GIA SÚC TRONG THÁNH KINH
O0 Gia Súc (Sách)

Có tới 120 loài động vật, muông thú, được mô tả trong Thánh Kinh, nhiều trong số chúng là sinh vật huyền thoại. Do minh họa từ các đoạn văn được mô tả diễn đạt thái độ con người. Đạo Thiên Chúa bãi bỏ động vật thờ kính Thiên Chúa. Mà chỉ thờ phụng Thiên Chúa.
Trong lịch sử Giáo Hội có tới 12 vị Anh Hùng bị ném cho sư tử hay voi dày xéo, nhưng khi chúng gặp các Ngài, chúng lại qùi lạy, như kính trọng.
Chúng tôi sắp xếp động vật trong Thánh Kinh, theo :

Chúa sáng tạo: Thiên Chúa làm nên các loài thú rừng, súc vật, côn trùng, tùy theo loại. Chúa Trời phán với con người: Hãy cai quản loài cá dưới biển và loài chim trên trời cùng các vật sống động trên mặt đất. Con người và thú vật đều có hơi thở và sự sống. (x. St 1, 28-30)
Con người và thú vật khác nhau: Con người giống hình ảnh Thiên Chúa, còn thú vật thì không có vinh dự này. (x. St 1, 26-27). Không có nơi nào mà không có loài vật. Sự giống nhau giữa con người và vật là có sự sống. Vì thế, cả hai gắn bó với nhau thân thiện, có chung nguồn gốc bụi đất và trở về chung lối bụi đất (x. Gv 3, 19)

Vườn Địa Đàng. Bà Evà bị satan dưới hình con rắn cái sảo quyệt đầu độc và cả ba (có con rắn và Adam nữa) bị kết án, vì tội bất trung, đổ lỗi và bị đuổi khỏi Địa Đàng. Lúc đầu hai ông bà dùng lá chuối cuốn khỏi trần truồng, (x. St 3,7-24). Sau Thiên Chúa dùng da thú (chiên) cho ông bà mặc (x. St 3,23). Lấy từ da con chiên mà Aben dùng làm lễ vật dâng hy sinh Thiên Chúa (x. St 4,4). Ảnh hưởng ‘‘tội tổ tông” làm con cháu, gánh chịu (x. St 3, 1-24) Ông Adam sống 930 năm và sinh ra 3 người con (x. St 5, 1-5)

Thời Cựu Ước, dân Do Thái dùng ‘cừu’ (chiên) trong tế lễ, ‘lừa’ và ‘lạc đà’ để di chuyển
Vì là dân du mục, không có chỗ ở nhất định. Mỗi lần thay đổi đem theo đàn gia súc. Apraham đã dùng chiên thay con là Isaác dâng cho Thiên Chúa (St ch.2)

Thương ái trong động vật. Sau khi tạo dựng, tất cả từ nhỏ đến lớn đều được quan tâm và yêu thương. Kinh Thánh nói: Hết thảy loài vật này trông đợi Chúa, hầu cho Chúa ban cho chúng đồ ăn no nê (Cn 30, 24). Con người giúp loài vật đang gặp khó khăn: Ai trong anh em có con trai hay con bò xa xuống hố trong ngày Sabát mà không kéo lên ngay (Lc 14, 5) Chúa cũng ra chỉ thị:
- Phải cho bò ăn đầy đủ khi làm việc và không cho loài vật làm việc quá sức.
- Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con, bê, sư tử con với bò nuôi mập chung một chuồng. Một cậu bé sẽ chăn giắt chúng.(x. Is 11, 6-9).
- Sói với chiên cùng nhau ăn cỏ. Sư tử cũng ăn cỏ như bò. Còn rắn sẽ lấy đất làm
- lương thực.
Chúng nhắc nhở con người : Thiên Chúa không ngừng đổ tràn huệ cho tất cả các loài có sự sống (x. Ds 22, 22-35)

40 ngày hồng thủy, trên tàu Noe có ông công chính, vợ và 3 con trai, đem lên tàu bằng gỗ từng cặp sinh vật, chim trời, giống bò sát, cá biển, gia súc, dã thú, côn trùng…. Các động vật quan hệ mật thiết với nhau. Các loài di động là lương thực cho con người... Sở dĩ có hồng thủy vì con người sa đọa, gian ác, hư hỏng, đầy bạo lực…Con quạ hy sinh bay ra, thăm rò, trở về thông báo trời yên biển lặng. Sau cơn hồng thủy, nước rút, ra khỏi tầu và tất cả đều sinh sôi thật nhiều. Thiên Chúa hứa với con người qua giao ước: không có hồng thủy khác nữa. (x. St chương 6, 7, 8 và 9).

Nơi hang Belem, đêm Chúa Hài Đồng sinh ra, có bò và chiên bao quanh hang đá thở hơi ấm cho Trẻ Giêsu trong máng cỏ hang đá Belem. (x. Lc 2,6-35). Khi các nhà Chiêm Tinh ra về, Thiên Thần báo cho ông Giuse đang đêm đem Thánh Gia qua Ai Cập (bằng lừa) để khỏi vua Hêrôđê giết trẻ Giêsu. Sau khi Hêrôđê băng hà lại đem Thánh Gia về Nazaret (x. Mt 2, 13-23)

Thời Chúa Giêsu rao giảng. Chúa hay dùng gia súc làm thí dụ cho dễ hiểu giáo lý trong các trường hợp:

. Cá được nhắc nhiều trong Tân Ước. Bắt đầu chức vụ, Chúa gọi chọn cùng truyền giáo Bốn Môn Đệ đầu tiên Chúa gọi là Anrê, Simon, Dêbêđê và Giacôbê đều làm nghề đánh cá và huấn luyện họ thành ‘bắt người bắt cá’. Giúp và nâng đỡ các Tông Đồ vất vả thâu đêm ‘một mẻ cá lớn’ (x. Lc.5, 1-10).

Chạnh lòng thương dân chúng theo, nghe Ngài giảng, Chúa đã làm hai phép lạ hóa bánh và cá.
Lần 1, chiều đến, trong hoang vắng, cho 5000 ăn với 5 bánh và 2 con cá. (x. Mt 14,13-21).
Lần 2, sau ba ngày theo Chúa, dân chúng đói, cho 4000 ăn với 7 con cá và ít cá (x. Mt 15, 32-38). Chúa có kinh nghiệm đánh cá, nướng cá đãi các Môn Đệ ngay trên bờ hồ Tiberiat (Gn 21,9-14). Trả lời người Do Thái muốn có dấu lạ Chúa chết sau 3 ngày sống lại, tương tự tiên tri Giona ở trong bụng cá 3 ngày 3 đêm. (x. Mt 12, 38-40)

Cắt nghĩa bài giáo lý cho rõ Chúa lấy 2 thí dụ:
1) Có ai trong anh em, con xin cá mà cho con rắn (Mt 7,10). Ai xin cá mà cho cục đá. (Lc 11,11-13).
2) Nước Trời giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom đủ thứ cá. Khi lưới đầy, kéo lên, chọn cá tốt, cho vào giỏ, cá xấu vứt ra ngoài. Đến ngày tận thế cũng vậy, các Thiên Thần xuất hiện, tách kẻ xấu ra khỏi người công chính quăng vào lửa. (Mt 13, 47-50)

Chúa trấn an các Môn Đệ, nản lòng bỏ cuộc sau Thày chết trên Thập Giá, Chúa hiện đến cùng ăn cá nướng trước mặt các Ông. (x. Lc 24, 36-43).

Theo lịch sử Giáo Hội, ba thế kỷ đầu Kitô giáo bị bách hại mãnh liệt. Những người tin không dám công khai bày tỏ đức tin. Theo truyền thuyết, có thể nhận diện người cùng niềm tin nơi công cộng trong thời gian đó, người tin Chúa thường vẽ một vòng cung, trên đất, như nửa vòng cung giống nửa con cá. Nếu người khác vẽ tiếp nửa vòng nữa, thành con cá. Là người cùng niềm tin vào Chúa Kitô. Trong mẫu chữ Hy Lạp có chữ Alpha là mẫu chữ đầu. Sách Khải Huyền

Chiên. Chiên là con vật ghi nhận được ghi nhận là gia súc đầu tiên (x.St 4,4). Trong văn hóa Do Thái, Chiên rất gần gũi với người (x. 2Sm 12, 1-6). Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu ‘Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa Tội Trần Gian’. Lời công khai nói Chính Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế con Đức Chúa Trời. Khi rao giảng Chúa Giêsu Chúa xua đuổi trong đền thờ (x. Gn 2, 13-16), và chứng minh cho giáo lý, Chúa đưa hai thí dụ : Người nào trong anh em mất một trong 100 con chiên mà không để 99 con kia, đi tìm con tìm con bị mất (Lc 15, 4). Mục tử nhân lành. Tôi bảo thật : Ai không qua cửa hẹp mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác. Người ấy là kẻ trộm cướp. Còn ai qua cửa mà vào là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh em vào (x. Gn 10, 1-9).

Chim. Chúa dạy phó thác vào Tình Chúa Thương Xót, như chim trời, không gieo, không gặt, không thu tích vào kho, mà Cha Trên Trời vẫn nuôi. Anh em không qúi hơn chúng sao? (Mt 6,26). Hay, hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em (Mt 10, 29)

Chó. Chúa đã dùng hai trường hợp để dạy dỗ: Lazarô nghèo, chó liếm mụn nhọt đầy mình, nằm ăn xin trước cửa nhà người giầu có, thèm ăn những mảnh vụn trên bàn ăn, cho no bụng. Hai người cùng chết, Lazarô lên Trời, còn người giàu bị trầm phạt. (x. Lc 16, 19-31). Và Chúa nói: Của Thánh đừng quăng cho chó, chớ liệng ngọc trai cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em (Mt 7, 6)

. Gà trống là chiếc đồng hồ dân gian, gáy lúc 11g30 đêm, 1g30 sáng và rạng đông. Sách Khôn Ngoan ghi lại : ‘Gà trống nghênh ngang hay dê đực và ông vua điều khiển quân binh’. Trong Tân Uớc gà sử dụng như mốc thời gian ‘Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi chủ nhà đến lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng’ (Mc 13, 35). Chúa Giêsu cảnh báo cho Phêrô: Thầy bảo thật: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, anh đã chối Thầy ba lần (Mc 14, 30)

Heo. Bài học biết hối lỗi, như : Người con thứ hai, nhận gia tài đi xa, sau khi phung phí gia tài thì bị lâm cảnh túng thiếu, đi ở đợ và phải chăn heo… Anh hối hận trở về với cha (x. Lc 15, 11-32)

Lạc đà. Con đường muốn nên chân chính hoàn hảo là hy sinh và chịu khổ, Chúa chỉ dậy phải “đi qua cửa hẹp (Mt 7,13). Hay Chúa còn quả quyết mạnh hơn qua thí dụ ‘Con lạc đà chui qua lỗ kim (Mt 19, 24)

Lừa. Uy quyền của Chúa trong trường hợp : Chúa sai hai Môn Đệ đến Betania tại đó có con lừa mẹ và lừa con hãy mở ra và dắt về cho Ta. Nếu chủ hỏi thì trả lời Chúa cần dùng, và sẽ gởi lại ngay. Hôm ấy đám đông reo hò đón Chúa vào Giêrusalem, ca hát: Hosanna con vua Davit... hosanna… (Mt 21, 3-10). Bài học thương người Chúa dùng chuyện ‘Người Samaria nhận hậu’ (x. Lc 10,29-37).

Ngựa. Nhờ ngã ngựa mà Thánh Phaolô trở lại thành Tông Đồ nhiệt thành dân ngọa (x. Cv. ch 8 và 9)

Kết luận bằng trích đoạn trong thông điệp Luadato Si: Đối với Kitô hữu, niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là sự hiệp thông Ba Ngôi gợi lên chúng ta suy nghĩ về tất cả thực tại chứa đựng trong nội tâm của Người là dấu chứng rõ ràng cho Ba Ngôi Thiên Chúa. Thánh
Bonaventura tiến xa hơn xác định trước khi phạm tội, con người có thể khám phá ra nơi mỗi thụ tạo đều biểu lộ Thiên Chúa Ba Ngôi. Con người có thể nhận ra vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi trong thiên nhiên ‘khi quyển sách này không phải tối mò đối với con người, và con mắt không còn bị xáo động’. Thánh Phanxicô dạy chúng ta: mỗi thụ tạo mang trong mình một cấu trúc rõ ràng về Ba Ngôi. Đến độ chúng ta có thể chiêm ngắm nếu như cái nhìn con người không bị ngăn cản, xáo trộn và yếu đuối. Ngài cho chúng ta cách thức đọc ra thực tế Ba Ngôi. (số 239)

Kỷ niệm 5 năm Thông điệp Laudato Si ban hành (24.5.2015), một số Thánh Bộ Tòa Thánh phối hợp, phát hành tài liệu (18.6.2020) mang tên: ‘Hành trình chăm sóc ngôi nhà chung’ nhằm cung cấp cho tín hữu một số hướng dẫn duy trì tốt đẹp với sự sống. Có đoạn viết: “Bản chất con người nhân bản không thể được bảo vệ nếu không có sự bảo vệ của con người. Từ thực tế này, xuất phát khái niệm tội lỗi với con người. Giữa các người trẻ, điều này đánh tan luận điệu “vứt bỏ văn hóa cũ đi”, thay thế vào “văn hóa quan tâm chăm sóc”