1. “Không có âm mưu” gì cả. Tổng thống Belarus Lukashenko bác bỏ đồn đoán về tập trận

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, hoạt động gần đây của các lực lượng vũ trang Belarus không nằm trong kế hoạch can dự vào cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

“Chúng tôi đã và đang có những cuộc tập trận. Bây giờ chúng mở rộng hơn vì tình hình hiện tại và các mối đe dọa. Do đó, chúng tôi đang tiến hành các cuộc tập trận trên lãnh thổ của mình”, ông Lukashenko cho biết như trên theo sau các chỉ trích của lãnh tụ đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya, người cáo buộc Lukashenko đang bán đứng đất nước cho Nga.

Cô nói: “Belarus không phải là để bán buôn. Sự độc lập của chúng ta không phải có thể mua bán. Nhà độc tài Lukashenko không thể thay mặt người dân của chúng ta thực hiện các thỏa thuận—ông ta chỉ đại diện cho chính mình. Và ông ta sẽ không cứu được làn da của chính mình.”

Lukashenko bác bỏ các cáo buộc này và khẳng định: “Tất cả chỉ là tập trận, tất cả chỉ có thế. Không có ý định nào khác, không có âm mưu nào khác.”

Đầu tháng 12, Belarus đã công bố các cuộc tập trận quân sự cấp tốc trên khắp đất nước và một phái đoàn Nga do Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu đã tới Belarus để gặp Lukashenko.

Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Putin có thể đã ép Lukashenko giúp mình trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Belarus có chung đường biên giới dài 674 dặm với Ukraine.

Lãnh thổ Belarus đã được quân đội Nga sử dụng làm bàn đạp trong cuộc xâm lược vào tháng 2, nhưng quân đội nước này cho đến nay vẫn chưa tham gia vào cuộc xung đột.

Lukashenko cho biết các hoạt động chuyển quân gần đây là một phản ứng đối với tình trạng căng thẳng gia tăng.

Ông nói: “Chúng tôi không thể loại trừ khả năng gây hấn có thể được triển khai chống lại đất nước chúng tôi. Ít nhất, chúng tôi thấy sự sẵn sàng như vậy từ phía những người hàng xóm của chúng tôi.”

Các nhà tuyên truyền người Nga có vẻ không hài lòng với tuyên bố mới nhất của Lukashenko. Có vẻ như họ tin rằng Putin đã ép buộc được Lukashenko lao vào cuộc chiến ở Ukraine, đặc biệt là sau cái chết bất ngờ của Bộ Trưởng Ngoại Giao Belarus Vladimir Makei. Lukashenko tỏ ra nhượng bộ khi Putin sang thăm Belarus và đang tìm cách thoái thác những cam kết của mình.

Hôm thứ Hai 19 tháng Hai, Lukashenko đã làm Putin ngớ người ra khi tuyên bố rằng ông ta và Putin là hai tên gian ác nhất trên đời. Nhiều người Nga tin rằng ông ta muốn chửi sỏ Putin trong cuộc họp báo chung.

Ông ta nói: “Các bạn biết đấy, hai chúng tôi là những kẻ đồng xâm lược, những kẻ nguy hiểm và độc hại nhất trên hành tinh này,” Lukashenko nói trong khi Putin ngồi bên cạnh.

2. Lukashenko tự gọi mình, và Putin là 'Những người có hại và độc hại' nhất trên trái đất

Sau khi Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei bị đột tử, mà nhiều người cho rằng là do người Nga gây ra nhằm cảnh cáo nhà độc tài Alexander Lukashenko và thúc giục ông ta phải đưa quân tham gia cuộc xâm lược Ukraine, đã có nhiều chuyến viếng thăm của quan chức Nga đến Belarus. Cao điểm của các chuyến viếng thăm này là cuộc gặp gỡ hôm thứ Hai tại Minsk, thủ đô của Belarus giữa Putin và Lukashenko. Cuối các cuộc hội đàm này, Lukashenko tuyên bố rằng mình, và Putin là 'Những người có hại và độc hại' nhất trên trái đất. Chi tiết này củng cố tin tưởng của các quan sát viên rằng, một khối trục đã được hình thành, bao gồm Nga và Belarus, và có thể có cả Iran. Nhiều người bi quan cho rằng thế chiến thứ ba là không thể tránh khỏi.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Lukashenko Calls Himself, Putin Most 'Harmful and Toxic People' on Earth”, nghĩa là “Lukashenko tự gọi mình, và Putin là 'Những người có hại và độc hại' nhất trên trái đất.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đưa ra một bình luận vào hôm thứ Hai trong cuộc gặp gỡ gần đây nhất của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã thu hút thêm một số sự chú ý.

“Bạn biết đấy, hai chúng tôi là những kẻ đồng xâm lược, những kẻ nguy hiểm và độc hại nhất trên hành tinh này,” Lukashenko nói trong khi Putin ngồi bên cạnh. “Chúng ta chỉ có một tranh luận với nhau—ai lớn hơn. Vladimir Vladimirovich Putin nói tôi lớn hơn, tôi bắt đầu nghĩ rằng anh ấy mới đúng là lớn hơn, vì vậy chúng tôi đã quyết định cùng nhau. Giống nhau. Tất cả như nhau.” Tiếp đó, trong một diễn biến gây ngỡ ngàng, Lukashenko tự gọi mình, và Putin là “những người có hại và độc hại” nhất trên trái đất.

Đoạn clip dài 20 giây được cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đăng lên Twitter. Lukashenko và Putin gặp nhau ở Minsk, Belarus, lần đầu tiên sau ba năm. Tất cả các cuộc gặp trước đó đều diễn ra ở Mạc Tư Khoa.

Cuộc gặp hôm thứ Hai diễn ra sau nhiều tuần đồn đoán về vai trò tương lai của Belarus, nếu có, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nó cũng xảy ra chỉ vài ngày kể từ khi Lukashenko dường như ngụ ý rằng đất nước của ông có thể đã rơi vào thảm trạng hiện nay của Ukraine nếu không nhờ tình bạn của ông với Putin.

Kể từ khi Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, Belarus đã nổi lên như một trong những đồng minh chiến lược thân cận nhất của Nga khi Putin phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ phương Tây. Lukashenko đã công khai ủng hộ nhà lãnh đạo Nga, thậm chí cho phép quân đội Nga tiến vào Ukraine từ biên giới Belarus-Ukraine, giúp tiếp cận gần hơn với thủ đô Kyiv.

Mặc dù ban đầu được các quan chức Belarus và Nga lên kế hoạch là một cuộc họp để thảo luận về kinh tế và các biện pháp trừng phạt do cuộc xâm lược gây ra, nhưng người ta cho rằng đây là một nỗ lực của Nga nhằm ép buộc Belarus can thiệp quân sự.

Lukashenko nói rằng Belarus và Nga đã xoay sở để đối phó với tất cả các mối đe dọa bất chấp áp lực do đại dịch COVID-19, các lệnh trừng phạt và các cuộc khủng hoảng khác, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin hôm thứ Hai.

Lukashenko nói: “Việc tăng cường quan hệ Belarus-Nga đã trở thành một phản ứng tự nhiên đối với tình hình đang thay đổi trên thế giới, trong đó sức mạnh của chúng tôi liên tục bị thử thách. Tôi tin rằng, mặc dù có một số điểm khó khăn, chúng tôi vẫn có thể tìm ra những phản ứng hiệu quả đối với các thách thức và các mối đe dọa khác nhau.”

TASS đưa tin rằng phần đầu tiên của cuộc họp hôm thứ Hai bao gồm các phái đoàn từ hai nước. Trong số các quan chức có mặt có Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trợ lý Điện Cẩm Linh Yury Ushakov, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov và Giám đốc điều hành Roscosmos Yury Borisov.

Peskov được cho là đã nói trước cuộc gặp Putin-Lukashenko rằng hai người sẽ thảo luận về các vấn đề quân sự, các vấn đề khu vực và quốc tế. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp Ngoại trưởng Belarus Sergey Aleinik để thảo luận về Ukraine và các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt.

Cuộc họp kéo theo cuộc trò chuyện về các vấn đề song phương khác, bao gồm cả “sự quan tâm đặc biệt” dành cho việc thực hiện cái gọi là các chương trình của Nhà nước Liên minh nhằm hội nhập kinh tế của cả hai quốc gia.

“Các bên đã trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực, bao gồm cả tình hình xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga viết. “Họ tái khẳng định quyết tâm phối hợp các bước trên nền tảng quốc tế và nỗ lực chống lại áp lực trừng phạt chính trị và bất hợp pháp mà Nga và Belarus đang phải đối mặt từ các quốc gia không thân thiện.”

Sau cái bắt tay thân mật giữa Putin và Lukashenko, nhà đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya đã tweet rằng Belarus “không phải để ai muốn bán thì bán”.

“Belarus không phải là để bán buôn. Sự độc lập của chúng ta không phải có thể mua bán,” cô viết. “Nhà độc tài Lukashenko không thể thay mặt người dân của chúng ta thực hiện các thỏa thuận—ông ta chỉ đại diện cho chính mình. Và ông ta sẽ không cứu được làn da của chính mình.”

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, hồi đầu tháng này cho biết trong một báo cáo rằng Belarus “rất khó có khả năng” can dự vào cuộc chiến Nga-Ukraine.

ISW viết: “Belarus thiếu khả năng sản xuất xe chiến đấu bọc thép của riêng mình khiến việc chuyển giao thiết bị này cho lực lượng Nga vừa là hạn chế trong hiện tại vừa có thể là lâu dài đối với năng lực vật chất của Belarus để đưa lực lượng cơ giới tham gia chiến đấu ở Ukraine”..