(Theo CNS), Tòa Án Tối Cao đã ra phán quyết ngày 11-1-12 rằng các tôn giáo có quyền hưởng những ngọai lệ trên luật lao động của liên bang, đó là quyền không thể bị kiện khi tuyển lựa và sa thải nhân viên thuộc lãnh vực mục vụ của mình.

Đây là lần đầu tiên Tối Cao Pháp Viện xác định rằng Tôn Giáo có ngoại lệ này, đảo ngược một phán quyết trước đây của Tòa phúc thẩm quận 6 của HK ("Circuit 6").

Trong văn bản của phán quyết mang tên Hosanna-Tabor v. EEOC (Trường Hosana-Tabor chống lại Cơ Quan Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng), chánh án John Roberts đã cho biết khi được hỏi liệu một ngọai lệ như thế đã tồn tại trong Hiến Pháp không? tất cả 9 thẩm phán đều nhất trí trả lời là "có".

Thẩn phán Roberts viết: "Các thành viên của một tôn giáo đặt niềm tin vào các mục tử của họ...Nếu đòi hỏi một giáo hội phải chấp nhận một mục tử mà họ không muốn, hoặc trừng phạt họ vì họ đã không làm như vậy, thì sẽ là một hành động can thiệp vào việc quản trị nội bộ của một giáo hội, và làm mất đi sự chọn lựa của họ về những nhân sự đại diện cho niềm tin của họ."

Phán quyết đã không đề cập đến việc liệu trường hợp ngoại lệ này có được áp dụng cho nhân viên không thuộc lãnh vực mục vụ hay không và vẫn còn để mở cái khả năng của một giáo viên của giáo hội Lutheran ở Michigan, bà Cheryl Perich, có thể kiện giáo hội của bà dưới một khía cạnh pháp lý khác. Tòa cũng cố tình tránh không định nghĩa thế nào là một nhân viên mục vụ, chỉ cho biết là trường hợp của bà Cheryl Perich có đủ yếu tố là một trường hợp mục vụ.

Quyết định này đã được giáo hội Công Giáo lên tiếng ca ngợi. Giáo hội Công Giáo là một trong những thành viên ủng hộ trường Hosanna-Tabor trong vụ kiện, trường học này đã phải đóng cửa nhiều năm qua sau khi vụ kiện bắt đầu.

Đức Giám Mục William E. Lori của Bridgeport, Conn, chủ tịch Ủy ban đặc nhiệm cho Tự do Tôn giáo của Hội Đồng Giám Mục HK, gọi đây là "một ngày tuyệt vời cho Tu Chánh Án Thứ Nhất của Hiến pháp."

Đức Giám mục Lori tuyên bố rằng phán quyết đã làm rõ tầm quan trọng của pháp lý và lịch sử là giữ cho "vấn đề nội bộ của một giáo hội nằm ngòai giới hạn của chính quyền."

Ông Anthony Picarello, luật sư của Hội Ðồng Giám Mục, cũng cho biết phán quyết đã "xác nhận cái điều hợp lẽ thông thường rằng các trường học tôn giáo phải được tự do lựa chọn giáo viên dựa trên tôn giáo, mà không có sự can thiệp từ nhà nước".

Nhắc lại vụ kiện, bà Perich là một giáo viên đang dạy các môn thế tục (không phải là giáo lý) khi bà phải nghỉ bệnh trong năm 2004.

Sau khi đã nghỉ một thời gian dài, bà muốn trở lại làm việc nhưng bị nhà trường Hosanna-Tabor khuyến khích từ chức vì họ đã mướn giáo viên khác thay thế bà.

Khi bà đe dọa sẽ kiện nhà trướng theo luật Disabilities Act (luật cho những người bị tàn phế), nhà trường đã đuổi bà, với lý do bà đã không tuân theo thủ tục khiếu nại của giáo hội.

Nhà trường lấy lý do chức vụ của bà là một nhân viên mục vụ, cho nên việc sa thải ấy được bảo vệ bởi Tu Chánh Án Thứ Nhất.

Thấm phán Roberts lưu ý rằng tòa án chỉ đưa ra ý kiến về bà Perich như là một nhân viên giữ vai trò mục vụ, và quyết định sa thải của nhà thờ liên quan đến chức vụ ấy mà thôi.

Ông viết: "Dù cho bổn phận tôn giáo của bà chỉ là 45 phút mỗi ngày, và phần còn lại trong ngày của bà là dành cho việc giảng dạy các môn thế tục."

"Tuy nhiên vấn đề trước mắt chúng tôi không phải là một vấn đề có thể được giải quyết với một chiếc đồng hồ bấm giờ,"

Thay vào đó, tòa đã xem xét một số yếu tố. Bà Perich là người tốt nghiệp qua lớp đào tạo giáo viên tôn giáo và là người mà nhà trường coi là một nhân viên lo việc mục vụ.

"Chúng tôi chỉ quyết định rằng vì có sự ngọai lệ liên quan đến mục vụ mà một vụ kiện như thế này phải bị cấm đóan," ông viết. "Chúng tôi không cho ý kiến về những ngọai lệ có thể áp dụng cho những trường hợp khác...Chúng tôi sẽ dành thời gian để giải quyết các áp dụng ấy, khi xảy ra."