Tôn giáo và cái ách cộng sản

Phần hai: Hồ chí Minh và cái ách cộng sản tại Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam còn ghi lạimột số cuộc hội nghị có tiếng nói của người dân đã làm thay đổi, không phải chỉtrong sinh hoạt thường nhật, nhưng còn làm thay đổi cuộc sống và ý niệm về sựtrường tồn của đất nước. Một trong những cuộc hội nghị ấy, không một người ViệtNamnào không biết đến. Đó là hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần. Nhưng lúc gần đây, có một số người đang cònglưng đánh bóng và nhắc đến cái hội nghịcó khoảng 60 người tham dự ở gốc cây đa Tân Trào vào thời Hồ chí Minh, như làmột “đại hội quốc dân” vì nó cũng làmthay đổi bộ mặt của đất nước. Thử xem, nó đã thay đổi bộ mặt đất nước thế nào?

Truớc hết, đã là người Việt Namthì dù là người buôn thúng bán bưng, anh phu xe, người khuân vác, anh nông dâncho đến các quan chức trí thức… Không ai mà không biết, hoặc nghe nói về hộiNghị Diên Hồng cách xa chúng ta hơn 730 năm. Ngưới dân Việt Nam biết đến hội nghị Diên Hồng bởi một lẽ rấtđơn giản: Hội nghị đã làm nên cuộc sốngvà sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị ấy như một bí quyết đặc biệt để truyền sức sống không phải chỉ ở tronglòng mọi người, tạo nên một khối đồng tâm, mà còn vang dội vào lòng chiến mã,cây cỏ, sông, núi, để từ đó tạo nên một thực thể sống, đồng nhất, trong một mục đích bảovệ sự vẹn toàn và độc lập của Việt Nam. Từ đó, hội nghị đã tạo nên những chiến công hiển hách trong lịch sử như BạchĐằng, Chi Lăng, Xương Giang, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Đống Đa… Và người Việt Nam có quyềnngửa mặt lên để tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của Bà Trưng, Bà Triệu, của Đức Trần Hưng Đạo,Bình dịnh Vương, của Đức QuangTrung hay các bậc danh tướng Trần bìnhTrọng, Lý thường Kiệt…v.v... là những vị mà ngày nay khi nhắc tên, vẫn làm chonhững binh đoàn Hán, Mông, Mãn kinh hoàng, tức tưởi. Như thế, Diên Hồng là lịchsử sống cho một dân tộc còn sống.

Diên Hồng là thế, còn cái hộinghị ở gốc cây đa Tân Trào thì thế nào? Khi làm thay đổi bộ mặt của ngươi dântrong một giai đọan, liệu nó có viết nên một trang sử không bị ô uế cho ngườicòn sống, không làm nhục những ngưòi đã chết. Hay nó đã viết ra một trang nhơ nhớp trong dòng lịch sử của một dân tộc anh hùng?

Trước tiên, theo như sách vởcủa Việt cộng còn ghi lại thì cái gọilà “đạihội đại biểu quốc dân vào chiều ngày16-8-1945 ở gốc đa Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang “có hơn 60 đạibiểu đại diện từ Nam bộ, miền Nam Trung Bộ và Việt Kiều ở Thái Lan, ở Lào về dựđại hội”. Hội nghị cây đa đã lập ra “Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam”do Hồ Chí Minh cầm chầu.

Không biết đây là sự trùnghợp ngẫu nhiên, hay là lịch sử của đảng cộng sản và cái hội nghị Tân Trào doViệt Minh tổ chức lại có mối liên hệ tiền kiếp với chuyện cây đa?

Tôi hỏi thế là vì, khi nhắcđến cây đa là nhắc đến một truyền thuyết lớn về chú cuội trong nhân gian của ViệtNam,mà không một ai không nghe biết. Từ ông già bà lão cho đến đứa trẻ nhỏ không ítlần đã ngửa cổ lên nhìn trăng để mà xem chú cuội ngồi ở gốc cây đa tròn méo rasao! Hồi còn nhỏ ở dưới quê, tôi cũng tưởng là chuyện có thật. Bởi lẽ, vào ngàycó trăng sáng nhìn lên, lạ qúa, hình như cũng thấy mờ mờ ảo ảo như có thằngcuội ngồi ở gốc cây đa.

Tuy nhiên, chuyện thằng cuộivà cây đa là một câu chuyện hài trong nhân gian. Nó mang ý nghĩa dí dỏm, châm biếm,không có thật. Nhưng chắc chắn, cái không có thật ấy không làm hại ai. Nghĩa là,dù có bị người khác bảo “ mày nói láo như cuội” thì ngưòi bị chê có lẽ cũng chẳng mất mát gìvà có lẽ cũng không phải đi tù. Nhưng nay ở Tân Trào, Việt Minh lại nhờ gốc câyđa, như một truyền thuyết để đẻ ra một hội nghị “đại biểu quốc dân”, và đẻ ra cái “ ủy ban giải phóng Việt Nam” do Hồ cầm chầu, hẳn nhiên làphải có ý khác. Không biết có phải họ muốn nhờ cây đa trong truyền thuyết để vívon đảng là cây đa cho đồng bào biết đến Việt Minh? Hay thực tế, đảng cộng vàcái hội nghị này chỉ là câu chuyện vàviệc làm của thằng cuội?

Ở đây, tôi xin mở một dấungoặc là, riêng về nhân vật chính ở gốc cây đa thì cho đến thời điểm này chẳng cómấy người biết ông ta là ai. Dù trưóc đó: “để thực hiện chỉ thị của quốc tế CS cuối 1929 NAQ( Nguyển ái Quốc tứcHồ chí Minh?) từ Xiêm về Hương cảng, TQ để triệu tập và chủ trì hội nghị hợpnhất 3 tổ chức CS. Hội nghị họp từ ngày 03 - 07/2/1930. (Tham dự Hội nghị cóđại diện của Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng) .Hội nghị có 03đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Sau 5 ngày làm việc với tinh thầnthống nhất cao, dân chủ hội nghị đã đi đến việc: thành lập đảng CSVN” ( Ngô chí Tâm). Người như thế đó, nay lạithành kẻ cầm đầu câu chuyên về gốc câyđa!

Câu chuyện được khởi đầu nhưthế, nên sau 80 năm hươu cuội, tất cả mọi người Việt Nam, không trừ ai. Từ kẻbuôn thúng bán bưng, hay anh nông dân chẳng một ngày đến trường, đến hàng tríthức quan cán có những mảnh bằng to vớinhững chữ nhớn TS, rồi PTS, hay là GS đến phó GS. Hoặc là chuyên viên các ngànhnghề, như nghề công an đến nghề móc túi. Từ nghề tự do trí thức như BS, LS đếnnghế xe ôm. Và trú qúan thì từ người ở hải ngoại cho đến những người ở trongnước, kể cả những kẻ ngồi tù vì mọi loại tội phạm. Rồi về tuổi thì kể từ 6.7tuổi trở lên cho đến chờ xuống lỗ… khôngxót bất cứ một ai, đều biết rất rõ và là chứng nhân cho một sự kiện là: cái“đại hội đại biểu quốc dân ở gốc cây đa Tân Trào” ấy đã làm nên hai thành qủa “vĩđại” trong sự nghiệp của Hồ chí Minh và của Việt cộng trong lịch sử cận đại củaViệt Nam:

1. Hội nghị gốc đavào ngày 16- 08-1945 của Việt Minh đã tạo ra cuộc đảo lộn luân thường trong xãhội Việt Nam.

2. Hội nghị Tân Tràotạo nên một cuộc đảo lộn đạo lý sâu sắc làm băng hoại nền luân lý của dân tộcViệt.

Đây chính là hai cái ách tàn bạo nhất của cộng sản mà Hồchí Minh và tập đoàn Việt Minh đã khoác lên cổ người dân Việt Nam theo từng vùng, miền hay trongcả nước trong 80 năm qua. Chuyện cây đa và thằng cuội là hoang đường. Nhưngchuyện cái ách Hồ chí Minh là chuyện thật, hàng ngày vẫn còn tiếp tục tái diễntại Việt Nam.

1. Hồ chí Minh và cuộc làm đảo lộn luân thường trong xã hội Việt Nam.

Trước hết, đạo nghĩa của chữluân thường là sự đúng, tính thật của một sự việc. Làm đảo lộn luân thường làlàm cho những điều đúng thành sai, hay thành gian dối, và nó làm đảo lộn nhữnggía trị, những nguyên tắc trong đời sống yên bình của xã hội.

Thật vậy, người Việt Nam tatừ xưa vẫn được đánh gía là một sắc dân trung hậu, thật thà. Có nề nếp và hiếukhách. Họ không ưa dối trá. Nhưng kể từ ngày có cái gọi là “đại hội đại biểu” ởgốc đa đến nay, Việt cộng đã ra sức làm thay đổi bộ mặt giao tế của xã hội ViệtNambằng con đường dối trá. Tệ hơn thế, chúng còn ép buộc người dân phải đi vào conđưòng một chiều ấy để dối gạt chính mình và lừa đảo đồng loại. Nói toạc ra là sựgian dối ấy được Hồ chí Minh thực hiện ngay từ trong bản lý lịch của mỗi cánhân.

Nói cho rõ là: Tất cả các bảnlý lịch cá nhân của các đoàn, đảng viên Việt cộng và những kẻ liên hệ của nó,đều là những bản lý lịch man trá, gian dối, không đúng với sự thật. Riêng vớingười dân, vì hoàn cảnh phải sống với cộng sản, nên hầu như mọi ngưòi đành phải,hay dễ dãi chấp nhận sự hướng dẫn khai gian dối trong bản lý lịch của mình đểđược yên thân, hay cầu lợi. Với lớp trẻ, sự gian dối ấy được dạy ngay từ khicòn ở trong học đường. Theo đó, chỉ trừ ra một số ít người không tính đếnchuyện liên hệ trực tiếp với chúng, hoặc là những chức sắc tôn giáo, hay ngườicông giáo thì mới có được một chữ “thật” ở trong cái bản lý lịch cá nhân củamình. Ngoài ra, ít có trường hợp ngoại lệ.

Tôi đại ngôn ư? bạn đọc ngỡ ngàng về chuyện này ư?

Không, tôi tin tất cả đều tình táo để biết rằng. Đây không phải làlỗi ở chúng ta, nhưng là cái ách của cộng sản nó đang đè trên chúng ta, nên đànhphải làm thế.

Để cho đoạn viết trên sáng tỏhơn, bạn có đồng ý với tôi là tất cả mọi người Việt Nam đều biết phân biệt sựthiện và ác trong việc làm, lời nói của mình, và thường có khuynh hướng xa lánhcái gian ác hay không? Bạn có đồng ý với tôi là hầu hết ngưòi Việt Nam làngười có tín ngưỡng hay không?

Đúng thế. Chắc chắn là thế vàcòn cao hơn thế nữa. Tất cả mọi người Việt Nam đều có tìn ngưỡng, có tinh thầntôn giáo và có ý niệm về tôn gíao rất sâusắc. Theo thống kê từ trước, đa phần người Việt Nam theo đạo ông bà, kế đến là đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành.đạo Cao Đài, đạo Phật Giáo Hòa Hảo, hayđạo Bàlamôn ( gốc Chàm). Không ai là không có đạo. Không làng nào mà không có Đình, Chùa, nhàthờ, Thánh Thất, hay các cơ sở trang nghiêm để thờ thần hoàng, hay thờ cúng ôngbà tại nhà. Rồi dọc trên các đường quốc lộ không thiếu những cái miếu nhỏ với hương đèn trong các ngày rằm,ngày đầu năm. Và các nghĩa địa thì lúc nào cũng ngập hương khói…

Nhưng từ sau cái hội nghị ấy,chuyện nghịch thường đã xảy ra. Trong tất cả mọi bản lý lịch cá nhân của cácđoàn đảng viên Việt cộng, từ Hồ chí Minh trở xuống cho đến anh cán tại cơ sở địa phương. Từ những nhà trí thứccho đến lớp cán bộ chỉ biết dùng dao mã tấu, trong phần hỏi về tôn giáo đều ghimột chữ Không. Nghĩa là không có đạo, không có tín ngưỡng, không theo một tôngiáo nào.

Họ khai như thế có nghĩa gì? Cóphải những ngưòi viết bản lý lịch này đều là những người không có đạo, khôngtheo bất cứ một tôn giáo nào ư? Hay họ đãbị buộc phải gian dối với chính mình và từ đó gian dối với người khác theo chủtrương vô tôn giáo của cộng sản ? Thửhỏi, nếu một kẻ đã phải gian dối với chính mình thì làm sao tìm ra lời nói và việc làm trong sự thật chongười khác hưởng nhờ? Họ đã chối lý lẽ về thiện ác, về phong cách nhân bản tínhlàm người thì tìm đâu ra chân lý cho xã hội?

Mà câu chuyện nào có kết thúcở trong lãnh vực đoàn đảng viên, cán bộ của nhà nước? Bước vào học đường, cô giáothầy giáo mới của xã hội Việt cộng thì trăm người như một chỉ dạy học sinh, dùlà học sinh công giáo, phải viết chữ không vào trong bản lý lịch của mình. Nếukhông thì có thể bị đánh, bị tát cho sưng mồm, và cô thầy gian ác kia không ngầnngại xé bản lý lịch có chữ công giáo kia đi và buộc đứa trẻ phải viết chữ KHÔNGlại theo ý của mình. Hoặc gỉa, cô tự viết lấy bản lý lịch của trò theo ý cô đểcán trên hài lòng, yên chuyện? Hai đứa cháu của tôi năm 1977 đã là những nạnnhân của trò giáo dục quái gở này. Và rất nhiều học sinh công giáo xuất sắc, đỗđầu trường nhưng vì cái lý lịch có chữ công giáo nên các em không hề được bướclên đại học ( lúc này thì có đổi khác một chút).

Nhớ lại những ngày sau30-4-1975. khi Việt cộng vào Sài Gòn, sinh viên phải trình diện tại trường thìngoại trừ một số sinh viên công giao bỏ về hay trong bản khai lỳ lịch còn ghirõ tôn giáo. Đa phần còn lại là được các cán bộ đoàn trường hướng dẫn là viếtchữ Không cho nó tiện ( cá nhân tôi làmột trải nghiệm) Lúc ấy, chẳng ai muốn rắc rối vào mình nên cũng đành viết một chữ “không” cho nó quachuyện. Mình nghĩ nó đơn giản, vì đạo tại tâm. Tuy nhiên, cộng sản không nhìnchữ Không ấy một cách đơn giản, Nhưng là sự chiến thắng trong sách lược vô tôn giáo của họ! Thưa bạn,thưa những nhà trí thức không phải là đoàn, đảng, quan cán, còn đang ở trongnước. Qúy vị đọc lại bản lý lịch của mình xem? Đây là chuyện nhỏ hay là chuyện cốtình làm đảo lộn luân thường trong xã hội đã bắt nguồn từ cái “đại hội đạibiểu” tại gốc đa Tân Trảo?

Tại sao cộng sản lại muốn người dân viết chữ “không” vào trong bản lý lịch của mình?

Câu trả lời của Mac-Lê là: “Chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa pháttriển thì tôn giáo mới có thể hoàn toàn biến mất và bị xoá bỏ khỏi đời sống conngười. Nhưng việc tôn giáo mất đi không phải là một quá trình tự động; nó đòihỏi phải kiên trì hoạt động giáo dục quần chúng, tuyên truyền rộng rãi nhữnghiểu biết khoa học tự nhiên, xã hội và thế giới quan mác-xít " (Từ điển Triết học, tr.588, từ mục "Tôn giáo ")

Bàn về chuyện này, Phạm Việt Anh trong “Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáotrong chủ nghĩa xã hội viết: "Tôn giáo làmột hệ tư tưởng mang tính chất duy tâm, do đó về bản chất nó có thế giới quan,nhân sinh quan trái ngược hoàn toàn so với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin- quan điểm duy vật biện chứng khoa học. Bởi vậy, để xây dựng thành công chủnghĩa xã hội không thể nào không xoá bỏ tôn giáo”. Theo sách lược này, ởViệt Nam, sau ngày hội tại gốc đa Tân Trào, Hồ chí Minh đã tìm cách xóa bỏ dấutích tôn giáo ngay trong việc viết các bản lý lịch cá nhân của từng người. Đâyhẳn nhiên không phải là việc chỉ viết chữ “không” cho vui của vui nhà, hay vuilòng cấp trên mà thôi. Nhưng là buộc viết theo chủ đích của Hồ là xóa bõ dáu vếttôn giáo trên từng cá nhân, từng đơn vị. Hồ muốn biến người Việt Nam thànhnhững kẻ vô tôn giáo!

Kế đến là quan niệm về Quân,Sư, Phụ trong xã hội ta. Quân thuộc về mặt sinh hoạt chính trị thì dĩ nhiên,nay còn, mai mất. Nó không phải là lý lẽ để trường tồn. Nhưng Sư và Phụ là đạo của người sống trongtrời đất, có thể đảo lộn được không?

Tôi e rằng cái quan niệm kínhSư, trọng Phụ ở xã hội ta ngày nay đã bị đảo lộn rồi. Trò không được giáo dục về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tìn, lại được dạy theo gường Hồ chí Minh,là người suốt đời không thắp cho bố mẹ một nén nhang, là người không biết đến đạo lý ở trong gia đình là gì. Rồiy cũng là ngươi giết người đã ăn ơ với mình là Nông thị Xuân, tàn ác hơn thế, Ycho quăng xác của Xuân ra ngoài đường giả như một tai nạn xe hơi để phi tang,vì cô ta đã sinh con với Hồ! Rồi Hồ chí Minh cũng từ bỏ dứa con ấy thì cáinghĩa vợ chồng, tình cha con ở đâu? Kế đến, y là người tàn sát hơn 170000 ngàn người dân vô tội trong vụ đấutồ để cướp đoạt tài sản của họ thì Nhân ở đâu có, mà bắt học sinh phải nòitheo?

Trẻ được học những cái gươngấy thì lấy gì mà tôn sư trọng phụ? Làm sao xã hội có được cuộc sống tốt đẹp?

Trái lại, chính vì cái ách giáodục này, ngày nay đã cho ra những kết qủa vô cùng kinh hãi: Nhan nhản trên các phố, có những địa điểm pháthai (lò giết người), có quảng cáo công khai, hay lén lút, cách giết người. Các bà mẹ đến với dịch vụ này đa phần là các họcsinh, sinh viên, nhiều khi còn là vị thành niên nữa. Những người mở lò giếtngưòi ( phá thai) này có phải là lương y cứu sinh độ thế hay không? Tại sao lớptuổi trẻ ngày nay phá thai nhiều đến như thế? Có phải tại vì cái lối giáo dục “noi theo gương Hồ chí Minh vĩ đại” hay không? Bạn đọc thân mến, đây là nỗi đau khôn nguôi của dân tộc ta hôm nay. Nó cóphải là cái ách đảo lộn luân thường mà dân ta phải gánh chịu từ ngày có cái gọilà đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở Hương Cảng, Trung Hoa vào ngày 03-02-1930, đượcHồ chí Minh và tập đoàn Việt Minh đem vào áp đặt cho dân ta không? Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

2. Hồ chí Minh và công cuộc đảo lộn đạo lý ở Việt Nam.

Hẳn nhiên việc khai khôngđúng sự thật trong mục tôn giáo trong cácbản lý lịch cá nhân của người dân là do chính sách Vô Tôn Giáo của cộng sản chủtrương. Họ muốn lấy chữ “không”, cónghĩa là không có tôn giáo để chống chọi và tiêu diệt niềm tin của các tôn giáovà lấy số lưọng chữ không để tấn công các tôn giáo khác.( Nói đúng ra là chúngchỉ cố gắng xóa bỏ những chữ Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, hay đạo Ông Bà ra khỏi bản lý lịch của các cá nhân màthôi. Riêng phần tinh thần thì chúng biếtrõ là không bao giờ có thể làm được). Lúc đầu, phần vì sợ, phần nhìn chữ “Không”dầu có viết cũng chẳng mang ý nghĩa gì. Bởi vì, đạo tại Tâm. Nên đa phần viếtchữ Không. Tuy nhiên, cái kết qủa về lâu về dài là một thảm khôc. Bởi vì mìnhđã mắc bẫy cộng để tự lừa mình. Bản thân đã trở thành người không có đạo (tự bỏđạo), không còn mang ý niệm về tôn giáo, là ý niệm ăn ngay ở lành lúc nào chính mình cũng không hay biết. Khi đó, cũng chẳng cần giữ những nghi thức,nghi lễ của tôn giáo mình nữa. Cuộc sống sẽ đi về đâu?

Kế đến, có thể trở thành mộtáp lực xã hội đối với người chung quanh. Thí du như, có chữ “Không” là có cơ hội để được CS tổ chứchọc tập cho vào đoàn, vào đảng, để ăn trên ngồi trốc, làm lãnh đạo. Có chữ PhậtGiáo, Công Giáo thì nên… kiếm đường vượt biên, hay hành nghề không có một chútliên quan gì đến các cơ quan, công sở của nhà nước. Đành phải chấp nhận là loạicông dân hạng hai, hạng ba trong xã hội. Ấy là chưa kể đến việc nó tạo ra một sự đố kỵ,thù hận giữa tôn giáo với tôn giáo. Giữa con người với con người. Giữa đảngviên và người dân. Giữa nhà nước với tôn giáo. Chuyện này đối với những ngưòiđả trưởng thành khi chúng vào thì ít bị ảnh hưởng. Nhưng lờp trẻ mới sinh ra,hay lớn lên sau này thì qủa là một vấn nạn lớn. Trong phạm vi ngắn hẹp, tôi chỉđề cập đến cuộc chiến giữa nhà nước với tôn giáo mà thôi.

a. Cuộcchiến trực diện.

Theo cuốn Lịch Sử Kinh TếViệt Nam do chính nhà cầmquyền cộng sản Việt Nambiên soạn và in ấn. Trong cuộc cải cách ruộng đất từ 1953-56 đã có 172000 ngườiViệt Nambị giết chết. Tuyệt đại đa số trong những người này bị chết oan và không hề cósự bồi thường đáp trả cân xứng. Cũng theo cuốn sách này, có đến 123266 ngànngười tức hơn 70% bị giết oan, có nghĩa là họ vô tội. Nhưng cho đến nay, nhàcầm quyền cộng sản chưa bao giờ có được, dù chỉ là một lời xin lỗi một cử chỉbiểu lộ hay một cách thức đền trả tương xứng cho những gia đình bị chết oankhiên. Trái lại vẫn chiếm hữu tài sảncủa họ.

Song song với cuộc đấu tố đầymáu và nước mắt này. Nhà nước Việt cộng đã cho dân công, cán bộ, thành phần bấthảo trong xã hội đi đập phá rất nhiều nhà thờ, đình, chùa, miếu thần hoàng tạicác vùng thôn quê hay thị xã để ngưòi dân mất điểm quy tụ. Mất điểm tựa tinhthần. Kế đến, các sinh hoạt thuần tuý của công giáo nhiều nơi đã bị nghiêm cấmmột ách công khai, hoặc bằng cách, vào những giờ có nghi lễ tôn giáo thì nhànưóc cũng tổ chức những buổi học tập chính trị và bó buộc ngưòi dân phải đếntham dự. Rồi khi bức màn tre buông xuống, tháp chuông của các giáo đường hầu như đã lặngtíếng ngân sau cuộc di cư vào nam năm 1954. Cuộc đập phá này đến nay vẫn chưachấm dứt. Vài năm trước là khu TKS, đến Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm,Cồn Dâu, Loan Lý nay là Tam Đảo!

Dĩ nhiên, cuộc chiến trực diệnnày đã tạo cho xã hội Việt Nambộ mặt chết, đổ vỡ và sợ hãi. Nếu chỉ nhìn vào những hành động đập phá và cướpbóc của nhà nước Việt cộng đối với tôn giáo, có ngưòi cho rằng cộng sản đã làkẻ chiến thắng. Trong thực tế, tôi cho rằng, cuộc chiến trực diện này đã để lộra một sự thất bại ê chề cho chế độ. Nghĩa là nhà nước có thể đập phá nhà thờ, chùa chiền, đình hội, khoe racái tàn bạo ác độc của kẻ mất lương tri, mất nhân bản tính. Khoe ra cái vóc dángvai u tịt bắp của những con bò mộng vô tri ở trong đấu trường mà thôi. Kẻ bạo ácnhư thế xưa nay vẫn có. Chúng có thể bắt bớ, giam cầm, quản thúc vị lãnh đạocủa tôn giáo thì cũng không thể áp bức được niềm tin của tôn giáo. Bởi lẽ, tôngiáo đã tồn tại và sống trong lòng người hàng nghìn năm. Sự chân thật đã truyềnđời kế thừa nhau như nếp sống, như hơi thở của con người. Nên cái bạo lực củacộng sản trở thành vô gía trị, không baogiờ có thể trấn áp được niềm tin của tôn giáo. Cách riêng, với người công giáo,biểu tượng là cây thánh gía của họ mạnh hơn cả sự chết! Họ sẵn sàng ôm lấyThánh Gía và chết dưới chân Thánh Gía hơn là cuộc đầu hàng vô đạo. Đó chính là phongcách sống và niềm tin của họ. Thật không cách gì thay đổi.

Đến nay, sau cuộc bể dâu 1954và 1975, cộng sản phải nhìn thấy một điều về người công giáo là: Dù ở bất cứnơi đâu, thành thị hay thôn quê, cao nguyên hay đồng bằng. Ven sông, trên biểnhay nơi góc nuí, kể cả ở hải ngoại, người công giáo vẫn có khuynh hướng sống chungthành làng, thành vùng, ngoài việc sinh hoạt theo tôn giáo cho dễ dàng, họ cũng là người sống hoà mình, yêuthương và bao bọc lẫn nhau. Tình cảm củahọ là một thứ tình cảm rất chân thật dành cho nhau, dành cho đất nước và cho đồng loại trong mọi hoàn cảnh.Đó là phong cách sống thực của nhữngngười công giáo. Một phong cách đã trải nghiệm qua nhiều bạo lực. Ngày xưa thìdưới triều Minh Mạng, Thiệu Tri, Tự Đức. Ngày nay thì dưới gọng kìm cộng sản. Tuynhiên, nguyên lý của sự trường tồn đã có sẵn. Cộng sản và sự bạo tàn của nó sẽbị hủy diệt bất ngờ như cách mà nó đã khởi đầu. Đạo sẽ vĩnh viễn trường tồn.

Câu chuyện sau đây tôi đã códịp chúng kiến vào năm 1972 tại miền quêXuân Lộc.

Một anh cán binh Việt cộng bịthương, bị đồng đội bỏ lại trên đường mai phục để thoát chạy lấy thân. Ngoàicơn đau xé da thịt vì không được cứu chữa là sự uất hận bị bỏ rơi, anh còn losợ thần chết, lo sợ bị bắt và bị “nguỵ” chém giết, xẻ thịt banh da như nhữnglời tuyên truyền nhồi sọ từ hàng ngũ cán bộ lãnh đạo trước khi đi gài mìn giếthại đồng bào. Anh đau đớn, tuyệt vọng khi lê thân vào những quãng đường, đồi,nương rẫy. Bỗng nhiên, cuộc sống như hồi sinh, dòng máu, nhịp tim lại dồn dậptrong người. Một sự an bình như chưa bao giờ có đã chiếm trọn lấy cả tâm hồn vàthể xác khi anh ta bò đến, và ôm được một cái chân cột. Lúc mở mắt nhìn lên. Đóchỉ là một Cây Thánh Giá thô sơ cắm trên ngôi mộ trong nghĩa trang của một xứđạo miền quê. Anh gục đầu xuống, ôm chặt lấy và không còn muốn rời xa nữa. Làngười theo đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên. Anh, chưa một lần biết cầu kinh. Tráilại, còn được học tập, nuôi lờng căm thù những thành phần “tôn giáo phản động”bán nước. Kết qủa, khi gặp được người dân trong làng đi viếng mộ. Anh chỉ cònduy nhất một ước mơ. Nếu có phải chết, anh xin được chết trong phút giây anbình dưới chân cây cột mà anh đang ôm trong tay. Bởi ít nhất anh sẽ có một nấmmộ ở nơi đây. Anh không muốn chết vìlòng căm thù như đã được học tập. Anh xin với cha sở cho anh chôn ở một gócnghĩa trang nếu anh chết. Anh đã toại nguyện.

Như thế, tôn giáo không thểtách rời khỏi cuộc sống của con người. Bởi lẽ, tôn giáo nào thì cũng nhắm tới đíchChân Thiện Mỹ, là dạy con ngưòi ăn ngayỏ lành, sống hòa thuận và thương yêu đùm bọc lẫn nhau và nhất là xa lánh nhữngsự ác và gian dối. Nhìn cách khác, tôn giáo trở thành nhu cầu sống, không phảichỉ dành riêng cho từng cá nhân. Nhưng là cho toàn xã hội. Nên Mác- Lê muốn xóabỏ hết dấu vết tôn giáo để cho xã hội chủ nghĩa hoàn thành chỉ là một ảo tưởng.Cái ảo tưởng ấy nay đã hiện thưc. Mác-Lê đã bước vào cống rãnh, cái thời của đao to búa lớn bạo tàn đã chấm hếtsau 70 năm kể từ ngày nó tác yêu tác quái, khủng bố nhân loại. Tiếc rằng Hồ chíMinh không nhìn đuợc hình ảnh dân Liên Sô treo cổ Lê Nin để nghĩ đến thân phậncủa mình mà đấm ngực, thay vì tiếp tục lao đầu vào cuộc chiến chống tôn giáo,gây thêm tôi ác. Nói thì như thế, nhưng những con bò trên đấu trưòng, cứ thấymiếng vải đỏ là húc đầu vào. Nó không biết phía sau miếng vải đỏ là một cái mũi nhọn đang chờ đợi nó. Cái mũi nhọnkhoan thủng bạo ác đó chính là Tôn Giáo.

b. Cuộc chiến dấu mặt vànhững hậu qủa thảm khốc của việc đảo lộn luân thường đạo lý. (sẽ còn tiếp 1 kỳ)