Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Việc hãm hiếp một cách hệ thống hóa tại Congo đã được gọi là "một vũ khí thời chiến," nhưng sau khi chuộc chiến cuối cùng chấm dứt năm 2003, các bạo hành về tính dục tiếp tục là một thực tại của các phụ nữ người Congo.

Một phụ nữ nói với bà Pascale Palmer, uỷ viên truyền thông thâm niên của Cơ Quan Phát Triển Quốc Ngoại Công Giáo (CAFOD), là là cơ quan bác ái chính thức của các giám mục Anh và Welsh: "Xin ghi nhận câu chuyện của chúng tôi và xin kể cho tất cả mọi người nghe những gì đang xẩy ra ở đây. Thế giới tưởng đã biết -- nhưng thực ra thì không. Bà Feza M'Nyampunda, một nạn nhân 48 tuổi bị hãm hiếp, đã nói như vậy với bà Palmer trong một chuyến viếng thăm Congo năm ngoái.

Một cuộc nghiên cứu được tổ chức bởi Dự Án Nhân Bản của Đại Học Harvard tháng Tư năm 2010 cho thấy các vụ hãm hiếp người dân tại Congo đã gia tăng gấp 17 lần giữa năm 2004 và 2008.

Trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại của Catholic News Service, bà Palmer nói bà đã thăm các trại phục hồi CAFOD tại Bukavu, Goma và Bunia rất nhiều lần và được nghe thấy "những câu chuyện khủng khiếp" về các phụ nữ từ 16 đến 60 tuổi đã có kinh nghiệm về bạo hành tính dục.

Bà nói cơ quan CAFOD đã khởi sự các dự án tại Congo năm 2004, dau khi cơ quan này bắt đầu ý thức được những gì đang xẩy ra tại đây.

Bà Palmer nói: "Càng ngày càng nhiều phụ nữ hơn đã đến với các tổ chức giáo hội để kể chuyện của họ" về hãm hiếp và bạo hành tính dục trong thời gian chiến tranh 7 năm.

Để cung cấp cho các phụ nữ này một lối thoát, CAFOD đã hợp tác với Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình của tổng giáo phận Bukavu để thành lập các "trung tâm lắng nghe", nơi các phụ nữ có thể tới để nói về các kinh nghiệm của họ là nạn nhân của các vụ bạo hành tính dục trong một môi trường an toàn.

Bà Palmer nói: Một vào phụ nữ chỉ bị hãm hiếp hay bạo hành một lần, trong khi nhiều người khác bị bắt cóc và giam tại các trại của quân kháng chiến sau khi ngôi làng của họ bị tấn công. Bà nói họ có thể bị giam giữ nhiều tháng trời, "bị cầm giữ như những tì thiếp, phải ở trần truồng và phục vụ như những nô lệ tính dục."

Bà nói với CNS, "tại các trung tâm lắng nghe, các phụ nữ ngồi với nhau và học một nghề thủ thuật, giúp cho họ có việc làm trong khi họ kể chuyện." Tài khéo học được sẽ giúp cho họ có thể khởi sự một tiểu thương riêng của họ.

Bà Palmer giải thích: Tại các trung tâm lắng nghe, phụ nữ tụ họp nhau từng nhóm cùng với các trợ tá đã được huấn luyện để giúp họ "giải tỏa được những kinh nghiệm hết sức ghê gớm đã xây đến cho họ."

Cơ quan CAFOD tại Bukavu cũng làm việc mật thiết với các gia đình trước đây xua đuổi các phụ nữ sau khi họ bị hãm hiếp, vì lý do tiếng xấu.

Bà Palmer nói: "Chúng tôi giúp cho cộng đồng nhậy cảm hơn. Cái vết xấu này không thể là điều làm cho cộng đồng bị phá vỡ."

Bà Palmer tin rằng vấn đề bạo hành tính dục tại Congo một phần là do chế độ phụ hệ trong xã hội tại đây, và khi nào phụ nữ được bình quyền thì việc bạo hành tính dục mới có thể chấm dứt.

Đề án mới nhất của cơ Quan Trợ Cấp Công Giáo CRS (Catholic Relief Services) hy vọng trao quyền cho các phụ nữ Congo ngay bên trong cộng đồng của họ. Chương trình của cơ quan này sử dụng kỹ thuật mới để thiết kế một hệ thống báo động sớm và bảo vệ. Dùng hệ thống truyền tin bằng máy phát thanh và điện thoại cầm tay do cơ quan CRS cung cấp, các cộng đồng có thể chia xẻ và tiếp nhận các tin tức cập nhật hóa về tình trạng nhân sự đễ họ có thể tự bảo vệ mình.

Denis Tougas, Giám đốc miền Đại Hồ Phi Châu của nhóm Các Thừa Sai Tương Trợ có trụ sở tại Montreal (L'Entraide missionnaire), đã theo dõi các vụ bạo hành tính dục tại Congo trong nhiều năm. Ông nói với CN là "giải pháp duy nhất là người Congo phải phản ứng bằng hình thức dân chủ," và việc trao quyền cho phụ nữ sẽ là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu này và tương lai của quốc gia này. Thay vì chỉ chú trọng đến vấn đề hãm hiếp, huấn luyện các cộng đồng về quyển phụ nữ có thể có ích nhiều hơn trong việc phòng ngừa các tấn công tính cục cũng như bạo hành trong gia đình.

L'Entraide missionnaire là một tổ chức được các hội dòng tu yểmtrợ và các nhóm ngoài đời nói tiếng Pháp. Tổ chức này bảo vệ nhân quyền và cổ võ cho sự tương trợ quốc tế. Nhiều năm qua họ đã tụ tập được nhiều người có liên hệ với các hội dòng và các cơ quan phát triển tham dự một cuộc hội thảo bàn tròn về tình hình tại Congo.

Ông Tougas nói: "Có rất nhiều ưu tư và lo lắng trong thế giới Tây Phương, khiến cho câu trả lời cho các vấn đề bị sai lạc." Ông giải thích rằng ông cảm thấy là đa số các dự án và chương trình được đặt ra để giúp các phụ nữ Congo không thành công vì được trao phó cho người ngoại quốc đảm trách.

Ông Tougas nói: "Vấn đề phải được giải quyết từ bên trong, nếu không người phụ nữ sẽ chỉ thấy "đây chỉ là một chương trình từ bên ngoài vào. "