Xuất hành 17: 8-13; Tvịnh 120; 2 Timôthê 3: 14-4:2; Luca 18:1-18

Chúng ta, người giảng lời Chúa, phải cẩn thận về dụ ngôn được tường thuật trong phúc âm về người góa phụ và ông quan tòa bất chính. Không cẩn thận chúng ta sẽ truyền đạt một hình ảnh sai lệch về Thiên Chúa (Nên nhớ giới răn "các ngươi không nên thờ phượng một chúa lạ trước Ta"). Vì thế; nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta sẽ truyền rao một "chúa lạ" và dường như làm cả những điều mà chúng ta nghe nói có vẻ chính thật và có dụ ngôn làm chứng.

Cái bẫy nó nằm trong xu hướng của thời đại này là chúng ta chỉ muốn nói về nghĩa đen của lời văn. Ý tôi muốn nói chúng ta có thể bỏ mắt phần hình ảnh mô tả của các dụ ngôn này và áp dụng một công thức có tính hạn hẹp do bởi ngôn từ chúng ta giảng giải. Nó có thể được diển giải như thế này: Ông quan tòa là Thiên Chúa và chúng ta là góa phụ. Vì thế như bà góa phụ chúng ta cần phải cầu xin liên tục nếu chúng ta muốn xin Thiên Chúa điều chúng ta cần. Hãy tiếp tục như thế, rồi Thiên Chúa sẽ nghe... Có phải dụ ngôn muốn nói như thế không? Cách này hay cách khác như thế để giảng giải dụ ngôn, coi dụ ngôn như là điều tương tự chứ không phải lầ dụ ngôn. Lời giảng giải như thế sẽ gây ảnh hưởng trên đức tin của chúng ta: Nó sẽ mô tả một Thiên Chúa là Đấng cứng lòng và lời cầu nguyện liên tục của chúng ta như nước đổ lá môn trên trái tim chai cứng của một Thiên Chúa cứng cỏi. Hy vọng cuối cùng rồi cũng sẽ có ngày làm cho Thiên Chúa mệt mỏi. Và chúng ta cũng nên nhớ là ông quan tòa bất chính lại làm cho hình ảnh của dụ ngôn trở nên nguy hiểm nếu như Thiên Chúa là hình ảnh của ông quan tòa bất chính như trong sự tưởng tượng của người nghe dụ ngôn.

Nếu Thiên Chúa bị mô tả một cách sai lệch như thế thì chúng ta, những người đang cầu nguyện liên tục tha thiết về một điều gì sẽ cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng vì không có ai đứng về phía chúng ta để bênh vực trước Đấng đầy quyền năng và dường như Ngài miễn cưỡng thuận chấp mà thôi. Nêu lời thuyết giảng như thế, cho dù người giảng thuyết không cố ý, thì rỏ ràng chúng ta đang diễn tả một "Thiên Chúa kỳ lạ" thật đấy. Chắc chằn đó không phải là cách mô tả về Thiên Chúa của Chúa Giêsu và mạc khải về thiên tính của Ngài. Hình ảnh sai lầm này chỉ nhấn mạnh một hình ảnh thời xưa của một Thiên Chúa tức giận vì tội lỗi chúng ta. Thiên Chúa đó sẽ trừng phạt chúng ta rất nhiều nếu không vì Chúa Giêsu, Đấng là đứa Con thân yêu của Thiên Chúa qua lòng trung kiên và hy sinh của Ngài đã chận đứng bàn tay giận dử của Thiên Chúa. Điều này qua Chúa Giêsu. Ngài phải là Đấng Tái Sinh của chúng ta – Để cùng với Chúa Thánh Thần liên kết giữa loài người chúng ta, với Thiên Chúa và qua Chúa Giêsu để gắn kết mật thiết hơn sự liên hệ còn lại.

Ngay cả nếu chúng ta không trích dẫn lời nói từ dụ ngôn trong phúc âm thánh Luca, chúng ta có thể dễ dàng đoán được tác giả là ai. Dụ ngôn đó có dấu chỉ các câu chuyện của thánh Luca. Vì đây là một lần nữa, chúng ta nghe tiếp tục một chủ đề mang đặc điểm nói về người nghèo, phụ nữ và lời cầu nguyện. Góa phụ thường là những người cô thế dễ bị tổn thương trong thời Kinh Thánh và trong các bài đọc. Và trong Kinh Thánh chúng ta thường thấy đề cập đến hai giới người: "góa phụ và mồ côi" là hai giới cô thế và thiếu thốn cần được giúp dở nhất.

Một góa phụ thường sẽ phụ thuộc vào con trai của họ hay một người đàn ông thân thiết trong gia đình để được giúp đở. Góa phụ thường là người cô thế dễ bị tổn thương nếu người đàn ông nhận phụ giúp bà ta không để ý đến nhu cầu của bà. Hay tệ hơn nữa, người đàn ông ấy lường gạt bà. Trong những trường hợp như thế. bà góa phụ sẽ phải chạy đến quan tòa là người có nhiệm vụ bênh vực quyền lợi của góa phụ và người nghèo. Nhưng ông quan tòa trong dụ ngôn lại không đẻ ý đến lời cầu xin của bà góa phụ, và ông ta cũng "chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì". Vậy bà góa phụ chẳng có lợi ích gì khi chạy đến một ông quan tòa như thế? Tất cả mọi sự đều có vẽ chống lại bà góa phụ và câu chuyện khá nghiệt ngã vì không ai giúp bà góa một tí nào cả.

Nhưng đây không phải là một gòa phụ bình thường. Bà ta đối đáp với quan tòa bằng chính bản năng bà với lời nói và sự kiên trì. Điều bà ta muốn chỉ là công lý được thực hiện. Nhưng đó lại là điều mà vị quan tòa không quan tâm đến để giúp bà ta. Điều còn lại duy nhất mà bà góa phụ đó hành xử là kiên trì van nài. Bạn có thấy đó là một câu chuyện buồn cười chăng, Thế nên, bằng sự kiên trì đó mà vị quan tòa vì sợ cái lì của góa phụ sẽ làm cho ông ta nhức đầu nhức óc phải không? Lời văn chính diển tả là quan tòa sợ bà góa phụ “tấn công” ông ta?. Theo bản văn gốc ghi rằng ông ta lo sợ là việc “tấn công” này sẽ làm ông bầm mắt. Tôi nghĩ người theo Chúa Giêsu, là những người thường từ chối quyền của mình đối với người giàu sang hay có quyền lực. cười mỉm chi khi Chúa Giêsu diển tả hình ảnh của một góa phụ "nguy hiểm" sẽ có hành vi mạnh mẽ đối với một quan tòa bất chính.

Câu chuyện bà góa phụ làm chúng ta nhớ đến những người bị mất quyền lợi trong xã hội chúng ta. Lúc này mùa bầu cử sắp đến, chúng ta sẽ nghe tiếng trình bày của những ứng cử viên và những chính trị gia phải không? Quyền lợi của ai đáng được ưu tiên? Tiếng nói của người nghèo và người cô thế và không có quyền hành gì sẽ bị áp chế bởi những cá nhân, những nhóm lợi ích và những nhóm người có quyền lực tài chính phải không? Đây thật sẽ là một cuộc bầu cử đặc biệt hiếm có nếu không xãy ra như thế. Thường thì những người nghèo, người thiểu số, người di cư, người vô gia cư, người bệnh tật, người cao niên và những người còn rất trẻ đều không phải là mục tiêu vận động tranh cử của những ứng cử viên và người bỏ phiếu viên. Chúng ta có thể nghe lời của bà góa phụ một cách khác, vì bây giờ bà ta lên tiếng thay cho những người mà không ai nghe nhắc đến mặc dù nhu cầu của họ thật là cần thiết. Lời bà góa phụ sẽ được nghe hôm nay không bởi những người lên kế hoạch của thành phố vì họ đang mãi lo về những việc như định xây cất một trung tâm điện lực, một bãi chôn rác thải, một nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa dầu, hay kho an toàn dự trử dầu? Ai sẽ bị ảnh hưởng trong chính quyền thành phố và chính quyền liên bang khi có các quyết định phải giải tỏa ngôi nhà nào để xây một đường cao tốc mới? Hình ảnh một góa phụ đứng giữa những người di cư nơi biên giới lên tiếng "Hãy ra quyết định công bằng cho chúng tôi, chống với kẻ thù của chúng tôi".

Đây là một trong những dụ ngôn nói về “bao nhiêu là đủ" Chúa Giêsu diển tả một hình ảnh của một vị quan tòa bất chính, rồi ông ta sẽ phải bênh vực bà góa phụ cho rồi vì lời nói kiên trì của bà quấy rầy quan tòa. Nghe như thể quan tòa nói "nếu một người kiên trì liên lỉ như thế này rồi cũng sẽ được đáp lời thì Thiên Chúa cũng sẽ phải chịu thôi?". Tại sao? Vì thiên Chúa không lánh mặt khỏi chúng ta, và Ngài sẽ "bênh vực quyền lợi cho chúng ta" là những ngươi Thiên Chúa đã chọn. Lẽ cố nhiên, sự chống đối của chúng ta dựa vào dữ kiện là biết bao nhiêu điều bất công xãy ra trong xã hội chúng ta, nhất là đối với những người không có quyền lực. Chúng ta cầu xin cho mọi sự được công chính và ngay cả việc cầu nguyện cho chúng ta có thể đóng góp được phần nào trong điều đó. Tuy vậy, chúng ta thường bị cám dỗ trong những hoàn cảnh không khá hơn, đôi khi thấy tuyệt vọng. Cho nên đôi khi có thể làm chúng ta chán nản. Vì không thể làm mọi sự được nên công chính phải không? Chúng ta than phiền "vậy còn ích lợi gì đâu!". Ngay cả khi sự việc được thay đổi khá hơn, vẫn còn bao nhiêu bất công lớn cần giải quyết như trong các gia đình, cộng đoàn giáo xứ, và toàn thế giới. Chúng ta cảm thấy những nổ lực của chúng ta vẫn còn yếu kém và chúng ta muốn rút lui vào thế giới riêng của mình vì "có gì khác biệt nữa đâu?"

Những cảm nghĩ như thế làm chúng ta muốn buông thả những cố gắng của chúng ta về lời cầu xin và về việc làm cho triều đại Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói rỏ ra là sự việc rất khẩn cấp, là sức mạnh của quyền lực chống lại chúng ta còn nhiều và hình như làm cho Ngài lo lắng vì ảnh hưởng trên các môn đệ của Ngài. Ngài hỏi "nhưng khi Con Người đến, Con Người có còn thấy đức tin trên thế gian này không?" Đây là một câu hỏi nhỏ nhen, nhưng là một câu hỏi chính đáng dựa trên kinh nghiệm của giáo hội từ thưở đầu tiên: Môn đệ có công việc khó khăn phải làm, và phải cầu xin để làm cho đến khi Chúa Giêsu trở lại. Và trong lúc chờ đợi, nếu không có thành quả ngay thì sẽ làm cho chúng ta chán nản và đức tin chúng ta sẽ bị thách đố.

Nếu chúng ta muốn tìm thấy một hình ảnh của Đấng Tối Cao trong dụ ngôn này thì không nên nhìn vào ông quan tòa. Vậy có cách nào khác nữa không? Đây là một cách khác trong sách bà Barbara Reid nói về Tân Ước (Dụ ngôn cho các thầy giảng. Phúc âm của thánh Luca, năm C) Bà Reid đề nghị: tìm hình ảnh của Thiên Chúa trong bà góa phụ là người quyết chí chông lại sự bất chính, lên tiếng chống đối cho đến khi thành quả được công chính. Sự giảng giải như thế là điều thiết thực nơi tin mừng của Tân Ước. Đó là năng lực được tỏ ra trong sự yếu ớt. Kết luận cho chúng ta là, vật thì đây là hình ảnh của một Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài. Nên chúng ta cũng sẽ ra công gây công chính ngay cả khi chúng ta phải chống đối lại những năng lực mạnh hơn chúng ta.

Tôi thích hình ảnh trong bài đọc thứ nhất để cầu nguyện. Mặc dù hình ảnh ông Môsê là gương mẫu mạnh mẽ về đức tin trong những lúc trãi qua những khó khăn, thế mà ngay cả trong khi chiến đấu với Amalek ông Môsê giang tay rồi mệt mỏi. Chúng ta có thể đồng cảm về hình ảnh của sự mệt mỏi đó. Chúng ta cảm thấy mệt mỏi khi giang tay cầu nguyện trong khi đời sống đang làm chúng ta suy sụp đi. Ngay cả ông Môsê cũng cần phải có người giúp đở. Nên ông Aaron và ông Hur giúp đở bằng cách nâng hai cánh tay ông Môsê lên. Mỗi người một bên để hai cánh tay ông Môsê luô cân bằng cho tới khi mặt trời lặn. Tất cả chúng ta cần sự giúp đở trong cuộc đấu tranh chống lại sự dử, chống lại thói xấu để trở nên trung thành trong lúc khó khăn.

Hãy nhìn xung quanh chúng ta trong lúc thi hành phụng vụ bí tích Thánh Thể này. Chúng ta trông thấy nghững người cao niên, người bệnh tật ở đây đang cầu nguyện. Chúng ta biết những người không ra khỏi giường được để dến nhà thờ. Nhưng, chúng ta biêt họ đang cầu nguyện, và đang trung thành với đức tin. Họ trao cho chúng ta sức mạnh và sự quyết tâm cho những lời cầu nguyện yếu ớt của chúng ta. Họ giúp chúng ta vẫn vẫn luôn "giăng tay" cầu nguyện. Có thể có ai đó để ý chúng ta trong giờ phụng vụ này. Chúng ta không nghĩ chúng ta là gương mẩu lớn lao về đức tin. Nhưng, biết đâu có người đang cảm thấy được giúp đở bởi sự cố gắng cầu nguyện chúng ta phải không? Chúng ta có thể giúp họ kiên nhẫn giang tay cầu nguyện trong niềm hy vọng.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

29th SUNDAY -C-
Exodus 17: 8-13; Psalm 121; 2 Timothy 3: 14- 4:2; Luke 18: 1-18


We preachers need to be wary of today’s parable of the widow and the unjust judge, lest we convey a false image of God. (Remember the command, "Thou shall not have strange gods before me.") Well, if we are not careful, we are liable to preach a "strange god" and even seem to make what we say sound legitimate or backed up by this parable.

The trap lies in our modern tendency to be too literal. By that I mean, we tend to miss the imaginative aspects of these parables and apply a strict formula to them in our interpretation. It goes something like this: the judge is God and we are the widows. So, like the widow we need to pray incessantly if we want to get what we want from God. Keep at it, God will eventually give in – isn’t that what the parable seems to imply? This, or similar ways of interpreting parables, treats them as allegories – not parables. Look what such an interpretation does to our faith: it paints God as hard hearted and our constant prayer like water dripping on the stone heart of a reluctant God, hoping to eventually wear God down on our behalf. Remember too that the judge in the parable is unjust – making it even more dangerous to allegorize this parable, lest God take on the features of this judge in our hearers’ imaginations.

If God gets so misrepresented then we, who are praying earnestly and even desperately for something, are made to feel doubly alone, with no one on our side against the Almighty and seeming-reluctant God. If this is what we convey, no matter how unintentionally, then we will have preached a "strange god" indeed! Certainly not the God of Jesus’ words and actions. This false image will only reinforce an old stereotype of a God so offended by our sin, that God would punish us severely, were it not for Jesus, God’s beloved child who, by his faithfulness and sacrifice, stays God’s angry hand. This makes God sound schizophrenic – partially with us in Jesus, but ill disposed as our Creator – with the Holy Spirit going back and forth between us humans and the two trying to tie up the loose ends.

Even if we didn’t have the citation telling us that this is a parable from Luke’s gospel, we could easily guess its authorship. The parable has the signs of a Lucan tale, for again, we hear his often-repeated themes about the poor, women and prayer. Widows were especially vulnerable in biblical times and in the scriptures we often hear the reference to "widows and orphans" – two particularly defenseless and needy groups.

A widow would be dependent on her sons, or a close male relative to take care of her. She was especially vulnerable if the responsible males were indifferent to her welfare, or worse, had defrauded her. In such situations a widow would have recourse to a judge who was supposed to protect the rights of widows and the poor. But the judge to whom our widow turns has no regard for her plight and "neither feared God nor respected any human being." What chance would she have against a judge like this who disregards the basic commandments about God and neighbor? The cards are stacked against her and things look pretty grim for her ever getting her due.

But this is no ordinary widow! She confronts the judge using the only things she has on her side – her voice and her persistence. What she wants is justice, but from a judge who is not in the least bit interested in giving it to her. The only recourse she would normally have had is not in the least bit interested in her just cause. But by her persistence she wears down the judge who finally gives in to her. Don’t you find it amusing to hear the judge’s fear that a widow is going to come and "strike" him? The original language suggests that he is afraid she will give him a black eye. I hear Jesus’ listeners, so often denied their own rights before the rich and powerful, chuckling as Jesus paints this picture of a "dangerous" widow who will give a good boxing to a corrupt male judge.

The widow’s plight calls to mind those who are deprived of justice in our own society. As elections draw near, whose voices are going to be heard by both politicians and voters? Whose interests will be at the top of the list? Will the voices of the poor and powerless be outshouted by individuals and special interest groups who have more financial or voting power? It would be a rare election indeed if this didn’t happen. Most often the poor, minorities, immigrants, homeless, infirmed, aged and very young are not first on the minds of those running for office, or those casting votes. We can hear the widow’s voice in another way, for now she is speaking for those in our society who are not heard despite their just and desperate need. Will her voice be heard today by city planners deciding where to put a new power plant, city dump, petro-chemical plant, refinery? Who will influence municipal and federal governments when decisions are being made about which homes will be destroyed to build a super highway? Picture the widow standing among those disenfranchised at our borders and hear her voice, "Render a just decision for [us] against [our] adversary."

This is one of those "how-much-more parables." Jesus paints a picture of a despicable judge who eventually gives in to the persistent demands of the widow. It is as if he is saying, "If this kind of a person eventually responds, how much more will God?" Why? Because God is not turned against us and will "secure the rights" of God’s chosen. Of course, our struggle lies in the fact that so much in our world is unjust, especially for the disenfranchised. We pray for things to be put right and even pray that we can help make them so. Yet often, conditions don’t improve, sometimes they even get worse. Doesn’t that make you want to despair of every seeing things righted? So, we are tempted to cease our works and quite our prayers. "What’s the use?", we lament. Even when things improve a bit there still is an enormous mountain of wrongs to address – in our homes, church, community and world. We feel our efforts are so puny and so we are tempted to withdraw back into our private world saying, "What difference can I make?"

Such feelings tempt us to quit our efforts at prayer and works on behalf of God’s reign. Jesus expresses how serious the issues are, how powerful the forces against us are and seems to worry about the effects on his disciples. He asks, "But when the Son of Man comes, will he find faith on earth?" Not an idle, or speculative question, but one that is based on the experiences of the church from its beginnings: disciples have hard work and prayer to do until the Lord returns and the wait, without immediate signs of "success," can disillusion us and threaten our faith.

If we are looking for an image of the divine in this parable and don’t find it in the judge, is there another possibility? Here is another approach by the New Testament scholar Barbara Reid. (PARABLES FOR PREACHERS: THE GOSPEL OF LUKE, YEAR C. Collegeville: Liturgical Press, 2000.) She suggests finding the God-like figure in the widow who persistently pursues injustice, denouncing it until justice is achieved. This interpretation is consistent with the New Testament message that power is found in weakness. A conclusion we would draw for ourselves then is that if this is the God in whose image we are made, then we too should tirelessly pursue justice even if it is against more powerful forces than we can muster.

I like the first reading’s image for prayer. As powerful and exemplary a model of faith Moses was during hard times, nevertheless, as the battle against Amalek wears on, Moses’ raised hands "grew tired." We can identify with that fatigue, we who find it hard to keep our hands raised in prayer as life tries to wear us down. Even Moses needed help. So, Aaron and Hur support his hands, "one on one side and one on the other, so his hands remained steady till sunset." We all need help in our struggles against evil forces and in our desire to stay faithful in hard times.

Look around at those who worship with us at this Eucharist. We see the elderly, even infirmed, here – still praying. We know of those who can’t get out of bed to come to church, but we also know they are praying and staying faithful. They give strength and determination to our faltering prayer, they help keep our hands "raised." Perhaps someone notices us here at worship. We don’t think of ourselves as great models of faith, but who knows what straggling soul at prayer is helped by seeing us here? We may be helping them keep their faltering and tired hands "raised" in hope and prayer.