Khôn ngoan 11: 22-12:2; T.vịnh 144; 2 Thêxalônica 1: 11-22. Luca 19:1-10


Có điều gì làm chúng ta dừng chân trên đường đi không? Có một đại lý bán xe hơi đời mới Maserati quảng cáo mẫu xe mới trên nhật báo: Có giá gốc khoản $100,000 và nếu muốn thêm những tính năng mới nữa thì giá càng cao hơn. Nếu trên đường đến nhà bạn có một xe mới Maserati đi qua thì sẽ có người đi bộ dừng lại ngắm chứ? Vậy nếu chỉ đó là một loại xe hơi đời mới làm bắt mắt người ta phải ngắm? Huống chi là tôi cũng sẽ dừng lại ngắm xem. Cách đây ít lâu, tôi đi với cô em vào tiệm tạp hóa Macy. Có một bé gái 2 tuổi nắm gấu áo mẹ. Cô em tôi dừng chân lại và khen "Oh! cháu dễ thương quá" và mỉm cười với hai mẹ con.

Ngay cả những lúc chúng ta vội vã, cũng vẫn có một số điều làm chúng ta dừng lại theo dõi. Thánh Luca nói là Chúa Giêsu có ý định đi qua Giê-ri-cô, nhưng Ngài dừng lại trên đường đi, không phải vì có một xe ngựa kiểu mới nhất chạy qua; không phải vì có một em bé dể thương 2 tuổi gọi Ngài. Mặc dù vào lúc khác tôi chắc những sự việc nêu trên sẽ làm cho Ngài dừng lại. Nhưng đó chỉ là cảnh một người đàn ông trưởng thành, một người "giàu có" đang đứng trên cây sung cao hơn tất cả. Có lẽ có lẽ những người khác cũng nhìn thấy ông nhưng với ánh mắt coi thường. Đó là ông Dakêu mà người địa phương không thích, vì ông là người đứng đầu những nhân viên thu thuế.

Người Do thái làm nghề thu thuế cho đế quốc La mã vị dân chúng khi bỉ là vì: Họ biết rỏ từng hoàn cảnh địa phương nơi họ sinh sống. Họ biết ai là người vừa thu hoạch được một mùa gặt bội thu, và họ biết người chăn nuôi nào có nhiều dê và cừu. Họ biết họ có thể thu được bao nhiêu tiền thuế lúa thóc. Những gì họ thu trên người Do thái địa phương sẽ giúp người La mã xây dựng binh lực, mua sắm vũ khí để đàn áp dân chúng. Vi thế người địa phương không thích ông Dakêu chút nào. Người Do thái muốn gọi nhau chỉ ông Dakêu đứng trên cây sung và cười đùa "Kìa xem người thu thuế điên rồ, giàu có mà lại có cử chỉ điên rồ".

Nhưng, khi Chúa Giêsu nhìn thấy ông Dakêu, Ngài dừng lại. Ngài trông thấy một người giàu có, đang mặc trên người bộ quần áo đắt tiền. Có lẻ Ngài biết ông ta là một kẻ phản bội dân Do thái và có cử chỉ tò mò ngu ngơ để cố tìm hiểu xem "Chúa Giêsu là ai" Và chính điều đó làm Chúa Giêsu dừng chân lại. Ông Dakêu là người tò mò, và thánh Luca ghi lại là ông ta ra đó với hy vọng sẽ trông thấy Chúa Giêsu. Có thể là ông Dakêu muốn xem Chúa Giêsu có điều gì mà ông ta cần không. Vậy đó là điều gì? Có phải ông Dakêu mệt mỏi về cách sống của chính mình chăng? Hay mệt mỏi cả vì khối lượng của cải của ông đang có và những điều ông đã được cung cấp phải không? Trong khi ông Dakêu có mọi sự ông ta muốn, nhưng ông ta không có điều ông ta cần đó là một đời sống trung thật, và sự tôn trọng trong mối liên kết với cộng đoàn của ông. Ông ta không được láng giềng tôn trọng. và có lẻ ngay cả gia đình ông cũng bị coi thường với lời đàm tiếu "kìa tên thu thuế làm gỉ có vợ giỏi".

Dakêu biết rằng mình làm giàu là nhờ dựa trên tiền tài của người láng giềng. Khi làm như thế, ông cũng biết ông đã quay lưng lại với Thiên Chúa vì ông ta đang giúp cho người ngoại bang. Trong khi ông ta có nhiều vàng bạc trong túi, nhưng ông vẫn có một ý nghĩ tệ bạc. Bởi thế, chúng ta thấy ông Dakêu tìm xem Chúa Giểsu. Với ý định có thể không tốt lành gì, Cũng như chúng ta không cần phải là người tốt lành mới được Thiên Chúa quan tâm.

Mặc dù ông Dakêu không phải là gương mẫu của một kẻ ăn năng sám hối, kêu gọi ơn tha thứ. Dù vậy Chúa Giêsu đã định trước, Ngài dừng lại và có ý giúp ông ta. Có thể Chúa Giêsu biết ông ta không hài lòng, mặt ông ta tỏ vẻ chán nản. Có thể Chúa Giêsu thấy được sự ghen ghét, khinh chê của những người láng giềng của ông ta, Chúa Giêsu gọi ông Dakêu và tự nói ý định của Ngài là người tội lỗi hãy mời Ngài đến nhà.

Điều gì làm dân chúng bực bội vì Chúa Giêsu đến nhà ông Dakêu? Trong xã hội Trung Đông thời Chúa Giêsu, đến nhà một người "bẻ bánh ăn" với người đó là một cử chỉ tôn trọng và riêng tư. Ngay cả nhà của một người nghèo cũng là nơi đáng tôn trọng. Kẻ thù không được vào nhà.

Khi tôi còn nhỏ tôi đã có ý kiến về việc này. Ông nội tôi là một người lao động nhậo cư. Ông tôi "đào đường hầm" như những người nhập cư nghèo vào thời đó, ông tôi không có thì giờ để học tiếng Anh. Ông Bà tôi có 12 người con. Ông tôi quá bận rộn trong việc đào hầm để xây đường tàu điện ngầm ở Nữu Ước. Dù vậy, ông tôi nói với tôi là mỗi khi có một người bạn đến thăm gian nhà nhỏ của ông bà tôi ở Brooklyn, người bạn ông đã hôn tay ông tôi ngay nơi của trước khi bước vào và bước đi một cách tôn trọng. Mặc dù nhà nghèo đến đâu đi chăng nữa thì đó cũng là nơi đáng tôn trọng.

Bước vào nhà như Chúa Giêsu làm là một cử chỉ hòa giải. Nếu một kẻ thù được mời vào nhà "bẻ bánh ăn", thì người thù đó đã được hòa giải. Quá khứ đã quên đi và một liên hệ mới bắt đầu. Hệ quả hòa giải của bí tích Thánh Thể xuất phát từ truyền thống của vùng Trung Đông. Khi kẻ thù ngồi chung vào bàn ăn thì mọi sự được giải hòa. Đó là điều chúng ta nên nghĩ trong bí tích Thánh Thể hôm nay. Hãy nhìn xem chung quanh chúng ta, những người cùng bẻ bánh với chúng ta. Có liên hệ gì giữa những người đó và chúng ta cần được giải hòa hay không? Bí tích Thánh Thể hôm nay có thể giúp chúng ta làm điều chúng ta không làm được, hay muốn tự chúng ta làm là tha thứ cho kẻ thù của chúng ta.

Chúa Giêsu trông thấy ông Dakêu muốn tìm xem Ngài và Ngài tự bước đến với ông ta. Ngài không nghĩ ông Dakêu đã sửa soạn trước hay không. Ngài không cần lời nói tuyên xưng đức tin hay một cử chỉ "sám hối toàn vẹn". Chúa Giêsu tự động đề nghị vào nhà ông Dakêu và vào đời sống của ông ta. "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này". Tất cả mọi người trong nhà đều được hưởng khi ông Dakêu đón Chúa Giêsu vào đời sống của ông ta. Chúng ta biết kinh nghiệm đó. Một người có đức tin trong nhà, có thể ảnh hưởng đến tất cả đời sống của những người trong nhà.

Ông Dakêu không phải là một người hoàn toàn tốt lành. Ông ta biết mọi sự, và cảm thấy lạc lỏng. Nhưng Thần Khí Thiên Chúa thúc đẩy ông ta ra khỏi nhà hôm đó để đi tìm Chúa Giêsu. Ông ta nghĩ ông ta chỉ tìm xem Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng khi Chúa Giêsu thấy ông Dakêu, Ngài dừng lại, chấp nhận ông ta như thể bước vào đời sống ông ta và cả gia đình ông ta.

Chúng ta cũng đã được Thần Khí Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta như đã thúc đảy ông Dakêu. Thật ra sự thúc đẩy đó đã bắt đầu từ khi chúng ta chịu phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Và chúng ta cũng đã được thúc đẩy thêm mỗi khi chúng ta gặp những người cần được giúp đở hay cần được khuyên bảo an ủi; chúng ta cũng đã được thúc đẫy khi chúng ta thức đậy sáng sớm vào mùa đông lạnh lẻo để cố gắng đi nhà thờ; Thần Khí thúc dục chúng ta đứng ra bênh vực người bị chế nhạo hay bị từ khước, khi chúng ta cần dũng lực do đang trong thời gian bị thử thách hay đang đau khổ; Chúng ta cũng được thần khí thúc đẩy để gạt bỏ thói xấu mà chúng ta không tự mình làm được.

Chúng ta đã được Thần Khí thúc đẩy khi một người bạn hay một người phối ngẫu nói "hãy đi nhà thờ hôm nay". Và chúng ta đáp lại chúng tôi đã "Hướng lên trên" vì chúng tôi muốn tìm xem sự khao khát kiếm tìm trong lòng mình là gì. Thế nên chúng ta muốn xem Chúa Giêsu trong lúc này đang hiện diện trong đời sống của chúng ta như thế nào. Chúng ta đã đến tìm Ngài giống như ông Dakêu đã làm. Nhưng Chúa Giêsu đã dừng chân lại, và Ngài đã trông thấy chúng ta, vì Ngài đã luôn trông thấy chúng ta, mặc dù chúng ta không kiện toàn, bị lạc lối, bị chi phối, hay do tội lõi. Việc chúng ta đến đây thi hành phụng vụ hôm nay như là một cơ hội. Nhưng, không phải thế, Thần Khí Chúa thúc đảy chúng ta, và Chúa Giêsu dừng lại để gặp chúng ta giống như Ngài đang cố cùng ngồi vào bàn ăn này với chúng ta.

Cũng như đối với ông Dakêu, Chúa Giêsu muốn đến thăm nhà chúng ta trong một cử chỉ mới và bất ngờ. Điều gì khiến ông Dakêu cảm nghiệm thì chúng ta cũng muốn cảm nghiệm như thế. Qua chúng ta, chúng ta muốn gia đình chúng ta và thề giới xung quanh chúng ta cũng được chúc phúc, để cho điều gì đau khổ trong quá khứ qua đi, dân chúng hòa giải với nhau và yêu thương nhau nhiều hơn. Điều gì sẽ khiến chúng ta làm qua cái nhìn của Chúa Giêsu đến giữa chúng ta? Sao lại không thưa với Chúa Giêsu điều gì chúng ta thường nói ở miền nam nước Hoa Kỳ mỗi khi chúng ta mời một người vào nhà là "Xin bạn hãy bước vào. Hãy xem như đang ở nhà bạn. Rất mừng được gặp bạn".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


31st SUNDAY -C-
Wisdom 11: 22-12:2; Psalm 145; 2 Thessalonians 1: 11-22; Luke 19: 1-10

What stops us in our tracks? There is a new Maserati automobile dealership advertising the latest models in the newspapers. The going price is around $100,000 – more if you want some extras! If a Maserati went down your street would it stop pedestrians in their tracks? Would it be an eye-catcher? I know it would catch my eye. A while back I walked with my sister through Macy’s. There was a two-year-old girl holding her mother’s coat. My sister stopped and exclaimed, "Cute!" – smiled at the child and complimented the mother.

Even when we are in a rush there are some things that – stop us in our tracks. Luke tells us that Jesus "intended" to pass through Jericho. But he stopped in his tracks. Not because the latest and swiftest chariot was passing through. Not because the cutest two-year-old had called out to him; though, at another time, I am sure, that would have caused him to stop. But it was the silly sight of a grown man, a "wealthy man," up in a sycamore tree, of all things. That stopped Jesus in his tracks. Others there probably looked with scorn at him. The locals would not have liked Zacchaeus at all. He was the chief tax collector.

Tax collectors were Jewish men who collected taxes for the Romans. They knew the local scene. They knew who had a good harvest and how many goats and sheep a shepherd had. They knew how much they could collect, every last schekel. What they took from the local Jewish population would go to supply arms and support for the Roman oppressors. So the locals would not have liked Zacchaeus one bit. It would have delighted them to poke one another in the ribs, point to Zacchaeus in the sycamore and scorn, "Look at that foolish tax collector – all his money and he’s making a fool of himself!"

But when Jesus saw Zacchaeus he stopped in his tracks. He saw a rich man in his expensive clothes. He would know that he was a traitor to his own people and was making a fool of himself – "seeking to see who Jesus was." That’s what got Jesus to stop. Zacchaeus was a seeker and Luke tells us he came out hoping to see Jesus. Maybe Zacchaeus wanted to see if Jesus had something that he needed. What could that be? Was he tired with his way of life? Tired even of the wealth and all it could provide? While Zacchaeus had what he wanted, he didn’t have what he needed – an honest life and good relations in his community. He did not have the respect of his neighbors. Was his family also rejected with comments like, "There are the wife and children of that no good tax collector."

Zacchaeus knew he made his wealth off the back of his neighbors. In doing that he also knew he had turned his back on God because he was helping support the pagans. While he had plenty of gold in his pockets he had a bankrupt spirit. So, we find him seeking to see Jesus. His intentions may not have been perfect, but we do not have to be perfect to attract God’s attention and concern.

Even though Zacchaeus was not a model of repentance, calling out for forgiveness, nevertheless Jesus took the initiative. Jesus stopped and helped him along. Maybe he could read the dissatisfaction, or misery on Zacchaeus’ face. Maybe Jesus could see the hatred and scorn on his neighbors’ faces. Jesus nudged Zacchaeus along. He invited himself to the sinner’s home.

What got the people so upset about Jesus’ going to Zacchaeus’ home? In Jesus’ middle eastern world to enter a person’s home, "to break bread" with them was to enter a sacred and private space. Even the home of a poor person was sacred. Enemies were not allowed in.

I had a sense of this when I was a boy. My grandfather was an immigrant laborer, "a ditch digger." Like many poor immigrants then and now he never really learned English. He did not have time for language classes, my grandparents had 12 children! Grandpa was too busy digging the ditch which became part of the New York subway system. But still, my father told me, when a friend would come to my grandparent’s tiny Brooklyn apartment they would kiss my grandfather’s hand at the door before entering, out of respect. No matter how poor the home, it was sacred.

To enter a home, as Jesus did, would have been an act of reconciliation. If an enemy were invited into a home to "break bread," have a meal, the enemy was reconciled, the past forgiven, a new relationship was formed,. The Eucharist comes from that middle eastern tradition, where enemies eating together are reconciled. That’s something to think about at this celebration today. Look around, who is sharing the same meal with us? Is there something in our relationship with them that needs to be addressed? The Eucharist today can enable us to do what we might not be able, or willing to do on our own, forgive our enemies.

Jesus saw the seeker and took the first step. He didn’t measure how much Zacchaeus had prepared himself. He didn’t require a public proclamation of faith, or a "perfect act of contrition." Jesus filled in the gaps and missing parts and entered Zacchaeus’ home and his life. "Today salvation has come to this house." Everyone in the family benefitted when Zacchaeus welcomed Jesus into his life. We know that experience. One believer in the home can touch the lives of everyone around them.

Zacchaeus was not perfect; he was unfinished, scattered and lost. But God’s Spirit nudged him to leave his home that day and become a seeker. He thought he was just going to see Jesus with his eyes But when Jesus saw Zacchaeus he stopped in his tracks, accepted him exactly as he was and entered his life and the life of his family.

We have all been nudged by the same Spirit that moved Zacchaeus. In fact, the nudging began at our baptism when we were baptized into the Spirit’s life. And, we have been nudged further: when we saw a person who needed our help, or a listening ear; nudged when we got up on miserable winter mornings to come to church anyway: nudged when we stood up for someone who was being picked on, or ignored; nudged when we needed strength in times of testing or pain; nudged to break what felt like an unbreakable, bad habit – and we did.

We were nudged by the Spirit when a spouse, or friend suggested, "Let’s go to church today." And we responded: we climbed this "tree" because we are searchers and there is a hunger inside us. We want to see Jesus at this moment of our lives. We have come looking for him, just as Zacchaeus did. But Jesus has already stopped in his tracks, seen us, as he always sees us; even though we are far from perfect, scattered, distracted or guilty. Our being here in worship today may seem like pure chance. But it isn’t; the Spirit nudged us and Jesus stopped to see us, just as we are and he joins us at this table.

As he did for Zacchaeus, Jesus also wants to come home with us, in new and surprising ways. What Zacchaeus experienced we want as well; through us we want our family and the world around us to be blessed; so that past hurts can be put aside; people become reconciled and hearts softened towards one another. What will we do in the exchange of looks between us and Jesus? Why not say to Jesus what we say here in the South when we invite someone into our home? "Y’all come in. Make yourself at home. Pleased to see you."