Chúa Nhật XXXIII THƯỜNG NIÊN -C-
Malaki 3: 19-20; T.vịnh 98; Thêxalônica 3: 7-12; Luca 21: 5-19

MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH SẼ MỌC LÊN

Có những đứa trẻ thích nghe chuyện ma và chuyện yêu tinh, mặc dù sau khi nghe những câu chuyện đó chúng có thể gặp ác mộng, và không sao ngủ lại được nếu không nằm với cha mẹ. Có những người lại thích đi xem phim kinh dị, dẫu cho xem trên màn hình toàn những thứ làm họ nổi da gà và gào thét inh ỏi. Khi xem xong những phim đáng sợ như thế, người ta rời rạp chiếu phim và trở về với cuộc sống thường ngày của họ. Họ để lại sau lưng sự choáng váng và nỗi sợ hãi đó trong bóng tối.

Bài đọc I và Tin Mừng hôm nay tựa như những kịch bản cho một trong số những câu chuyện kinh hoàng đó. Khi những câu chuyện này được đọc lên, các bậc cha mẹ muốn bịt tai con mình lại vì sợ chúng bị ảnh hưởng. Những đoạn văn này không phải dành cho người nhút nhát. Mặc dù chúng kết hợp những đặc điểm giàu tính văn chương, nhưng đây không phải là câu chuyện đêm khuya ngày lễ Halloween để kể cho các trẻ em dạn dĩ. Nhưng các bài đọc này nhằm thức tỉnh những tâm hồn cần thay đổi đời sống, hoặc những ai bị giam cầm cần đến niềm hy vọng khi họ thấy toàn là sự ảm đạm.

Cuốn sách ngắn gọn của ngôn sứ Malachi đã khép lại Kinh Thánh Hípri, Cựu Ước. Tác giả giữ bí mật danh tánh của mình vì lời bình luận sắc bén về những tư tế và các nhà lãnh đạo dân chúng. Danh xưng Malachi có nghĩa là “Sứ Giả Của Tôi.” Đó là những vị ngôn sứ, sứ giả từ Thiên Chúa, họ mang đến những ngôn từ khẩn thiết cho dân chúng: có nhiều vị đem đến một lời an ủi giữa những đau buồn; các vị khác thì lại đưa ra những lời cảnh báo chói tai cho dân chúng, những ai vi phạm mối quan hệ giao ước với Thiên Chúa.

Chúng ta tìm thấy hai thông điệp trong bản văn hôm nay từ sách Malachi. Thứ nhất, phần “phim rùng rợn.” Vị ngôn sứ cảnh báo về “ngày” sẽ đến. Những người Dothái chịu đau khổ và bị lưu đày đang mong mỏi “ngày của Đức Chúa,” khi Thiên Chúa ra tay đầy quyền năng chống lại những kẻ ngược đãi họ, và Thiên Chúa đến để giải thoát họ. Một lần nữa, Thiên Chúa đến giải thoát, dẫn họ ra khỏi ách nô lệ, và đưa về quê hương. Nhưng họ đã lơ là sống bổn phận giao ước. Thế nên, ngôn sứ Malachi đã lớn tiếng chỉ trích việc tuân thủ đạo nghĩa của dân chúng, đặc biệt sự thực hành lỏng lẻo và không đúng cách của các tư tế. Ngài cũng kết án những ai đã lừa gạt người nghèo và góa phụ.

Thiên Chúa không chỉ là Thiên Chúa nơi cung thánh, bị giới hạn bởi bốn bức tường trong đền thời hay nơi thánh đường. Thiên Chúa tỏ lòng xót thương với người nghèo khổ, và lên án những ai cậy dựa quyền thế để trục lợi. Vì ngày bất công của Thiên Chúa đến sẽ là ngày tính sổ. Nhưng trong lời cảnh báo của ngôn sứ Malachi còn có ân sủng; ngày đó chưa đến và vì thế, vẫn còn thời gian để thay đổi. Thực ra, những lời tiên báo của ngôn sứ Malachi đã giúp thúc giục Ezra và Nehemiah sửa đổi.

Những ai trung tín với Thiên Chúa, hoặc những người biết ăn năn, thì “ngày của Đức Chúa” sẽ được thể hiện rõ bởi lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Đối với họ, Thiên Chúa đến sẽ mang theo ánh sáng vào nơi tối tăm, bởi lẽ, “Mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.”

Ngôn sứ Malachi nói với chúng ta khi chúng ta thờ phượng “ngày của Đức Chúa”, nghĩa là ngày Chúa Nhật. Chúng ta đã đến thờ phượng nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình, điều đó trở thành lệ thường, vậy liệu chúng ta có phải làm điều gì nữa trong tuần hay không? Chúng ta có thấy cần thiết để làm điều gì khác nữa hay không? Nếu cầu nguyện tất cả mọi việc, thì liệu những lời cầu nguyện của ta có chiếu lệ hay không? Chúng ta phải tuân theo vài bước để làm hồi sinh những thực hành đạo đức.

Một vài bản tin của giáo xứ có đính kèm những phần phụ trương mang tính giáo dục liên quan vấn đề đức tin. Chúng ta có thể bắt đầu sự hồi sinh của mình bằng cách dành thời gian đọc và suy tư về những gì nằm trong tầm tay chúng ta ở những bản tin đó. Vậy, chúng ta có thể làm được gì? Hãy đến nhà thờ sớm hơn để dành thời gian suy gẫm trước khi buổi lễ bắt đầu. Hãy ghé thăm thư viện giáo xứ, hoặc quầy sách tôn giáo ở địa phương. Hãy hỏi một người nào đó trong hội đồng giáo xứ, hoặc một người bạn am hiểu để được giới thiệu một cuốn sách làm món ăn tinh thần. Có những người thức dậy sớm hơn vài phút để lặng lẽ suy tư trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới của mình. Người khác nữa lại cài những phần mềm trong điện thoại, và nhận những suy gẫm từ những bài đọc phụng vụ hằng ngày.

Ngôn sứ Malachi thúc đẩy chúng ta suy tư và quay về cuộc sống tinh thần. Liệu tinh thần đó có đầy sức sống và mạnh mẽ hay không? Hoặc tinh thần đó đang ngủ mê và chẳng hướng dẫn gì cho đời sống hằng ngày của chúng ta chăng? “Ngày đó” đến với chúng ta thật tình cờ qua một khủng hoảng cá nhân, hoặc một biến cố làm thay đổi trầm trọng về trật tự cuộc sống của chúng ta. Khi “ngày đó” đến, liệu chúng ta có tìm thấy những nhu cầu, và sự thiếu thốn mà chúng ta cần có hay không?

Trong phần hai của bài đọc sách ngôn sứ Malachi nói về những thay đổi của hòn đá và ám chỉ những ai bị căng thẳng và gặp khủng hoảng. Người tín hữu sẽ nhìn thấy “Mặt trời công chính mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.” Tác giả đã mượn hình ảnh từ những tôn giáo ngoại bang của vùng Persia và Aicập. Họ tôn thờ thần mặt trời như là nguồn ánh sáng và nguồn mạch của sự sống. Ngôn sứ Malachi đặt danh hiệu “mặt trời công chính” là nhằm ám chỉ Thiên Chúa của dân Israel. Đối với những ai coi cuộc đời của mình như sự ảm đạm, hoặc sống dưới một bóng mây đen tối, thì “mặt trời công chính” là dấu chỉ đầy hy vọng. Nơi nào có bóng tối thì Thiên Chúa sẽ chiếu dọi ánh sáng. Những lời của ngôn sứ nuôi dưỡng niềm hy vọng chúng ta khi chúng ta chưa nhận ra những dấu chỉ rõ ràng mà chỉ biết trông cậy vào niềm hy vọng.

Nếu những bóng tối do bất công tạo ra sẽ được lan truyền vào “ngày đó”, thì khi “Mặt trời công chính” đến sẽ mang theo các tia sáng chữa lành bệnh. Chúng ta biết được lý do tại sao những người Kitô hữu tiên khởi đã mượn hình ảnh mặt trời công chính và đặt danh hiệu đó cho Đức Kitô. Như thánh Gioan đã nói: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5).

Có người trả lời với thánh Gioan rằng, vẫn còn bóng tối, và bóng tối đã gây thiệt hại trên những người đang đấu tranh để giữ vững đức tin. Đó là bóng tối về: ốm đau bệnh tật, những nạn nhân của chiến tranh không nơi nương tựa, các trẻ em nghiện ngập, sự thờ ơ của chính phủ đối với những người cùng cực, căn bệnh thế kỷ AIDS, v.v… Thêm vào đó, chúng ta có trong mình những bóng tối về tinh thần, có lẽ đó là kết cục của việc sao lãng hoặc thờ ơ những đường lối của Thiên Chúa. Nhiều lúc chính điều đó làm cho ta cảm giác rằng bóng tối lại tiêu diệt ánh sáng.

Tuy vậy, chúng ta vẫn đặt hy vọng vào những gì ngôn sứ Malachi nói với chúng ta. Thiên Chúa thấu suốt thân phận của ta. Khi “ngày đó” đến thì công lý của Thiên Chúa sẽ mang lại một sự đảo ngược lớn lao. Việc làm sai trái sẽ bị kết án, và mọi quốc gia sẽ đối diện với ánh sáng mặt trời rực rỡ của công lý Thiên Chúa. Không còn chừa lại “một rễ hay cành” nào. Người Kitô hữu chờ đợi ngày đó với lòng kiên nhẫn nhờ thông điệp của vị ngôn sứ nuôi dưỡng.

Như đề cập ở trên, danh xưng Malachi có nghĩa là “Vị Sứ Giả Của Tôi.” Ngày xưa là như thế, nhưng đây là chuyện thời nay. Vậy, giờ đây ai là những “sứ giả” để nói lên những lời của ngôn sứ Malachi? Ai sẽ lên tiếng chống lại “kẻ ngạo mạn và mọi kẻ làm điều gian ác?” Ai sẽ chiếu dọi ánh sáng vào những nơi tối tăm của thế giới này, nơi mà sự lừa dối và trục lợi cứ tràn lan trong lãnh vực kinh doanh. Ai sẽ là ánh sáng cho những người gặp tai ương và đau thương? Nói cách khác, ai sẽ trở thành một ngôn sứ Malachi, phát ngôn viên cho Thiên Chúa, để nhờ đó, “mặt trời công chính” một lần nữa sẽ mang theo các “tia sáng” chữa lành bệnh?


Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp



33rd SUNDAY -C-
Malachi 3: 19-20; Psalm 98; 2 Thessalonians 3: 7-12; Luke 21: 5-19


Some children like to hear ghost and goblin stories, even though they might get nightmares after hearing them and want to sleep with their parents the rest of the night. Some people like going to scary movies, even though what they see on the screen gives them goose bumps and causes them to scream. As frightening as those movies are, when they end, people can leave the theater and return to their regular lives. The shock and fright are left behind in the dark.

Today’s first and gospel readings sound like scripts for one of those scary movies. When they are read parents might want to cover the ears of their impressionable children. The passages are not for the faint hearted. Though they incorporate rich literary features they weren’t meant as Halloween bedtime stories to tell to stouthearted children. They are meant to awaken the spirits of those who need to make changes in their lives, as well as those under duress, who need hope when all they see is bleakness.

The Hebrew Scriptures, the Old Testament, closes with the brief book of Malachi. The writer kept his name secret because of his sharp criticism of the priests and rulers of the people. Malachi, means "My Messenger." That’s who prophets are, messengers from God, bearing an urgent word for the people: for some a word of consolation amid affliction; for others, a word of harsh warnings for people who are violating their covenant relationship with God.

Today’s passage captures two messages found in the Book of Malachi. First, the "scary-movie" part. The prophet warns of the coming "day." The Jews in pain and exile longed for "the day of the Lord," when God would act powerfully against their persecutors and come to rescue them. God did come to their rescue once again and led them out of their slavery to bring them home. But they failed to live their covenant responsibilities. Malachi is vociferous in his criticism of the people’s religious observances, especially the lax and improper practices of their priests. He also condemned those who defrauded the poor and widows.

God is not just a God of the sanctuary, confined by the four walls of temple or church. God casts an eye of mercy on the poor and judgment on those who profit from their condition. For the unjust "the day" of God’s coming will be a day of reckoning. But there is a grace in Malachi’s warning; the day has not yet come and so there is time to change. In fact, Malachi’s prophetic words helped precipitate the reforms of Ezra and Nehemiah.

For those who are faithful to God, or who repent, the "day of the Lord" will be marked by God’s compassion. For them God’s coming will bring light into their darkness, "There will arise the sun of justice with his healing rays."

Malachi speaks to us as we worship on this our "Day of the Lord," our Sunday. Have we come to worship so many times over the course of our lives that it is becoming routine, one more thing we have to do in the course of the week? Something we do because we are supposed to? If we pray at all, are our prayers said in a perfunctory way? We may have to take some steps to revive our religious practices.

Some parish bulletins have educational inserts related to issues of faith. We could begin our renewal by taking time to read and reflect on what is at our fingertips in the bulletins. And then, what could we do? Come early for some reflection time before the service begins. Visit the parish library, or local religious bookstore. Ask someone on the parish staff, or a knowledgeable friend, to recommend a book to feed our spirit. Some people rise a few minutes early for quiet reflection before they begin their work day. Others have apps on their phones and receive reflections on the daily liturgical readings.

Malachi is challenging us to reflect and tend to the life of our spirit. Is it vibrant and growing? Or, is it dormant and not guiding our daily lives? "The day" can come upon us by surprise with a personal crisis, or an event that drastically changes our structured lives. When "the day" comes will we be found wanting, lacking the reserves we need?

In the second part of our reading Malachi’s tone shifts and addresses those who are stressed and in crisis. The faithful will see the "sun of justice with its healing rays." He is borrowing an image from the pagan religions of Persia and Egypt. They worshiped a sun god as the source of light and life. Malachi applies the title "sun of justice" to Israel’s God. For those whose would describe their lives as bleak, living under a dark cloud, "the sun of justice" is a hopeful sign. Where there is darkness God will shine light. The prophet’s words nourish our hope when we can’t discern any visible signs to pin our hopes on.

The dark shadows caused by injustice will be dispersed on that "day" when the "sun of justice" comes with its healing rays. We can see why the first Christians adapted the image and applied it to Christ. As St. John says, "The light shines on in darkness, a darkness that did not overcome it" (John 1:5).

Some might respond to John that there is still darkness and it takes its toll on people struggling to hold on to their faith. It’s the darkness of: debilitating illness, displaced victims of war, children succumbing to drugs, government’s neglect of the neediest, AIDS in Africa and on and on. In addition, we have our own spiritual darkness, perhaps the result of neglect or indifference to the ways of God. It does feel at times that the darkness can overcome the light.

Still, we put hope in what Malachi tells us. God has observed our condition. When "the day" comes God’s justice will bring about a great reversal. The evil will be judged and all nations will face the clear sunlight of God’s justice. There will be no hiding no "root or branch" to cling to. The faithful wait for that day with their perseverance nourished by the message of the prophet.

As mentioned above, the name Malachi means "My Messenger." That was then – but this is now. So, who are the "messengers" to speak Malachi’s word now? Who will speak out against "the proud and all evildoers?" Who will shine a light into the dark corners of our world where deceit and profit are the order of business. Who will be the light for those grieving and afflicted? Who, in other words, will be a Malachi, a spokesperson for God, so that "the sun of justice" will again bring its healing "rays?