TRO TÀN CÒN LẠI

ình ảnh cháy còn sót lại tại thị trấn Kinglake


(Hiến dâng những nạn nhân của cuộc cháy rừng tại Victoria – Uc châu 7-2-09)

Ngày 7/2/2009 vừa qua là ngày nóng nhất trong lịch của tiểu bang Victoria, Uc châu khi khí hậu tăng lên tới 46.7 độ C. Ngày đó đã trở thành “Ngày Thứ Bảy Đen” (Black Saturday) trong lịch sử tiểu bang Victoria, vì trong ngày này cơn cháy rừng đã làm tiêu rụi đi hơn 1800 cơ sở và nhà cửa, tàn phá hơn 800 ngàn mẫu rừng và cướp đi 187 sinh mạng. Đâ là cuộc cháy rừng ghê sợ và dữ dằn nhất trong lịch sử tiểu bang. Thị trấn thiệt hại nặng nhất là Kinglakes, một địa danh du lịch của tiểu bang với đồi núi trùng trùng điệp và hồ nước trong xanh, nơi cung cấp nước cho tiểu bang.

Đi từ St Andrew tới Kinglake là đoạn đường 10 cây số đèo núi hiểm trở đầy thơ mộng với rừng cây cao vút ngày xưa, nay chi còn thân cây trơ trọi cháy đen. Đây kia ven đường là những căn nhà mắc tiền do những người khá gỉa dưỡng gìa hay những người thích đời sống núi đồi ở... nay chỉ còn là đống gạch vụn! Không còn cây con hay cỏ nên người đi qua có thể nhìn thấu suốt qua thung lung lên tới các đỉnh núi.

Đó là thảm cảnh của nạn cháy rừng do thiên nhiên, thời tiết cực nóng mà cũng do con người khùng điên châm ngòi đốt! Lửa đã biến địa danh thiên đường trần thế này thành địa ngục trần gian! Lửa đã tiêu hủy tất cả bao nhiêu công sức dựng xây của con người thành đống tro tàn!

Nhìn về khía cạnh hữu hình vật chất, hình như con người thất bại trước sự ác! Con người bị đè bẹp trước sức mạnh hủy phá của lửa, của sự dữ... Con người như chùng lại trước những thảm cảnh thương đau như bị tiêu tán tất cả tài sản, như bị chết tất tưởi, ngộp ngạp thảm khốc trong những ngọn lửa hừng hực tàn ác!

Nhưng nhìn về khía cạnh linh thiêng, chưa bao giờ những người Uc mủi lòng rộng mở tâm hồn để ra tay chia sẻ và trợ giúp nhau như hiện nay. Chỉ vài giờ sau cơn cháy rừng, đáp lại lời mời gọi của các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như chính quyền tiểu bang và liên bang, người người hoặc các công ty ùn ùn đưa các phẩm vật tới các thí điểm tiếp nhận dân chúng của các vùng bị cháy... Đồ đạc nhiều đến độ phải kêu gọi ngừng mang các phẩm vật tới mà chỉ nhận sự giúp đỡ về hiện kim. Nội trong vòng một tuần lễ mà thôi, các cơ quan từ thiện đã nhận hoặc hứa nhận cả 70 triệu với một đất nước mà dân số sấp xỉ 20 triệu mà thôi! Còn chính quyền tiểu bang cũng như liên bang hứa trợ giúp các nạn nhân, để xây dựng lại các thị trấn và làng mạc nông trại bị hủy diệt bình địa hầu sớm khôi phục lại cuộc sống như xưa. Riêng cộng đồng người Việt tỵ nạn chưa đầy 300 ngàn người mà trong hai giờ quyên góp qua đài SBS, số tiền đã thu được trên 200 ngàn... Tính cho tới hôm nay con số hẳn vượt xa các sắc tộc khác.

Lý do gì đã làm cho người Việt chúng ta quảng đại đóng góp như vậy? Phải chăng vì lòng biết ơn! Chúng ta biết ơn nhân dân Uc đã rộng mở vòng tay đón chúng ta và giúp chúng ta xây dựng lại cuộc sống mới tại đất nước này. Hôm nay chúng ta đã tạm ổn định và nhớ tới tấm lòng của nhân dân Úc xưa kia mà rộng tay yểm trợ: người thì $50, $100 hay vài trăm hoặc như nhà hàng Thuận An Sunshine đã dành trọn vốn lẫn lời trong một ngày thứ sáu cuối tuần để yêm trợ cho các nạn nhân với số tiền $4,000 đô... Thật là những tấm lòng vàng!

Tro tàn còn để lại sau cơn cháy rừng này cần một thời gian dài để phục hồi! Nhưng tình yêu đã vực nhân dân và đất nước Úc trỗi dậy, kiên cường mạnh mẽ để yêu thương xây dựng và đây là điểm son qua cơn hoạn nạn!

Mùa Chay đã về nhắc nhở chúng ta là tro bụi, một mai sẽ trở về bụi tro; nhưng linh hồn chúng ta siêu thăng trong niềm tin yêu hy vọng vào trời ơn thánh! Chúng ta vươn lên khỏi ngụp nặn của hiềm khích, của hận thù, của xác thân hạ hèn để vươn bay lên trời ân thánh, sống yêu thương phục vụ Chúa và tha nhân.

Ước mong sau mùa Chay là phục sinh quang vinh thì sau cơn cháy rừng tàn khốc vừa qua, từ tro tàn sẽ mọc lên những ngôi nhà yêu thương, những trường học ê a tiếng tuổi thơ, những hội trường sinh hoạt, thánh đường để qui tụ dân chúng lại chia sẻ buồn vui cuộc đời hay những nhà thương để chữa lành các căn bệnh xác thân... Như thủ tướng Kevin Rudd đã công bố chi dùng số tiền 42 tỷ để ưu tiên cho các công cuộc kể trên hay như thủ hiến Brumby của tiểu bang nói: “Chúng ta hay coi nỗi đau của các nạn nhân cháy rừng như chính nỗi đau của gia đình chúng ta!”... vì vậy ai ai cũng mở lòng mình ra chia sẻ.

Đối với chúng ta, chúng ta mở tâm lòng ra chia sẻ vì tình người, vì lòng biết ơn mà còn vì tình yêu Chúa hối thúc chúng ta...

Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb

Chủ nhiệm

Anh chị Hưởng Thủy cùng Lm chủ nhiệm trước ngôi nhà tạm trú đã bị cháy


Anh chị Hưởng và Thủy cùng ba cháu Mi, Huy Vi sống sót trong đường tơ kẽ tóc của cơn cháy rừng

Anh Hưởng tìm chút kỷ niệm trong đống tro tàn đổ nát


DANH SÁCH ÂN NHÂN GIÚP NẠN NHÂN CHÁY RỪNG VICTORIA (tiếp theo)

Hai cháu Huy và Vi sống sót sau cơn cháy rừng hiệm tạm trú trong một gia đình người Úc


- Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick $1300.00
- Tuân Huyền – Vic $200.00
- Bích Anh – Vic $100.00
- Dòng Ba Đaminh huynh đoàn Thánh Đaminh Khảm – Vic $660.00
- Lưu Ngọc Sơn $50.00
- Hải Hạnh – Vic $300.00
- Sally Ann Nguyễn – Vic $100.00
- Toàn Nguyễn – Vic $100.00
- Trúc Hoa – Vic $100.00
- Đặng Thanh Liêm – Vic $50.00
- Minh Ngọc – Vic $100.00
- Quỳnh Kiều – Vic $100.00
- Gđ Trần Sữa – Vic $100.00
- Bích Liên – Vic $100.00
- Bà Mười – Vic $50.00
- Khâm Nguyệt – Vic $50.00
- Nguyễn Kim – Vic $400.00
- An danh (bà cố) – Vic $350.00
- Đào Toản – Vic $300.00
- Lê Xuân Bích – Vic $200.00
- Lê Công Trường – Vic $200.00
- Lê Quang Phẩm – Vic $200.00
- Hoàng Đức Trinh – Vic $100.00
- Phạm Văn Tá – Vic $200.00
- LittleNhi – NSW $100.00
- Đinh Xuân Cường – Vic $150.00
- Thanh Nguyễn – Vic $200.00
- Văn Nguyễn – Vic $50.00