Đức Giáo Hoàng khẳng định Thánh Giá Chúa Kitô là chìa khóa cho thành công và hòa bình.

VATICAN Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng tình yêu, một sự hiến mình thật sự như được minh chứng trên Thánh Giá Chúa Giêsu, cho sự sống có ý nghĩa, và sự vắng bóng tình yêu mang lại sự trống rỗng và tình trạng buồn chán.

Đ Giáo Hoàng nói điều này trong một bài giảng sáng nay trong thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngài làm phép nhành cọ (palm) và những cành oliu và chủ sự cử hành phụng vụ.

Đức Thánh Cha đã giải thích rằng Chúa Giêsu, Vua đi vào thành Jerusalem trong một cuộc khải hoàn, đến thiết lập một kiểu vương quốc mới.

Vương quốc này, ngài nói, “đi ngang qua thánh giá.” Ngài nói thêm, “Bởi vì Chúa Giêsu hiến mình hoàn toàn, Người có thể như Đấng Phục Sinh tùy thuộc mỗi người và làm cho mình hiện diện cho tất cả.”

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng vương quốc Chúa Kitô cũng “phổ quát” và “ không có biên giới nữa.”

Điều này là có thể, ngài nói, “bởi vì đó không phải là một vương quốc chính trị, nhưng chỉ dựa trên sự gắn bó tự do của tình yêu--một tình yêu mà, về phần mình, đáp trả tình yêu của Chúa Giêsu kitô tình yêu đã hiến mình cho tất cả.”

Ngài nói tiếp: “Tính phổ quát bao hàm mầu nhiệm thập giá---sự chiến thắng chính mình chúng ta, sự vâng phục đối với lời phổ quát của Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội phổ quát.

‘Tính phổ quát luôn luôn là một sự khắc phục chính chúng ta, một sự từ bỏ một điều gì thuộc về chúng ta. Tính phổ quát và thánh giá đi chung. Chỉ bằng cách này hoà bình có thể được xây dựng.”

Tính vị tha

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định: “Kẻ nào muốn có sự sống của mình cho chính mình, chỉ sống cho chính mình, vắt mọi sự cho chính mình và khai thác mọi sự có thể--họ là kẻ mất mạng sống mình.

“Điều đó gây buồn bực và thành trống rỗng. Chỉ khi từ bỏ chính mình, chỉ trong quà tặng vị tha của cái ‘Tôi’ vì cái ‘Anh,’ chỉ trong cái ‘Vâng’ cho sự sống lớn hơn, chính xác là sự sống của Chúa, sự sống chúng ta trở thành đầy đặn và rộng rãi hơn,”

Ngài nói thêm: “Tình yêu, trên thực tế, có nghĩa là bỏ chính bạn phía sau, là thí mạng bạn, là không muốn giữ chặt cái gì cho chính bạn, nhưng trở thành giải thoát khỏi bạn; không quan tâm với bạn-- điều gì sẽ trở thành của bạn—nhưng nhìn trới trước, tới kẻ khác--tới Chúa và những người Chúa gởi đến cho tôi.

“Chính nguyên lý tình yêu này định nghĩa cuộc hành trình của con người, một lần nữa chính đó là sự tương tự với mầu nhiệm thánh giá, với mầu nhiệm sự chết và phục sinh mà chúng ta gặp trong Chúa Kitô.”

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng tiếng “Vâng “này với Chúa phải được lập lại mỗi ngày, cách riêng khi “chúng ta muốn bám riêt với cái ‘Tôi’” này. Ngài nói thêm, “Không có sự sống thành công nào mà không có hy sinh.”

Sự cầu nguyện thật sự

Dầu sự đó là khó, ngài khẳng định, chúng ta có thể cầu nguyện như Chúa Giêsu, Đấng “cảm thấy bị lôi kéo xin cho mình khỏi sự khủng khiếp thương khó.”

Đức Thánh Cha đã tiếp tục: “Trước mặt Chúa chúng ta không nên chạy núp dưới những câu đạo đức, trong một thế giới bắt -phải tin. Cầu nguyện cũng có nghĩa là tranh đấu với Chúa.”

“Cuối cùng,” ngài nói, “vinh quang Thiên Chúa, sự thống trị của Chúa, ý muốn của Chúa luôn luôn quan trọng hơn và chân thật hơn những ý nghĩ và ý muốn của tôi.”

Đức Thánh Cha nói thêm: “Và điều này là điều thiết yếu trong sự cầu nguyện của chúng ta và trong đời sống của chúng ta: hiểu biết trật tự đúng của thực tại, chấp nhân nó bên trong; tin tưởng nơi Chúa và tin rằng Người đang làm điều đúng; hiểu biết rằng ý muốn của Người là chân lý và là tình yêu; hiểu biết rằng sự sống của tôi sẽ là một sự sống tốt nếu tôi có thể học sống phù họp với trật tự này.

“Sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự bảo đảm cho chúng ta có thể thật sự tin tưởng vào Chúa. Chính bằng cách này mà Nước Người được thực hiện.”