Những bí ẩn nơi ngôi mộ của Chúa Giêsu Kitô

(Sylvain Dorient)

Vào ngày 26, 27 và 28 tháng 10 năm 2016, phiến đá hoa cương che mộ Chúa Kitô đã được khai quật. Khi nhóm các nhà khoa học và các vị hữu trách tôn giáo quyết định điều này, tin đồn đã lan truyền nhanh chóng. Một số đã cảm nhận được “mùi thơm ngọt ngào” tỏa ra từ ngôi mộ, gợi nhớ những phút giây tẩm niệm vã vội của các tông đồ và nhưng người bạn thân thiết của Chúa. Thứ hai, người ta nghi nan rằng một số dụng cụ đo lường được các nhà khoa học xử dụng đã bị thay đổi do nhiễu điện từ. Ngay khi chúng được đặt trên phiến đá nơi mà thi hài của Chúa Kitô đã được đặt để, các thiết bị này hoặc bị trục trặc hoặc hoàn toàn ngừng hoạt động.

Cô Marie-Armelle Beaulieu, tổng biên tập tờ “Đất Thánh” (Terre Sainte), được phép hiện diện ở địa danh này, cho hay khó mà cảm nhận được những tin đồn liên quan đến “mùi hương ngọt ngào”. Cô cho hay cô ấy không cảm nhận được bất kỳ loại nước hoa cụ thể nào. Trong lần ngôi mộ được khai quật lần cuối do kiến trúc sư Nikolaos Komnenos thực hiện vào năm 1809, nhà biên niên sử cũng đã đề cập đến một “mùi thơm ngọt ngào”. Những người quan tâm đến ngôi Mộ Thánh này đã quá quen thuộc với lời đồn đại này, vì vậy họ đã có thể đã có trong vô thức về cảm nhận được mùi thơm này.

Nhiễu loạn điện từ

Một điều mà các nhà báo đều thừa nhận là hiện tượng nhiễu điện từ được ghi lại bởi các thiết bị được các nhà khoa học xử dụng. Như cô Antonia Moropoulou, cho hay thật khó để tưởng tượng rằng một người nào đó dám mạo hiểm chỉ vì hám danh tiếng mà “đánh lừa công chúng”. Hơn nữa, cô còn làm chứng cho sự ngạc nhiên của các nhà khoa học trong quá trình mở phiến đá: họ thường hy vọng rằng ngôi mộ sẽ bình thường như với thực tại... Nhưng kết luận của họ: các phân tích được thực hiện trước đây với các thiết bị dường như đã bị biến dạng do nhiễu điện từ.

Dường như không có bất kỳ giải thích nào khác, ngoài ngôi mộ của Chúa Kitô thực sự đã ảnh hưởng đến các thiết bị nhạy cảm với nhiễu điện từ.

Ngôi mộ của Chúa Kitô

Việc mở phiến đá và phơi trần phiến đá nơi có thể thi thể của Chúa Kitô được chôn cất đã chứng tỏ ngôi mộ thực sự khớp với những tiêu chuẩn về ngôi mộ của người Do Thái vào những thế kỷ thứ nhất. Nhưng theo Marie-Armelle Beaulieu, cốt lõi chính yếu của vấn đề nằm ở chỗ khác. Cô nói: “Tôi sẽ rất vui nếu chuyên gia khoa học có thể chứng minh được rằng phiến đá này thực sự là nơi đã đặt xác Chúa Giêsu yên nghỉ, nhưng ngay cả khi nó được chứng minh, thì đây vẫn là dấu hiệu của sự Phục sinh “Chúa đã sống lại!””

Cô đã cư trú ở Jerusalem trong 17 năm qua, là một phần của nhóm đặc quyền, đặc quyền được phép tiếp cận nơi này. Cô thú nhận: “Nhà thờ Mộ Thánh là một nơi gây nhiều bốc xúc... Lúc đầu tôi không thích lắm. Tôi đang mong đợi có một nhà thờ xinh đẹp nguy nga hơn; nhưng tôi chỉ tìm thấy nơi này có một kiến trúc kỳ lạ, không gợi lại được những viễn cảnh mà Kinh thánh đã diễn tả… Chẳng hạn như không có dấu vết gì về ngôi mộ trong khu vườn...”