Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên phán: Giữ nguyên trạng Cây Thánh Giá trên Đài Tưởng Niệm trong sa mạc Mojave- California

Cây Thánh Giá trên Đài Tưởng Niệm trong sa mạc Mojave- California

Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn Hoa Kỳ 28/04/ 2010.- Theo bản tin liên hợp của Thông tấn Xã toàn cầu (CNA/EWTN News)- Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã tuyên phán trong ngày thứ Tư rằng; " một Toà Án Liên Bang tại Tiểu Bang California đã dẫm chân lên thẩm quyền lãnh thổ pháp lý trong việc đã ra án lệnh bắt dời chuyển Cây Thánh Giá vốn từ lâu rồi đã được dựng thành Đài Tưởng Niệm trong sa mạc Mojave của Tiểu Bang California." và;

"Cây Thánh Giá màu trắng cao tới 7 foot (2.1 mét)- đã được Hiệp Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ xây dựng nên như một Đài Tưởng Niệm các Chiến Sĩ đã tham gia trong các cuộc chiến trên toàn thế giới cách đây 75 năm- trong khu vực bảo tồn quốc gia Mojave sẽ được chấp thuận ở nguyên vị trí cũ."

Trước khi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện được tuyên bố trong ngày 28 tháng Tư, năm 2010- Cây Thánh Giá đã bị bao che lại bằng một hộp gỗ lớn làm bằng ván ép để cho đúng theo phán quyết của Tòa Án tại khu vực liên quan (gọi là Toà dưới). Một Toà Án quận đã ra phán quyết đầu tiên là Cây Thánh Giá phải bị tháo gỡ và dời ra khỏi vùng đất Mojave.

Quốc Hội Hoa Kỳ sau đó đã vận dụng pháp quy và ra lệnh cho Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ (Department of the Interior-Bộ chuyên quản trị các tài sản Liên Bang) phải chuyển giao

một mẫu tây đất trong đó có Cây Thánh Giá cho Hiệp Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ đã tham chiến tại nước ngoài. Frank Buono, một cựu nhân viên thuộc Sở Quản Lý Các Công Viên Quốc gia Hoa Kỳ đã đâm đơn kiện đòi phải di chuyển hay bao che lại Cây Thánh Giá này lại sau khi Sở Quản Lý Các Công Viên Quốc Gia Hoa Kỳ bác bỏ đơn xin xây dựng một Đài tưởng niệm của người Phật Giáo dự định đặt gần Đài Tưởng Niệm có Cây Thánh Giá Mojave.

Các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã tuyên bố với các quan toà Liên Bang trong ngày thứ Tư 28/04 rằng họ đã không chú ý đúng mức đến thông tư của chính phủ về quyết định đã chuyển giao mảnh đất này từ Liên bang lại cho quyền sở hữu tư nhân, và rằng Tòa Án Điạ phương đã đi qúa xa thẩm quyền qua việc ra án lệnh tháo dỡ và di chuyển một Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh đã được Quốc Hội chấp thuận và chuẩn y.

Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã phán quyết với kết quả 5-4, với đa số phiếu thuận nghiêng về các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện theo quan điểm bảo thủ.

Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Paul Stevens là 1 trong 4 vị đã bỏ phiếu chống Đài Tưởng Niệm Mojave-đã tuyên bố với Thông Tấn Xã AP của Hoa Kỳ trong ngày thứ Tư rằng; mặc dù ông ta tin rằng các chiến sĩ đã hy sinh thì rất xứng đáng có một Đài Tưởng Niệm cho họ, nhưng theo ý kiến cá nhân của ông thì Chính Phủ Liên Bang " không thể thực hiện công việc đó cho hoàn toàn đúng luật bởi việc tiếp tục chuẩn nhận và ủng hộ một thông điệp hoàn toàn có tính chất phe đảng bè phái như thế."

Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Anthony Kennedy là 1 trong 5 vị bỏ phiếu ủng hộ Đài Tưởng Niệm Mojave, chống lại Thẩm phán đồng nghiệp Stevens, đã tuyên bố rằng; " Nơi đây một Cây Thánh Giá Latinh dựng nên trong sa mạc như một Đài Tưởng Niệm Các Chiến Sĩ đã gọi các thẩm phán Tòa Bên Trên ra làm việc chứ không phải Tối Cao Pháp Viện bị thúc bách làm việc bởi lý do tôn giáo."

Nói về những hàm ý rộng rãi hơn về Đài Tưởng Niệm, Thẩm Phán Kennedy tuyên bố rằng phán quyết này cũng " gợi nhớ đến biết bao nhiêu ngàn Cây Thánh Giá nhỏ hơn đã được dựng lên trên những cánh đồng mênh mông tại các nước khác để ghi dấu đó là nấm mộ cuả biết bao nhiêu công dân Hoa Kỳ đã hy sinh trong các trận chiến, và những cuộc chiến ấy sẽ là những bi kịch bội phần nếu những người ngã xuống đã bị lãng quên."

Trong một cuộc phỏng vấn với Thông Tấn Xã CNA vào tháng Mười năm 2010, Dân biểu Liên Bang Randy Forbes (Đảng Cộng Hòa-Tiểu Bang Virginia) đã phản ảnh đúng như tâm tư của Thẩm Phán Tối Cao Kennedy, Dân Biểu Randy nói rằng hiệu ứng sóng lan truyền của phán quyết ngày hôm nay- đối với những ai chống đối lại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ tại Mojave sẽ thật là "to lớn hết sức". Sáng Hội tư nhân ' Qũy Becket Ủng hộ cho Tự Do Tôn Giáo" đã đệ trình bản tóm lược Thân hữu của Toà Án (Amicus Curiae) (*) liên quan đến Đài Tưởng Niệm này, hôm nay cũng ca ngợi phán quyết như sau: " Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện là một điều hiển nhiên đúng và đơn giản thôi: Người công dân Hoa Kỳ có thể thể hiện bất cứ điều gì họ muốn nói về tôn giáo ngay trên đất đai hay tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng họ- ngay cả nếu người khác bất đồng ý kiến." Ông Eric Rassbach Giám Đốc Đặc Trách Tố Tụng Quốc Gia của Becket Fund tuyên bố: "Một Cây Thánh Gía dựng trên tài sản hay đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân không thể hiện đó là Quốc Giáo cũng không xây dựng nên Tôn Giáo của Quốc gia."

Rassbach đã giải thích rằng vụ án này có nhiều ý nghĩa rất rộng về việc trưng bày hay thể hiện các biểu tượng thuộc về tôn giáo trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. " Nếu tước bỏ đất nước này khỏi các văn bản pháp quy tham khảo về Tôn giáo thì sẽ biến các Đài Kỷ Niệm Quốc Gia như Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington hay Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Lincoln thành mấy miếng phó mát Thụy Sĩ. Nên nhớ rằng Tu Chính Hiến Pháp Thứ Nhất của Hoa Kỳ đã bảo đảm Quyền Phát Biểu Tư Tưởng và Tin Tưởng một cách tự do; Tu chính án này không cho phép những kẻ đa sự, những hạng nhiều chuyện, những kẻ chuyên đi rình mò người khác- được có quyền đánh phá hay triệt hạ các biểu tượng thuộc về tôn giáo mà họ không thích.

(*) Ghi chú: Amicus Curiae, "Thân hữu cuả Tòa Án" là các văn bản do những bên không có liên quan đến những vụ tố tụng hay nghị trình đang được Tòa Án nghiên cứu xét xử- những thành phần này không có bất cứ liên quan nào đến vụ án đệ trình quan điểm lên Tòa Án vì họ quan tâm và cho rằng có thể phán quyết của Tòa Án sau này sẽ có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ dù rằng họ vô can đến vụ án.( Trích từ tuyển tập trang 89 của Thẩm Phán William H. Renquist, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ)

Chia xẻ của Dominic David Trần: Lạy Chúa, xin cho Thánh Giá của Chúa đã được dựng nên ở những núi, hay Đài Tưởng niệm trên các quốc gia khác được tôn trọng như phán quyết này, dẫu rằng ở kết quả bỏ phiếu thuận như 5/4 tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.