Văn Chương Việt Nam Mang Nghĩa Thánh Kinh

Văn chương Việt Nam man mác tích chứa mang ý nghĩa Thánh Kinh. Nhưng lại bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng tư tưởng khác nhau, dẫn đến trong dân chúng có nhiều tôn giáo.
Bài này trích dẫn đôi dòng trong văn học dân gian và văn học cận đại chứng minh chủ đề trình bày nghiên cứu. Phần Thánh Kinh chỉ tóm lược. Trích dẫn văn chương VN cần dài, đầy đủ và quan trọng hơn.

Hạnh phúc trong tầm tay phải nắm giữ

Bài giảng trên núi của Tin Mừng Thánh Mathêu, Chúa Giêsu đưa ra 8 tiêu chuẩn đạt tới hạnh phúc, cho những người biết sống nghèo, hiền lành, sầu khổ, công chính, thương người, xây dựng hoà bình, bị bách hại và xỉ nhục...(Mt 5, 1-15)

Trong văn chương bình dân VN. Người mẹ VN thực tế ‘‘dạy con gái’’, lo cho tương lai gia đình, phải :
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan
Phòng khi đóng góp việc làng
Đồng tiền, bát gåo, lo toan cho chồng
Trước là đắc nghĩa cùng chồng
Sau là họ mạc cũng không chê cười
Con ơi! Nhớ bấy nhiêu lời.

Trong gia đình,’’’chồng khuyên vợ’’ kỹ lưỡng cẩn thận và thực tế hơn :
Còn chút mẹ già, nuôi lấy cho anh
Để anh buôn bán thông hành đường xa
Liệu mà thờ kính mẹ già
Đừng có tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.

Mẹ dạy con ăn ở sao có ‘‘đức, nhân, nghĩa, lý, trí, tín’’, ngay trong buôn bán nhỏ, nữa là việc làm ăn lớn qui mô. Càng quan tâm hơn.
Con ơi mẹ bảo con này
Học buôn học bán cho tày người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cười
Dù no dù đói cho vui
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng
Đồng tiền bát gạo thay chàng góp công
Trước là đắc nghĩa cùng chồng
Sau là họ mạc cũng không chê cười
Con ơi nhớ bấy nhiêu lời.

Người giàu có khó vào Nước Trời (Mt 19, 23). Một người chỉ vì chấp nhận cảnh nghèo trong đức tin. Người kia phung phí của cải, khinh miệt kẻ cùng cực. Đó là người ăn mày Lazarô và người giàu có trong Thánh Kinh, đâu có khác ‘‘người ăn mày’’ trước sự giàu sang vua chúa, của Lê Thánh Tôn. (VN TV HT. tr 52)

Chẳng phải ăn đong, chẳng phải vay
Khắp hóa thiên hạ đến ăn mày
Hạt châu chúa cất trao ngang mặt
Bé ngạc, tôi trung cùng lượm tay
Nam bắc đông tây cầu tới
Cả trẻ già lớn bé cũng xưng thầy
Đến đâu dẹp hết loài muông thú
Thu cả kiền khôn một túi đầy.

Sống giữa chợ đời

Anh em là phần đất tốt để hạt giống gieo xuống (Mt 13, 4-9). Muối ướp cá, là ánh sáng giữa đêm tối (Mt 5, 13-16). Men trong thúng bột (Mt 13, 33) Viên ngọc chôn dấu trong thửa ruộng (Mt 13, 44-46). Anh em cùng là cỏ lùng sẽ bị thu cắt đi (Mt 13, 36), cá xấu bị loại bỏ (Mt 13, 47),
Cha Ông đã chẳng nghĩ, và sống giản dị đón nhận :
- Nhân chi sơ tính bản thiện
- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
- Nhập giang tùy khúc, đáo gia tùy tòng
- Con vua thì lại làm vua
Con sãi chùa lại quét lá đa
- Phép vua thua lệ làng (tục ngữ)
- Một người làm quan cả họ được nhờ
- Ở bầu thì tròn ở ống thì dài
Những câu văn chân tình trên cho thấy rất phù hợp với trường hợp lời Chúa ‘‘Đốt đèn phải để trên cao’’. Ánh sáng che dấu, còn gì là ánh sáng.
-Gương lành lôi kéo
- Bà con xa không bằng láng giềng gần (tục ngữ)
- Sự đời nghĩ cũng bật cười,
Một con cá lội, mấy người buông câu (ca dao)
-Ở đây tai vách mạch rừng (Kiều)

Bà Huyện Thanh Quan phận nữ yếu mà biết ‘‘Khuyên người đời’’: ăn ở trong sạch, đừng mua chuyện. Đừng làm mất lòng nhau. Đó là bài giáo lý căn bản ‘‘chớ nói dối’’
Cho hay thiên hạ khéo xem gương
Hễ khó thời thôi mấy kẻ màng
Miệng nói đã đành mua chuyện ghét
Tay không chưa dĩ ép người thường
Khéo khôn ai cũng tranh phần trước
Trong sạch ta thời giữ mức thường
Ai lại chẳng qua thời với mệnh

Bà còn nhắc đến “Con Tạo’’ hằng quan tâm cho ta ‘‘trí thông minh’’, nên phải ‘‘có chí’’
Thông minh nhất nam tử
Yêu vi thiên hả kỷ
Trót sinh ra thì phải có chi chi
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu
Có kẻ xá chi Con Tạo,
Nợ tang bồng quyết trả cho xong
Đã xông pha bút trận thì gồng gởi kiếm cung
Làm cho rõ tu mi nam tử.
Trong vũ trụ đành phận sự
Phải có danh gì với núi sông
Đi không chẳng lẽ về không

Nguyễn Bỉnh Khiêm không thích cảnh bon chen ‘‘giàu có, tiền bạc, danh lợi, chức tước’’ đã vạch trần kêu gọi dân chúng đừng xa vào cạm bẫy, trong bài sống ‘‘Nhân tình thế thái’’
Thế gian biến cải vững nên đồi
Mặn, nhạt, chua, cay, lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
Xưa nay cửu trùng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thì, mới hay người bác ái
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
Thi sĩ chủ trương, ở đời ‘‘dĩ hòa vi qúi’’ là hơn cả
Ở thì, đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi chốc có sự đôi co
Đây cây, cây khôn, cây chẳng nhìn
Đây rừng, cây phải, cây không thua
Dù no hãy còn của còn hăng
Lũ ôn kia hầu dễ kém chi còn
Chữ rằng :“nhân dĩ hòa vi qúi’’
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.

Bác ái yêu thương

Giáo lý bác ái yêu thương (Mt 6, 1-4). Làm những gì mình muốn làm cho nhau (x. Mt 7, 12)
Bài ‘‘Tự biết mình’’ của Nguyễn Hữu Chỉnh (VN TV HT. tr. 69) ăn khớp với ‘‘an năn sám hối và tin vào Tin Mửng’’ trong mùa Chay trong đạo Công Giáo
Ai có hay, chăng là chẳng hay
Lòng mày vốn đã đây thân này
Kẻo làm cho lòng người ghen ghét
Là tỏ là tưởng kẻ thảo ngay
Xem nói thế thời xem đã nhạt.
Bén mùi lao lý, bén càng say
Phải sợ, mới biết có trời nhiễm
Có rủi, bỗng cũng lại có may.

Chung thủy là luật chung cho dân sự cũng như tôn giáo vẫn một vợ một chồng. Tình yêu là trên hết. Cư xử tốt với nhau, không giận ghét, ngoại tình, ly dị, thề thốt, (Mt 5, 22-37)
-Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Sống ở với dượng, điếc tai láng giềng
-Con cô con cậu thì xa
Con chú, con bác, thật là anh em
-Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười
-Đắng cay cũng thể ruột già
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng
Em chồng ở với chị dâu
Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày.

Thiên Chúa là tình yêu. Chúa dạy : yêu nhau như Cha đã yêu Thầy (Ga 15. 9), không trả thù, yêu cả kẻ thù (Mt 5, 38-47). Yêu thương nhau như cành với thân nho, như người chăn chiên với con chiên (Mt 18, 12-14)
Văn chương VN nhẹ nhàng, kín đáo, trữ tình thắm thiết không đâu bằng với tình cha mẹ :
Quanh năm buôn ở ven sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông
Vợ chồng :
- Thương anh chẳng biết đi đâu
Ăn quán, quán cũ, đi cầu cầu siêu.
- Em đi tần tảo nhặt đếm ba đồng
Cha già con dại ai mang
Anh đi vui thú cho rong một mình
Uổng công cha mẹ sinh thành
Phí công gánh chị chung tình của em.
- Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho tỏ mới nhau thì làm (ca dao)
- Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng.
- Năm quan mua lấy nụ cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.
Con cái :
- Chợ xa đi sớm về trưa
Nuôi con bao quản nắng mưa dãi dầu.
- Nửa đêm ân ái cùng chồng
Nửa đêm về sáng gáng gồng ra đi
-Anh ơi, em ở lại nhà
Nuôi con phụng dưỡng mẹ già sớm trưa
Lầm than bao quản nắng mưa
Anh đi anh liệu ganh đua với đời.

Yêu nhau như tình bạn hữu (Ga 15, 15), như người chăn chiên với con chiên (Ga 10,11-18) như bắt chước Chúa Giêsu rửa chân cho môn đệ (Ga 13, 3-10)
- Giọt máu đào hơn ao nước lã
-Khôn ngoan đá đáp người ngoài.
Gà cùng mẹ, chớ hoài đá nhau
-Người dưng có ngãi, thì đãi người dưng
Anh em vô ngãi, cũng là anh em.

Cung cách làm ăn sinh sống, luật lao động theo nhà nông, có cơm ăn áo mặc, do sức mình :
- Tay làm hàm nhai
- Đói thì đầu gối phải bò
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Đủ ăn đủ mặc, hãy nghĩ đến người kém may mắn. Chúa là hiện thân người nghèo, trả công cho ‘‘chén nước lã’’ (Mt 10, 42)
Thương người như thể thương thân
Thấy người đói rách lầm than bần cùng
Đồng quà tấm bánh đem ra...

Biết ơn, hiếu thảo là điều tối thiểu phải có khi mang ơn : Sinh thành, giáo dục, giao tế..
Cha sinh mẹ dưỡng, công nào cũng qúi, và đáng kể.
- Ăn cây nào rào cây ấy.
- Cha sinh mẹ dưỡng
- Phúc đức tại mẫu
- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
- Con khôn nở mặt mẹ cha
Đền ơn báo đáp là nghĩa vụ làm con. Anh chị em thuận hòa, đẹp lòng mẹ cha biết mấy
- Thờ cha kính mẹ, hết lòng
Đây là chữ hiếu, lại trong luân thường
Chữ nghĩa là nhường
Nhường anh nhường chữ, là nhường người trên
Ghi lòng tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền cho em.
- Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Trẻ cậy cha, già cậy con
- Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
-Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày
Giáo dục và nuôi khôn lớn, hai công nặng nhọc, vất vả như nhau
- Cá chẳng ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư
- Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không me, như đờn không dây
- Mồ côi cha, ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ, liếm lá đầu chợ

Rõ ràng quan niệm tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam như trên là đúng và chính đáng. Nhưng đáng tiếc có sự hiểu lầm cho rằng người khai phá tin tưởng tín ngưỡng có mưu đồ chính trị và làm mất an ninh. Do đó, nảy sinh hận thù chém giết. Dân tình bất an xa lánh giới lãnh đạo. Vết thương dân tộc đáng tiếc còn đó. Ngay cả hôm nay, có người còn cho tôn giáo là “mùa mê, thuốc ngủ’’. Thiển cận, tai hại khôn lường cho cả dân tộc.

Cám ơn những ngòi bút sắc bén ghi lại dòng tư tưởng khởi đầu đánh dấu khai phóng niềm tin cao cả của dân tộc. Ước gỉ lời cha ông truyền dạy và truyền rao cho thế hệ mai sau : ‘‘giấy rách giữ lấy lề’’.

Xin kết luận bằng mượn lởi Đức Phanxico trong tông huấn ‘‘Ánh Sáng Đức Tin’’ (do Đức Benêdictô viết phần đầu, ban hành 29.6.2013. Lumen Fidei) :
Nếu con người là cá thể đơn độc, nếu chúng ta muốn cho khỏi từ ‘‘cái tôi’’ cá biệt, vốn muốn tìm. Được nơi bản thân mình sự an ninh do trí thức mang lại, thì không thể có dược sự chắc chắn này. Tôi không thể tự mình thấy được những gì xảy ra trong một thời cải cách xa xôi. Tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất con người nhận biết. Người ta luôn sống trong tương quan. Dức tin không thể tự mình có. Đức tin không chỉ là lựa chọn cá nhân xẩy ra trong nội tâm tín hữu mà không liên hệ giữa cái tôi của người tín hữu và Thiên Chúa. (số 38-39)