□ Nguyễn Trung Tây, SVD
The Thirtieth Sunday, Year C: Parochial Attitudes!


Turn to a dictionary, any dictionary you can find, and have your index finger move along the entries of paro… Very quick you will see the word parochial. Let us see the meaning of this vocabulary! Well, parochial, an adjective, means narrowly restricted in scope or outlook. Parochial therefore denotes negative implications, for example, parochical attitudes imply narrow minded perspectives.

To some extent, human beings are born with some parochial mentalities. I was born and raised up in Saigon, I used to believe that Saigon is the best city in Vietnam. Eventually I discover this opinion is ridiculous. After the Fall of Saigon, I fled Vietnam and continued to be brought up in California. A true confession, I used to think that San Francisco is the best city in the US. This naïve thought, thanks to be God, ceased to exist when I first set foot on Chicago soil for a new chapter in my life: the call to be an SVD missionary.

The Pharisee in Luke 18:9-14 was undoubtedly illustrated by Jesus as a person with parochial attitudes. Through his prayers to God in the Temple, he clearly indicated to God and also himself that he was a sinless and righteous man. In a modern sense, this self-righteous man was strongly convinced (by himself) that he was the best, top of the world. Oh! How I “love” these righteous people.

The more I am advance in age, the more I am fully aware of my human weaknesses. The more I travel to different cities of different countries of our world, the more I notice that each city has its own graceful features. The more I live my Christian life, the more I am aware of how sinful I am (I believe I am not alone in this matter). No wonder in the beginning of the Eucharist, after the Sign of the Cross and the church’s greetings, “Peace of our Lord Jesus Christ be with you,” we all humbly bow our heads while reciting the Penitential Prayer, “Lord, have mercy.” Oh, how I love that prayer, for it reminds us of how merciful and loving our beloved God is. Yes, we are all sinners, but believe it or not, God never gives up on us. And whenever we humbly turn to God, the Lord will listen to the prayers of the shattered spirit. The story of the humble tax collector in the given episode is an evidence for this faith.

Oh! God open my eyes, so I can see!


Chúa Nhật 30 Thường Niên, Năm C: Óc Thiển Cận!

Ở nhà nhất mẹ, nhì con… Hồi đó còn nhỏ xí xi, bố tôi là nhất, nhất là khi được dẫn đi ăn phở thơm lừng lỗ mũi. Hồi đó còn nhỏ tí ti, mẹ tôi là nhất, nhất là khi mẹ đi chợ về đưa cho bao chè nước dừa. Ăn hết phần mình, tôi mặt lì lấn đất giành dân sang bao chè của cô em. Lớn lên, bước ra khỏi ngõ hẻm, đi học xa, bố và mẹ vẫn nhất, nhưng tôi bắt đầu nhận ra, còn nhiều cái nhất mình chưa thấy. Sanh ra tại Sài Gòn, tôi đã từng tin như tin kinh Tin Kính, Sài Gòn là nhất Việt Nam. Về sau mới thấy, ơi sao ngớ ngẩn thằng mõ, cám lợn dở hơi, đúng là con nít. Dòng thời gian đẩy tới, tôi lạc qua Mỹ, sống tại Thung Lũng Điện tử San Jose, tôi nghĩ Silicon Valley là nhất. Ân sủng thiên đàng ban tặng, tôi chấm dứt dòng tư tưởng thiển cận khi đặt chân tới Phố Gió Chicago, chặng đầu của hành trình dài truyền giáo Ngôi Lời.

Thầy Pharisee trong Tin Mừng Luca 18:9-14 đã được diễn tả như một người có đầu óc thiển cận. Qua những lời kinh nguyện trong Đền Thờ, ông tuyên bố “thật thà” và thẳng thừng với Chúa và đương nhiên với chính ông rằng, “Ôi Lạy Chúa và lạy tôi, tôi là một người công chính.” Trong ngôn ngữ đương thời, người công chính Pharisee khẳng định rằng ông là một người tốt nhất thế giới, đứng đầu trên hết mọi danh. Ơi! Tôi “yêu” ông biết bao, hỡi người “công chính tốt lành”. Mong rằng cuộc đời sẽ bớt đi những người như thế…

Càng lớn tuổi, tôi càng nhận ra những điểm yếu kém của mình. Càng đặt chân tới nhiều thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới, tôi lại càng nhận ra mỗi thành phố mình ghé vào thăm hỏi đều sở hữu những nét duyên dáng đặc biệt của riêng thành phố đó. Càng sống đời sống đức tin Kitô, tôi lại càng nhận ra mình tội lỗi biết bao (Về chuyện này, đương nhiên tôi biết mình không phải là người duy nhất). Chẳng lạ chi, sau Dấu Thánh Giá và Lời Chào Bình an trong thánh lễ, người Công Giáo đều cúi đầu khiêm nhường đọc lời kinh, “Xin Chúa thương xót chúng con.” Ơi, tôi yêu biết bao nhiều lời kinh Thương Xót, bởi lời kinh thật sự đã nhắc nhở Cộng đoàn Dân Chúa về lòng từ bi độ lượng và tình yêu bao la của Thiên Chúa. Vâng, chúng ta đều là người tội lỗi, nhưng lạ thay Thiên Chúa chưa bao giờ làm mặt ngơ với phàm nhân yếu đuối. Và bất cứ khi nào chúng ta khiêm nhường hướng về Chúa, Chúa sẽ lắng nghe lời cầu nguyện của những tâm hồn khiêm cung. Câu chuyện của người thu thuế trong Tin Mừng Luca 18:9-14 là một bằng chứng hùng hồn cho mệnh đề niềm tin này.

Lạy Chúa xin mở mắt con, để con thấy!
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com