VATICAN - Buổi chiều Thứ 7 ngày 26.4.2014, tữ giã Foyer Phát Diệm, chúng tôi lại tiến về Đền Thờ Thánh Phêrô. Đoàn khách hành hương các nơi đang đổ về tham dự những buổi kinh nguyện và hát Thánh Ca tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

Xem video Cha Văn Chi và xướng ngôn viên Thanh Thảo tường trình từ Roma

Sao đó, tôi tiếp tục hành trình đến Đền Thờ Đức Bà Cả, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô II đến cầu nguyện khi được bầu làm Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã luôn yêu mến và dâng hiến thế giới cho Mẹ Maria. Thờ Đức Bà Cả chật ních những khách hành hương đến dâng lễ vọng Mừng Kính Lòng Chúa Thương Xót và chuẩn bị cho Đại Lễ Phong Thánh hôm Chúa Nhật ngày 27.4.2014. Chúng tôi đứng và cầu nguyện với Mẹ Maria theo gương Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thánh Lễ xong, chúng tôi vội vã đến Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế tại Roma. Nơi đây, anh chị em giáo dân Việt Nam từ nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Canada, Bỉ,

Chúng tôi tay bắt mặt mừng gặp nhau của những người con Việt Nam về đây. Chúng tôi gặp gỡ nhau và chia sẻ những bước đường hành hương tham dự Thánh Lễ Phong Thánh cho 2 Vị Giáo Hoàng Gioan 23 và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Cha Giáo Quý tại Đức Chủ Tế chủ tế và có khoảng hơn 17 anh em Linh Mục Việt Nam đồng tế. Chúng tôi thấy có Cha Huỳnh Chánh từ Luân Đôn, Cha Trường Luân từ Roma, Cha Nguyễn Nhuệ, Giáo Sư Kinh Thánh tại Roma giảng thuyết, Cha Trần Đức Anh, Đài Vatican, Cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế, và một số Quý Cha từ các Dòng Tu. Cha Giáo Quý, cựu Giám Đốc Đại Chủng Viện Long Xuyên nói với tôi:

- Cha Văn Chi cũng sang đây được tốt quá.

Thánh Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót bắt đầu lúc 8 tối. Sau đó, chúng tôi chia tay nhau và một số người vội vã về Quảng Trường Thánh Phêrô tham dự những sinh hoạt chuẩn bị và canh thức đón chờ Thánh Lễ Phong Thánh.

Rất nhiều khách hành hương từ khắp nơi đổ về Quảng Trường Thánh Phêrô. Nhiều khách hành hương đến tối nay họ ngủ ngay tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Nhóm Ba Lan, nhóm Ý, nhóm Đức. Đạc biệt là các bạn trẻ đã vang hát những bài Thánh Ca tại đây. Rất nhiều lính cảnh sát và an ninh chung quanh khu vực Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Ông Hoàng Minh Thắng và Thầy Lê Văn Nam đài Radio Vatican nói với chúng tôi:

- Trên nóc các mái nhà chung quanh Quảng Trường Thánh Phêrô đều có nhũng người lính đặc biệt về an ninh cho buổi Đại Lễ Phong Thánh.

4.15 sáng Chúa Nhật ngày Phong Thánh, VietCatholic đi taxi từ Hotel Clodio về Quảng Trường Thánh Phêrô. Hàng hàng lớp lớp khách hành hương từ muôn nẻo đường Roma và thế giới đổ về. Khách hành hương đi từng đoàn với cờ quốc gia của nước mình. Nào là Ba Lan, đây là nhóm Tây Ban Nha, kia là nhóm Pháp, nhóm Ý. Đường phố quanh Quảng Trường Thánh Phêrô ồn ào tấp nập trong buổi sáng sớm chật ních những người. Mọi người đều cố gắng đến Quảng Trường Thánh Phêrô sớm để có chỗ.

Chúng tôi chen lấn khó khăn. Nhờ tấm thẻ của Báo Chí Tòa Thánh Vatican, đoàn phong viên VietCatholic được cảnh sát giúp đỡ đi vào nhũng con đường đặc biệt để đến Quảng Trường Thánh Phêrô nhanh hơn. Hầu hết các con đường chung quanh Quảng Trường Thánh Phêrô bị đóng lại, chỉ dành cho người đi bộ. Một số đường cũng cấm cả người đi bộ.

Chúng tôi đến Quảng Trường Thánh Phêrô khoảng 5 giờ sáng. Khắp các ngả đường tràn ngập khách hành hương. Họ đứng san sát vào nhau. Cảnh sát chưa cho vào Quảng Trường Thánh Phêrô. Chúng tôi vào bên trong được. Các cổng vào Quảng Trường Thánh Phêrô chưa mở. Chúng tôi giơ thẻ Báo Chí, người cảnh sát nói với chúng tôi:

- Không thể vào được lúc này. Phải chờ đến 5.30 mới mở cổng”.

Chung quanh chúng tôi, những khách hành hương vòng ngoài chen lấn nhau ồn ào buổi sang sớm. Một số Hồng Y và Giám Mục, cũng như rất đông Linh Mục đã ghi danh trước cũng phải chờ. Những đoàn Báo Chí nổi tiếng như AP, Rai, Reuter. Tất cả đều phải chờ phía ngoài Quảng Trường Thánh Phêrô.

Đúng 5.30 sáng, các cửa vào Quảng Trường Thánh Phêrô mở ra. Quý Hồng Y, Giám Mục và các phái đoàn Báo Chí đã ghi danh trước được vào trong Quảng Trường Thánh Phêrô. Chúng tôi nhanh chân đi như chạy vào địa điểm dành riêng cho Báo Chí và Video. Nhờ tấm thẻ Báo Chí của Tòa Thánh Vatican, chúng tôi được cảnh sát hướng dẫn vào Quảng Trường Thánh Phêrô và đến chỗ đặc biệt dành riêng cho Báo Chi và Camera.

Khi lên tới địa điểm dành riêng. Chúng tôi vội vã đi kiếm chỗ đặt máy video. Phóng viên Báo Chí rất đông. Chật hết mọi chỗ. Thanh Thảo và Peter Nguyễn nói:

- Không biết họ lên lúc nào mà nhanh quá. Có lẽ họ ngủ đêm tại đây chăng?

Những camera với máy to, máy nhỏ đặt kín cả tường thành phía trên những bức tượng Thánh phía bên trái nóc Đền Thờ Thánh Phêrô. Tìm mãi mới được một chỗ đặt máy camera tạm ưng ý, không còn chỗ nào khác.

Chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi. Mới có 6.30 sáng.

- Cha ơi, mình phải chờ 3 tiếng rưỡi nữa.

- Phải thế chứ biết làm sao.

Thế là mọi người chờ đợi trong kiên nhẫn. Khoảng 8 giờ sáng. Tôi xuống phía dưới trong nội cung Đức Giáo Hoàng, gặp gỡ một số anh em Linh Mục Việt Nam từ Hoa Kỳ, từ Âu Châu, được ghi danh đồng tế Thánh Lễ Phong Thánh.

Trời buổi sang mây vần vũ và khá lạnh trên nóc Đền Thờ. Chúng tôi chịu trận. Những hạt mưa bắt đầu rơi. Những đoàn người tấp nập tiến vào Quảng Trường Thánh Phêrô như những thảm người lấp kín dần Quảng Trường Thánh Phêrô. Gió lạnh quá. Sợ bị mưa. Tất cả máy camera đề được trùm kín bằng dù hay áo mưa.

Chờ đợi trong lạnh lẽo. Chúng tôi ghi những tấm hình thảm người đang dệt kín dần Quảng Trường Thánh Phêrô. Tiếng chuông Đền Thờ Thánh Phêrô vang vọng. Chuông lớn, chuông nhỏ, đua nhau vang xa cả Quảng Trường Thánh Phêrô. Báo hiệu chuẩn bị giờ Đại Lễ sắp bắt đầu.

Đoàn Phụng Vụ với Quý Linh Mục sắp sẵn trong nội cung Đức Giáo Hoàng. Quý Giám Muc dần dần tiến vào hàng ghế dành riêng. Quý Hồng Y cũng bắt đầu vào những hàng ghể đỏ dọn sẵn. Các quan khách đặc biệt của hơn 121 quốc gia cũng đang tiến vào các hàng ghế danh dự. Chúng tôi nhận thấy có Vua Carlos, Tổng Thống Ý, rất nhiều các Thủ Tướng. Những nhân vật quan trọng trong các quốc gia tham dự. Thảm người khoảng 800,000 người đan kín Quảng Trường Thánh Phêrô. Trải dài hun hút hết Công Trường Hòa Giải tới tận bên Giòng Sông Tibere. Theo Đức Ông Hoành Minh Thắng cho biết, còn khá nhiều những phái đoàn từ Ba Lan với trên 1800 xe bus không vào được phía Quảng Trường Thánh Phêrô. Nhiều đoàn hành hương không vào được, phải đứng phía ngoài tại các quảng trường khác như Circus Maximus với khoảng 200,000 người, các công trường khác khoảng 100,000 người. Họ theo dõi Đại Lễ Phong Thánh qua màn hình vĩ đại do ban tổ chức sắp xếp. Con số tổng cộng tất cả từ Quảng Trường Thánh Phêrô, các vùng phụ cận và các công trường khác và cả ngoài ngoại ô Thành Phố Roma có thể lên tới cả 2 hay 3 triệu người tham dự.

Đúng 10 giờ, Tiếng hát của ca đoàn Đền Thờ vang lên.. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiến lên Lễ Đài của Quảng Trường Thánh Phêrô. Ngài ôm hôn Đức Giáo Hoàng Emeritus Benedictô cùng đồng tế. Khoảng 150 Đức Hồng Y, 700 Giám Mục, và đầy 2 ô dành cho Linh Mục khoảng trên 7000 Linh Mục Đồng Tế. Chúng tôi thấy những bàn sắp xếp cả 700 chén thánh cho Giáo Dân rước lễ tới cả Giòng Sông Tibere.

Nghi thức Phong Thánh 2 Vị Giáo Hoàng bắt đầu. Tiếng hát Kinh Cầu Các Thánh, Cầu Xin Chúa Thánh Thần- Veni, Creator Spiritus vang vọng nghiêm trang và sốt sắng. Sau khi nghe các Cáo Thỉnh Viên trình bày, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đáp:

“Anh chị em thân mến,

Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha toàn năng nhờ Chúa Giêsu Kitô và nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ và tất cả các Thánh xin Ngài đoái thương nâng đỡ quyết định long trọng chúng ta sắp thực hiện.

Lạy Chúa, chúng con xin Chúa đoái thương nhận lời cầu của dân Ngài để việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen”.

Sau khi Vị Cáo Thỉnh Viên xin Phong Thánh cho 2 Vị Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô long trọng đọc công thức phong thánh và tuyên bố:

“Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều Chư Huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố:

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô II là Thánh và được ghi vào sổ bộ các Thánh và truyền rằng các vị tôn kính như vậy bởi toàn thể Giáo Hội.

Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.”


Lúc đó khoảng 10.15 sáng Chúa Nhật ngày 27.4.2014, thảm người trong Quảng Trường Thánh Phêrô. Trải dài hun hút hết Công
LM Văn Chi và Thanh Thảo tường trình từ Vatican
Trường Hòa Giải tới tận bên Giòng Sông Tibere. Tất cả đều vỗ tay chúc mừng hân hoan và tôn kính 2 Vị Tân Thánh của thế Kỷ 20 và 21: Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô II. Thánh Lễ tiếp tục với Kinh Vinh Danh. Thánh Lễ cử hành rất trang nghiêm sốt săng và tốt đẹp.

Thánh Lễ kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi xe xuống thăm thảm người với nụ cười thân thương và yêu mến.

Chúng tôi vội vã ra về. Phải đi bộ cả hơn 3 km mới tìm được taxi. Vì các đường phố chung quanh Quảng Trường Thánh Phêrô đều bị cấm xe cộ lưu thông.

Về tới nhà viết phóng sự. Tôi tiếp tục mạo hiểm lại thăm Vatican Radio với Đức Ông Hoàng Minh Thắng và Thầy Lê Văn Nam. Sau khi phỏng vấn cảm tưởng của Đức Ông và Thầy Nam, chúng tôi đều có một suy nghĩ:

Thánh Lễ Phong Thánh cho 2 Vị Tân Thánh của thế Kỷ 20 và 21: Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô II là một biến cố rất đặc biệt trong thời đại chúng ta. Cảm tạ Chúa. Đức Giáo Hoàng Phaxicô và Đức Giáo Hoàng Emeritus Benedictô cùng với 850 Hồng Y Giám Mục, đã tuyên phong Hiển Thánh cho 2 Vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, đã làm việc chung với nhau trong thời gian khá lâu dài xưa kia. Nay được phong Hiển Thánh. Cùng với lòng tôn kính và yêu mến của cả Giáo Hội đối với 2 Vị Tân Thánh Giáo Hoàng được phong thánh hôm nay.

Các báo chí, truyền thanh truyền hình, các thông tấn xã quốc tế trên thế giới, đều viết bài về biến cố trọng đại này.

Đặc biệt đối với Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam, 2 Vị Tân Thánh Giáo Hoàng đã thương mến Dân Tộc và Quê Hương Việt Nam. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam năm 1960. Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô II đã phong Thánh cho 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam vào năm 1988 và phong Thánh cho Thánh Trẻ An-Rê Phú Yên năm 2000. Ngài đã nhiều lần nhắc đến Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam, và rất ước mơ đến thăm viếng con dân Việt Nam, nhưng ước mơ không được toại nguyện.

Lạy 2 Thánh, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô, chúng con, Dân Tộc Việt Nam, những người con mà Quý Ngài hằng thương mến, xin chúc lành cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam được sống trong yêu thương, hạnh phúc, và an bình thật sự.

Văn Chi ghi nhanh từ Roma. Ngày 27 và 28.4.2014.