ta nên một’’ (x. Ga 17, 21-22), (x. số 24)

Trong buổi triều yết, 6.11.2013, tại công trường Thánh Phêrô, với hơn 100.000 khách hành hương, trong đó có khoảng 100 trẻ em tàn tật, đức Phanxicô nói: Không có tình yêu, tất cả mọi ơn không ích lợi cho Giáo Hội. Vì ở đâu không có tình yêu thương, thì sự trống rỗng được lấp đầy bởi ích kỷ. Sống hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp thông bác ái có nghĩa là không tìm lợi lộc riêng mình, mà chia sẻ với đau khổ và vui mừng của anh em khác (x. 1Cr 12,26)

Cuối lời huấn dụ, ngài xin mọi người làm cử chỉ bác ái, không phải xin tiền. Ngài kể vừa đi thăm em Noemi, 1 tuổi rưỡi, bị bệnh nặng: Em cười thật tội nghiệp. Chúng ta không biết em, nhưng em được rửa tội, một Kitô hữu. Trong thinh lặng xin Chúa và đọc kinh Kính Kính Mừng, xin Đức Mẹ cho em sức khỏe, cho những cha mẹ khôn ngoan thánh thiện nuôi và giáo dục con. Mọi người trong quảng trường cùng đọc kinh Kính Mừng.