Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói về Đức Phaolô VI như một thầy dạy

BRESCIA, ITALY (Zenit,org).- Phải có sự hoà hợp hoản toàn giữa những chiều kích văn hóa và tôn giáo trong sự giáo dục, hầu giới trẻ được thật sự chuẩn bị đáp ứng cái hiện đại

Đức Giáo Hoàng khẳng định sự liên kết này khi ngài khánh thành cơ sở mới của Học Viện Phaolô VI. Đức Thánh Cha đã thăm viếng Brescia, nơi sinh trưởng của Đức Phaolô VI, trong chuyến viếng thăm một ngày.

“Chúng ta sống trong những thời gian rõ ràng có ‘khủng hoảng giáo dục’ thật sự, “ ngài nói, khi nhận xét rằng “cần thiết truyên lại cho các thế hệ tương lai một điều gì có giá trị, những luật lệ vững chắc cho cách ứng xử, cần chỉ những mục tiêu cao thượng ta phải dứt khoát hướng đời sống ta đến đó.”

Sự đòi hỏi đối với một nền giáo dục có khả năng đáp ứng những sự trông đợi của giới trẻ, gia tăng,” Đức Giáo Hoàng nhận xét, “một nền giáo dục trước hết là sự minh chứng và, đối với người giáo dục Kitô hữu, sự minh chứng của đức tin.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vị tiền nhiệm của ngài có thể cho chúng ta sự hướng dẫn trong lãnh vực giáo dục. Ngài đặc biệt nhấn mạnh sự đề cao của Đức Phaolô VI về một nền giáo dục kết hợp văn hoá và đức tin.

Trong năm 1933, Cha Montini--là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tương lai--đãviết: “Trong những nhóm thế tục, cả những hạng trí thức và có lẽ cách riêng tại Italy, đã không nghĩ gì về Chúa Kitô. Trong văn hóa đương thời Ngài đã bị quên, vắng bóng hay phần lớn không được biết tới” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói.

“Montini nhà giáo dục, sinh viên và linh mục, giám mục và Giáo hoàng, luôn luôn cảm thấy sự cần thiết của sự hiện diện Kitô hữu đủ tư cách trong thế giới văn hoá, nghệ thuật, xã hội, một sự hiện diện đâm rễ trong chân lý Chúa Kitô, và, đồng thời, chăm chú đến con người và những nhu cầu sinh tử của họ,” ngài nói thêm. Và trích dẫn Phaolo VI trở lại: ”…không có những buồng chia cắt trong linh hồn, văn hoá một bên và đức tin bên kia; trường học một bên, Giáo Hội bên kia. Giáo lý, như sự sống, là một.”

“Nói cách khác,” Đức Thánh Cha giải thích, “đối với Montini điều thiết yếu là sự hoà hợp và nguyên vẹn giữa chiều kích văn hoá và tôn giáo đang thành hình, với một sự nhấn mạnh cách riêng biệt về sự hiểu biết giáo lý Kitô hữu và những hàm ý thực tiển cho đời sống.”

Những chứng nhân

Đức Giám Mục thành Rome nói vị tiền nhiệm của ngài đặc biệt hiểu tầm quan trọng phải trang bị giới trẻ để đối mặt thế giới hiện đại.

“Giovanni Battista Montini nhấn mạnh việc đào tạo giới trẻ,” ngài nói, “ hầu cho chúng khả năng đi vào trong tương quan với cái hiện đại, một tương quan khó và thường có tính phê phán, nhưng luôn luôn có tính xây dựng và đối thoại. Ngài chỉ ra một số đặc điểm tiêu cực trong văn hoá hiện đại, cả trong lãnh vực hiểu biết và hành động, như thuyết chủ quan, thuyết cá nhân và sự khẳng định không biên giới của đối tượng. Tuy nhiên, đồng thời, ngài chủ trương sự cần thiết đối thoại trên nền tảng của một sự đào tạo giáo lý vững chắc, nguyên lý hiệp nhất của sự đào tạo đó là đức tin trong Chúa Kitô; một ‘ sự ý thức ‘ Kitô hữu trưởng thành,’ do đó, có khả năng đối mặt với mọi người, mà không, tuy nhiên, nhượng bộ những kiểu mốt của thời đại.”

Sau cùng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận cách thức Đức Phaoô VI hiểu tầm quan trọng của sự làm chứng trong giáo dục.

Ngài trích dẫn một khẳng định khác của vị tiền nhiệm ngài: “ Con người thời nay sẵng sàng nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, hay là, nếu họ nghe những ông thầy dạy, họ làm vậy là vì mấy ông thầy đó là những chứng nhân.”