Thân thể con người cần được chăm sóc, bảo vệ. Nếu lơ là, coi thường, hậu quả thật khó lường trong tương lai. Tư tưởng muốn thay đổi một phần cơ thể do ảnh hưởng xã hội. Tư tưởng này được cổ võ bởi nhóm chuyên sửa sắc đẹp và phẫu thuật làm đẹp. Yêu quí sắc đẹp là điều tốt, cần cổ võ. Mục đích chính của ngành sửa sắc đẹp là kinh doanh, là lợi nhuận. Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ là điều tốt lành, đáng khuyến khích. Hiện nay hầu như quốc gia nào cũng có trụ sở 'Hồng Thập Tự'. Một số quốc gia tránh dùng chữ này nên dùng chữ khác nhưng cùng chung mục đích: bảo vệ sự sống con người. Hồng Thập Tự được sáng lập năm 1863 bên Thuỵ Sĩ để giúp nạn nhân thiên tai, chiến tranh và bệnh dịch.

Phụ huynh thương yêu con cái và cung cấp cho chúng những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống về các phương diện sức khoẻ, tâm lí và tâm linh. Phụ huynh có khả năng cung cấp sự an toàn cho con cái và mang lại sự an vui trong cuộc sống của chúng. Họ còn muốn làm tốt hơn cho con cái, nhưng không thể cung cấp những gì ngoài khả năng. Một trong những điều đó là vấn đề bảo đảm đời sống tâm linh. Những ai tin tưởng vào Đức Kitô thường phó dâng cuộc sống của cái, người thân cho Đức Kitô và mẹ Maria coi sóc. Làm như thế vì họ tin tưởng Đấng Toàn Năng có khả năng, sẵn sàng bảo vệ người thân họ.

Con người có thể hiến máu mà không bị tổn hại đến sức khoẻ, trái lại việc hiến máu còn mang lại sự sống cho người khác. Thân nhân có thể hiến một mắt, tặng một trái thận khi còn sống. Việc hiến tặng một bộ phận cơ thể cho người khác đòi người cho phải chết đi mới có để hiến tặng. Đức Kitô cũng theo cách này; chết đi để trao tặng nhân loại sự sống. Đức Kitô yêu thương nhân loại đã tự hiến chính Thịt và Máu Ngài làm của ăn nuôi dưỡng tâm linh con người. Ngài diễn tả việc đó dưới hình bánh rượu - Bí Tích Thánh Thể. Chính Ngài phán:

'Tôi là bánh gằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống' Gn 6, 51.

Điều này không những ây tranh luận và còn tạo bất mãn trong số những người nghe. Họ đặt vấn đề Đức Kitô có khả năng làm điều Ngài phán dậy chăng? . Số khác đi xa hơn, không những chỉ trích điều Đức Kitô phán dậy mà còn phân tích và chỉ trích ngôn từ Đức Kitô dùng. Họ nói 'Lời gì nghe chói tai thế, ! ai mà nghe nổi c.60'. Lối suy nghĩ này hiện nay vẫn tồn tại. Hai niềm tin đối nghịch nhau. Nhóm một tự tin vào khả năng con người, tin là càng ngày càng tiến bộ về mọi mặt, nên con người có khả năng tự cứu mình. Nhóm hai tin là con người dù tài giỏi đến đâu cũng phải đầu hàng trước bí ẩn của sự chết. Đi về đâu sau khi chết. Con người đầu hàng trước sự sống trường sinh. Họ hướng về Đức Kitô. Tin vào điều Ngài giảng dậy. Họ tin là mọi sự Thiên Chúa toàn năng đều có thể thực hiện, bao gồm cả việc cho kẻ chết sống lại, cho linh hồn sống an vui muôn đời. Đây không phải là tin hão huyền. Niềm tin này đặt trọng tâm vào Đức Kitô Phục Sinh, hứa ban cho những ai tin tưởng, yêu mến Ngài. Đón nhận 'Mình và Máu' Đức Kitô là liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa Ba Ngôi. Đức Kitô dùng từ 'Bánh và rượu' chỉ về thân thể và máu Người đổ ra trên thập giá. Thân thể Ngài bị tra tấn, da rách, thịt nát, máu trào ra, vương vãi, tương tự như tấm bánh bị bẻ ra, li rượu trao tay, chia sẻ cho người cùng bàn ăn.

Cha mẹ diễn tả tình yêu của mình cho con cái bằng cách làm việc cho con có nhà ở, của ăn, thức uống, học hành. Biến lao nhọc, mồ hôi thành thực phẩm và điều cao quí nhất là tình yêu, lòng mến. Con cái không hiểu được việc biến đổi này. Chúng nhìn thấy nhưng không hiểu, không giải thích được việc biến đổi đó. Đức Kitô cũng liên kết thân thể rách nát của Ngài trên thập giá là hình ảnh Bánh Trường Sinh, và chén cứu độ Ngài ban. Ngài chết để cho ta được sống. Ngài sống lại ban cho ta sự sống trường sinh. Khi chúng ta tham dự Bí Tích Thánh Thể, chúng ta liên kết Thánh Thể và Thập Tự của Đức Kitô là một thực thể không thể chia lìa, phân cách. Hai sự việc diễn tả một hành động: Tình yêu Đức Kitô dành cho Kitô hữu. Ngày nay cử hành Bí Tích Thánh Thể chính là làm sống lại hành động xưa Đức Kitô đã hy sinh trên thập tự. Lập lại việc chính Đức Kitô đã thực hiện trong bữa Tiệc Li; làm sống lại đoạn đường thương khó của Đức Kitô, cái chết và sự sống lại Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Đây là niềm tin của các Kitô hữu. Chúng ta cầu nguyện mỗi khi tham dự Bí Tích Thánh Thể hình ảnh bữa Tiệc Li và hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh luôn sống trong tâm hồn chúng ta.

TiengChuong.org

Symbol of Life

We have a bo
dy and we need to love it. The idea of disliking some parts of our body comes from social movements, promoting by the beauty and cosmetic industry. Whether you like your own body or not, you still need to look after it, otherwise you have to bear the cost in the years to come. Caring for the human body is a wise, and praise worthy cause. Many countries now have the Red Cross- some have it in different names- because it gives support to life. The Red Cross Society began in 1863 in Switzerland, to provide assistance to victims of disasters, armed conflicts and health crises.

Parents show love for their children by providing them with what they need for their physical, mental, and spiritual development. They are able to give physical body support, and add more to life for their own children. All parents would love to do that for their offspring. They want to do more for them, but often don't know how; especially when it comes to the question of the afterlife. For those who believe in Jesus, dedicating the lives of their loved ones to Jesus to care for means to love, and to have faith in Him.

We are able to donate blood while we continue go on living, but organ donation often happens after a donor has passed away. Jesus, our Lord, loves us so much that He feeds our soul with His own Body and blood. He made it visible for us in the forms of Bread and Wine- the Eucharist. Jesus once said 'I am the living bread which has come down from heaven. Anyone who eats this bread will live forever; and the bread that I shall give is my flesh, for the life of the world Jn 6, 51'. This extraordinary teaching made some people questioned about Jesus' ability; others rejected, not just His teaching; but even the language used. The question whether to trust human wisdom or divine's generosity exists even today. Those who believe 'everything is possible to God' have faith in Jess' teaching, that

'Anyone who does eat my flesh and drink my blood has eternal life, and I shall raise him up on the last day v.54.'

Eternal life is not a baseless promise but it is a reality. Jesus allows those who believe in Him to share His Risen life. Receiving the 'Body and Blood' of Jesus moves a person deeper into relationship with the Trinity. The words 'broken body and blood poured out' points to the cross. Jesus' Body was broken like bread that was broken as food to share, and His Blood spewed out from a broken body. Parents are able to transform 'the hard work of their body and sweat' into food, shelter and something higher - love and compassion - which is invisible to our eyes, but the effect on the child has to be seen to be believed. Jesus hinted at the linkage between the reality of His Body and Blood poured out on the cross to His teaching about life- giving. Whenever we come to the table of the Lord, the connection between the cross and the Eucharist is real. The two become one, one Body and one Flesh. What we today celebrate makes alive, what, in the past, Jesus offered on the cross. By doing that we participate in His life on earth, and His Risen life in heaven, and that is our faith. We pray to love and have faith in Jesus.