Phỏng vấn Juan Maria Laboa, Giáo sư Lịch sử Giáo hội

MADRID, Spain 19/12/2002 (Zenit. org). - Áp dụng thuyết tương đối lịch sử cho những truyền thống thiêng liêng châu Âu sẽ gây ra "sự lộn xộn tuyệt đối, " một trong những sử gia Kitô hữu danh tiếng nhất Lục địa đã phát biểu như trên.

Juan Maria Laboa, giáo sư lịch sử Giáo hội tại trường thần học Đại học Giáo hoàng Comillas, đã xuất bản "Tập Bản đồ Lịch sử về Đời sống Đan viện" mới phổ biến, được thực hiện với 11 chuyên viên từ khắp thế giới.


Qua những bản văn, những tranh vẽ, những bản đồ và hình chụp, quyển sách giải thích một trong những mỏ vàng chính thuộc kinh nghiệm tu sĩ nhân loại, cách riêng thuộc Kitô giáo.

Những chương dành cho đời sống đan viện Chính thống, đại bộ phận đã do các tác giả Chính thống Nga, Bulgaria và Serbia viết.

Trong bối cảnh của cuộc tranh cải về Hiến chương tương lai châu Âu và về sự cân nhắc những gốc rễ Kitô giáo của Lục địa, Laboa đã phân tích tầm quan trọng đời sống đan sĩ trong đời sống Giáo hội và trong lịch sử châu Âu.

Các đan viện có góp phần cho lịch sử và cho sự tiến hóa châu Âu hay là sự đóng góp của các đan viện qui về lãnh vực văn hóa ?

Laboa: Châu Âu mà chúng tôi biết, liên kết rất nhiều với các đan viện, cả trong thời thành lập châu Âu cũng như trong những thế kỷ kế tiếp.

Không chỉ nói về một đường lối riêng biệt của sự sống hay về những giá trị tôn giáo, luân lý và nhân đạo được các dân châu Âu chia sẻ, nhưng cũng nói về sự hợp tác tích cực của các đan sĩ và những đan viện trong chính cấu trúc xã hội châu Âu: sự tái định cư những phần đất châu Âu, những hình thức khác nhau của tổ chức xã hội, sự thực hiện những hệ thống canh tác khác nhau, sự thưc hiện giáo dục sơ học và đại học, sự thực hiện những nghi lễ và những tập quán đã nắn đúc cá tính của các nước khác nhau.

Đời sống đan viện có gì để nói với một châu Âu mà ngày nay có thể quên những nguồn gốc Kitô giáo của mình, khi nó sắp viết Hiến pháp của mình?


Laboa: Sự sống còn của một nền văn minh tùy thuộc phần lớn vào sự liên tục truyền thống văn hóa của nó. Ngày nay, hiện hữu một thuyết tương đối lịch sử, không những bao hàm những phương diện vật chất và chính trị của văn hóa, mà còn trải dài tới những truyền thống thiêng liêng. Tôi không nghỉ rằng chúng ta có thể đơn thuần chấp nhận thuyết tương đối này mà không gặp phải nguy cơ rơi vào trong sự hỗn loạn tuyệt đối.

Nền văn minh chúng ta phát xuất từ sự tương tác của triềt học và truyền thống Hy lạp-La mã với tâm lý và tập quán của sự sống Kitô hữu, và các đan viện đã diễn đạt, cách chính xác, sự hòa nhập của cả hai truyền thống này, hiện diện trong một số giai đoạn tốt nhất của lịch sử chúng ta.

Hơn nữa, cũng trong thời đại chúng ta, như suốt lịch sử Kitô giáo, những người nam và người nữ đã tin rằng ý nghĩa thâm sâu của sự sống thiêng liêng của họ chỉ có thể phát triển thích hợp trong thinh lặng và trạng thái cô tịch tuyêt đối.

Nhiệm vụ riêng biệt của vị đan sĩ trong thế giới hiện nay, hệ tại giữ cho sống động kinh nghiệm chiêm niệm và giữ cho mở ra con đường nhờ đó người hiện thời có thể khôi phục tính chính trực của chiều sâu nội tại mình. Sự cần thiết huyền bí của một sự gặp gỡ cá nhân với tính siêu việt, xem ra có ý nghĩa lớn hơn trong một thời đại bị kỹ thuật chế ngự.

Thường những từ ngữ, như chiêm niệm và hành động, đối nghịch nhau, và vị đan sĩ bị phán đoán tách biệt mình khỏi thế giới và không sử dụng sự sống mình trong công việc hữu ích. Phải chăng lỗi thời khi nói về sự sống đan sĩ trong thế kỷ 21?

Laboa: Điều vô ích và vô nghĩa khi đối nghịch sự chiêm niệm với hành động. Có những tâm lý và tài năng thích hợp hơn với hành động hay suy tư, nhưng tất cả đều cần. Xã hội cần cả hai, và cộng đồng giáo hội cũng cần. Hơn nữa, trên thực tế đa số người pha trộn cả hai, ít ra tới mức độ cao nhất của chúng.

Hành động không suy nghĩ và việc rao giảng tin mừng không cầu nguyện và suy niệm, thì hạn chế và không trọn vẹn. Những người cầu nguyện vĩ đại nhất, như những nhà triết học vĩ đại, đã ảnh hưởng và làm phong phú sự sống một cách rõ ràng. Những cha, những đan sĩ, những ẩn sĩ nơi hoang vắng, đã ngẫm nghĩ trong chiều sâu về lời Chúa và đã truyền thông những kinh nghiệm của mình cho kẻ khác, tới phiên mình những người này đã làm phong phú các tín hữu và nuôi dưỡng đức tin của họ. Một Kitô hữu không sống thuyết huyền nhiệm, và một vị thánh không ao ước rao giảng tin mừng, là người không tưởng.

Con người ngày nay, tin hay không tin, thỉnh thoảng tìm chỗ trú ẩn trong các tu viện để được bình an nội tâm. Cha có tưởng đây là một sự du lịch mới, một kiểu cách mà thôi? Hay là sự đó, đối với một số người, đạt tới trình độ cao trong đời sống đức tin, và đối với những kẻ khác đó là sự trở lại?

Laboa: Với ý thức nhiều hơn hay ít hơn, đó là một sự thử lập lại kinh nghiệm lâu đời trong sa mạc. Không gì trong thế giới chúng ta giúp chúng ta biết chính chúng ta cách thâm sâu và gặp được Chúa, Đấng nói trong lòng chúng ta, và được nhìn thấy trong thinh lặng nội tâm, một sự thinh lặng làm chói mắt trong vẻ đẹp và trong thiên nhiên.

Tìm kiếm sự cô tịch không những là một phương thuốc chửa bịnh cần thiết nhưng, hơn hết, là một sự đương dầu can đảm với thực tại của chính mình và là một sự đặt mình trong một vị trí để nghe Chúa. Chúng ta cần nhbững thời gian thinh lặng, thời gian hoang vắng nội tâm, thời gian bình tỉnh tìm kiếm nuôi dưỡng đức tin chúng ta.

Đi tới một đan viện chính vì chúng ta cảm thấy thích, rất khác với sự có một ơn gọi để sống luôn như vậy. Làm sao một Kitô hữu có thể phân biệt sự này, trong một xã hội gạt bỏ sự dấn thân? Có phải những đan viện tại châu Âu bị lên án dập tắt vì thiếu ơn gọi?

Laboa: Một ơn gọi, như tình yêu và tình bạn, không phải lá hậu quả do sự đặt kế hoạch. Nó nổi dậy cách bất ngờ. Chúa nói khi Người muốn và không khi chúng ta nói như vậy. "Chúa gây thương tích cho lòng con với lời Chúa, lạy Chúa, và nó không được yên nghỉ cho tới khi nó nghỉ trong Chúa, " Thánh Augustine nói, và không ít người trong vòng các thế kỷ đã có cùng một kinh nghiệm.

Những con số có thể tăng hay giảm, nhưng chắc chắn tôi không nghĩ rằng những sự gặp gỡ không thể mô tả bằng lời này sẽ biến mất--điều này cần phải chọn một mình Chúa Kitô, phải yêu anh em mình trong cách sống này. Chúng ta đừng có buồn phiền cho lắm vì thiếu ơn gọi, nhưng chúng ta phải đầu tư nhiều hơn trong kinh nghiệm của chúng ta về tình yêu và đức tin. Phần còn lại sẽ được ban cho chúng ta trong mức độ thêm.

Những phong trào và những thực tại mới giáo hội có thể học được gì từ đời sống đan viện? Hai thực tại này có thể làm phong phú cho nhau không ?

Laboa: Trên thực tế, đời sống đan viện trong những hình thức khác nhau của nó, hạn chế mình vào sự thực hành triệt để một số chọn lựa cơ bản thích hợp với Kitô giáo của mọi thời gian: cầu nguyện liên tục, suy gẫm về Kinh Thánh, đời sống chung, sự khắc khổ, sự khó nghèo của các tông đồ, đúc bác ái không mỏi mệt và kiên trì với anh em.

Các đan sĩ đã kiên trì tìm kiếm hiểu biết và yêu Chúa, loại bỏ bất cứ cái gì có thể đưa họ xa đối tượng này. Những phong trào mới đáp ứng với những đặc tính của xã hội hiện nay, tuy rằng những tu sĩ ăn xin và tu sĩ dòng là hoa quả thời đại của ho , nhưng tất cả, tới phiên mình, phải chấp nhận những lựa chọn này của sư sống, những lựa chọn đó, trên thực tế, là những lựa chọn Chúa Kitô.

Các đan sĩ sống xa cách Giáo hội không?

Laboa: Đời sống thánh hiến luôn luôn phục vụ sứ vụ của Giáo hội, hay còn đúng hơn, phục vụ sứ vụ của Chúa Giêsu, mà Giáo hội tiếp tục trong thời gian cho tới khi Chúa đến lần thứ hai. Do đó, người đan sĩ phát triển hai tương quan: một với Chúa Kitô, và một với Giáo hội.

Trong tình trạng cô tịch tuyệt đối nhất của ông hay là ở trên đỉnh một cây cột, người đan sĩ có ý thức mạnh về Giáo hội và về nhiệm vụ của mình phải rao giảng tin mừng, phải là một nhân chứng cho Chúa Kitô, hầu giúp anh em mình trong những nhu cầu thiêng liêng và thế tục của họ. Những cảnh gây kinh ngạc của các đan sĩ đang rao giảng Tin Mừng cho những người không biết truyền thống Kitô hữu, làm nên một số trong những trang lạ lùng nhất của lịch sử Kitô giáo.