Thời đại của chúng ta rất cần đến Lòng Nhân Từ Của Thiên Chúa

Nhân ngày lễ Chủ Nhật Lòng Chúa Xót Thương (Nhân Từ) vào ngày 3 tháng 4

LTS: Đây là bài viết của Linh Mục Stanley Smolenski. Phiên bản tiếng Anh được đăng trong trang giữa (trang 8-9) trong tờ báo Công Giáo của Địa Phận Charleston, SC tờ The Catholic Miscellany số ra ngày 17 tháng 3 năm 2005, hay tại trang web là: www.catholic-doc.org

Việc thành kính đối với lòng nhân từ của Thiên Chúa (Divine Mercy) dựa theo những trang nhật ký của Thánh Nữ Faustina Kowalska đã lan rộng ra khắp nơi, trên bình diện quốc tế, vì lẽ, nhật ký của Thánh Nữ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng chính, nhờ công sức của các Cha thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Marian Fathers of the Immaculate Conception), là những người trông nom Đền Thờ Quốc Gia về Lòng Từ Bi của Thiên Chúa (National Shrine of Divine Mercy) ở thành phố Stockbridge, thuộc tiểu bang Massachusetts. Chính một thành viên của Dòng tu đó đã đem các đoạn văn viết tay của Thánh Nữ ra khỏi đất nước Ba Lan vào lúc khởi đầu của cuộc Đại Chiến Thế Giới lần thứ II. Vị linh mục ấy đã hứa là sẽ lan truyền rộng ra để mọi người biết sùng kính đến lòng từ bi của Thiên Chúa nếu như ngài thoát khỏi đất nước Ba Lan thành công. Và cuối cùng, thì điều hứa đó trở thành hiện thực, khi ngài đặt chân đến nướ Mỹ bình yên.

Phần viết giới thiệu của tôi đối với sự sùng kính này xảy ra khi tôi hãy còn là một cậu thanh thiếu niên, khoảng 60 năm trước, và đã được vinh dự đọc được những cuốn sách nhỏ chính gốc. Có hai điều thuyết phục tôi. Điều đầu tiên chính là, đất nước mà Thánh Nữ Faustina sống, không phải là nước Pháp, cũng chẳng phải là nước Ý hay Tây Ban Nha, những nơi mà ai cũng đều biết đến qua các bài báo, mà lại là từ một đất nước mà cả cha và mẹ tôi đã bỏ làng để di cư. Điều thứ hai chính là một lời báo tiên tri được mật bí cho Thánh Nữ Faustina bởi chính Chúa Giêsu, về những ảnh hưởng mà đất nước Ba Lan sẽ phải gánh chịu. Thế nhưng, nếu Ba Lan vẫn mãi trung tín với Ngài, thì Chúa Kitô với quyền năng phát tỏa, sẽ cứu đất nước này ra khỏi thảm họa chung của thế giới.

Ngay lúc đó tôi hơi bị bối rối, mù mờ, vì lẽ, Chiến Tranh Thế Giới II vừa mới chấm dứt và đất nước Ba Lan lại bị Quân Phát Xít Đức sang bằng, và rồi sau đó lại bị bóc lột (despoiled) và cai trị bởi quân Cộng Sản Nga Sô. Suy cho cùng thì đất nước này chẳng có một tầm quan trọng gì cả nếu xét về mặt kinh tế, chính trị hay quân sự. Thế đất nước này làm sao mà có thể tạo ra những ảnh hưởng quốc tế cho được? Khoảng 30 năm sau, vào năm 1978, lời tiên tri đó lập tức ánh lên trong tâm trí tôi khi Tòa Thánh công bố rằng Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Karol Wojtyla từ đất nước Ba Lan đã được bầu chọn Giáo Hoàng, và Ngài lấy tên là Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Là vị Tổng Giám Mục của Krakow, thành phố mà Thánh Nữ Faustina đã từng sống, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đóng một vai trò thiết yếu trong việc cảm kích sâu sắc về sự thành kính này. Khi có một sai lầm trong đoạn văn trích trong nhật ký của Thánh Nữ Faustina được Rôma điều tra, thì bổng dưng việc phân phát ra các trang nhật ký đó bị ngừng hẵn trong thinh lặng. Sự cố ấy cũng đã được tiên báo cho Thánh Nữ. Đức Hồng Y Wojtyla lúc ấy đã giao phó cho nhà thần học nổi tiếng theo thuyết của Thánh Tôma Aquinas (Thomist) để điều tra lại sự cố ấy. Vị linh mục này vốn chẳng ưa thích gì đến những trang viết của Thánh Nữ vì lẽ rất nhiều người cho rằng chúng chỉ là những ảo giác (hallucinations) của một nữ tu thất học. Thế rồi, ngay khi vị linh mục ấy dở từng trang nhật ký viết tay, có rất nhiều đoạn đã thật sự gây ấn tượng cho ngài và ngài đã quyết định xem lại toàn bộ những gì mà Thánh Nữ đã ghi chép. Lòng thánh thiện sâu sắc của Thánh Nữ đã thuyết phục ngài đến cao độ, và rồi ngài đã phải bênh vực cho hồ sơ phong thánh của vị nữ tu này. Liền sau đó, những thận trọng, dè dặt được bãi bỏ vào mùa Xuân năm 1978, và vào mùa Thu, Giáo Hội đã tôn phong vị Hồng Y Tổng Giám Mục của Krakow lên chức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng khi đó đã từng biết về hồ sơ phong Chân Phước cho nữ tu Faustina, mà Ngài chính là người phong với tư cách là Giáo Hoàng, và không lâu sau đó Chân Phước Faustina được phong lên hàng Hiển Thánh, và Thánh Nữ chính là vị Thánh đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba của Kitô Giáo. Một trong những hiến chế (encyclicals) đầu tiên của Ngài trong cương vị Giáo Hoàng, chính là hiến chế có tên “Dives in Misericordia,” (hay Divine Mercy) nhằm tôn sùng Lòng Từ Bi của Thiên Chúa.

Thánh Nữ Faustina xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo. Nữ Thánh cần phải làm việc trên cánh đồng, và trình độ học vấn của Nữ Thánh rất là giới hạn, chỉ vài khóa học lên lớp vào những mùa Đông tại trường. Nữ Thánh sau đó trở thành một thiếu nữ và theo thánh ý tiền định của Thiên Chúa, Ngài đã gia nhập vào một dòng tu, và trở thành nữ tu dự bị. Công việc của vị nữ tu ấy chính là chăm sóc vườn rau và nhà bếp, và có lúc trở thành bà gác cổng (portress) của một học viện thuộc dòng, vốn dành cho những cô gái quậy phá, hư hỏng. Vào năm 1934, theo yêu cầu của vị linh mục lắng nghe giải tội cho nữ tu này, Nữ Thánh bắt đầu lưu và chép lại mọi hồ sơ có liên quan đến những cảm nhận và khát vọng phi thường của mình, và Nữ Thánh cứ tiếp tục làm việc đó cho đến khi băng hà vào năm 1938 khi đang ở tuổi 33. Tổng cộng, có tất cả là 1828 mục trong nhật ký của Nữ Thánh mô tả về ước vọng thánh thiện của Nữ Thánh trong việc hiệp kết cùng với Thiên Chúa.

Điểm nhấn mạnh chính của những bài viết này là thái độ hoàn toàn tin tưởng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa. Cụ thể là việc Nữ Thánh được Thiên Chúa hướng dẫn về những sùng kính sau: (1) chuổi tràng hạt (chaplet) về Lòng Từ Bi của Thiên Chúa; (2) một buổi cầu nguyện đặc biệt (novena) đến Lòng Từ Bi của Thiên Chúa; (3) một thánh lễ ghi nhớ Lòng Từ Bi của Thiên Chúa; và (4) cuối cùng chính là một hình ảnh đặc biệt về Lòng Từ Bi của Thiên Chúa.

Chuổi tràng hạt chính là việc dùng chuổi tràng hạt thường. Nghĩa là, việc lần hạt được bắt đầu bằng một Kinh Lạy Cha, một Kinh Kính Mừng và theo sau đó là một Kinh Tin Kính. Hạt của Kinh Lạy Cha là nhằm nhấn mạnh đến việc chịu khổ nạn của Chúa Kitô, để dâng lên cho Thiên Chúa Cha, hòng đền bù tội lỗi của nhân loại: “Lạy Thiên Chúa Cha vĩnh cữu, con xin kính dâng lên mình, máu, tâm hồn và bản tính thánh thiêng của người Con Ngài yêu dấu, là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền bù tội lỗi cho chúng con và cho tất cả mọi người trên khắp thế giới này.”

Còn hạt của Kinh Kính Mừng là việc chúng ta khẩn cầu lòng từ bi của Thiên Chúa tuôn đổ xuống cho cả thế giới này: “Lạy Thiên Chúa, vì việc đau khổ chịu nạn của Ngài, hãy đem lòng nhân từ của Ngài xuống trên chúng con và cả thế giới này.” Việc lần hạt được kết thúc bằng câu: “Lạy Thiên Chúa Rất Thánh, Từ Bi và Bất Diệt, hãy đổ lượng nhân từ của Ngài đến trên chúng con và cho cả thế giới này,” vốn được lập lại ba lần.

Buổi cầu nguyện đặc biệt được bắt đầu vào Thứ Sáu Tuần Thánh và kết thúc vào Thứ Bảy trước khi cử hành thánh lễ. Vào một trong những ngày này, tinh thần cứu chuộc của Chúa Kitô được áp dụng vào một nhóm người cụ thể, đó là: toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người tội lỗi; các linh mục và các nam/nữ tu sĩ dòng; những người giáo dân thành kính, thánh thiện; những người vô thần và không phải là Kitô Giáo; những người không phải là Công Giáo, tức chỉ là Kitô Giáo mà thôi; các trẻ em; những người sùng kính lòng nhân từ của Thiên Chúa; các linh hồn nơi lửa luyện tội; những người lãnh đạm, thờ ơ (lukewarm), và những người trung lập (indifferent).

Chủ Nhật đầu tiên sau Mùa Phục Sinh hay Chủ Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh, phụng vụ dành ra ngày này để cử hành về Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa. Việc được tha tội hoàn toàn cùng với những hình phạt và những ơn huệ đặc biệt khác sẽ được Thiên Chúa ban với điều kiện là phải xưng tội và rước lễ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thiết lập ra ngày kính nhớ khắp hoàn vũ này khi Ngài phong hiển thánh cho Thánh Nữ Faustina.

Hình ảnh về Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa phát họa ra hình ảnh của Chúa Kitô trong áo phục trắng, tay phải của Ngài đang ban phép lành, trong khi đó tay trái của Ngài mở bộ áo phục ngay phần ngực, để từ đó các tia xám và đỏ được lan tỏa ra. Điều này tượng trưng cho việc bí tích hóa (sacramentalization) mình và máu xuất phát từ trái tim đã bị đâm thấu của Chúa Kitô trên cây thập giá. Nước tượng trưng cho Phép Rửa Tội, và máu tượng trưng cho Phép Thánh Thể. Để bằng cách này, chúng ta được thánh hóa qua việc chịu khổ nạn và chết đi của Chúa Kitô.

Qua đó, chúng ta thấy được việc Chúa Giêsu sống lại và lên trời, qua Mầu Nhiệm Vượt Qua (Paschal Mystery) của Thiên Chúa. Ở phía cuối của bức ảnh này, chính là dòng chữ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài.” Hay nói cách khác, mục đích của bức ảnh này là nhằm gợi lên cảm hứng của đức tin, của niềm hy vọng, của sự tin tưởng, cậy trông và tình yêu về lòng nhân từ của Thiên Chúa.

Với sự trần tục hóa trong xã hội thời nay, vốn đã từng là xã hội của những người Kitô hữu, thì thông điệp này rất là quan trọng vì lẽ mọi người sẽ biết ý thức được tầm quan trọng của tội lỗi, khiến họ trở nên thất vọng và ngã lòng về lòng nhân từ và thiện hảo của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh cho Thánh Nữ Faustina về việc Ngài cảm thấy khó chịu vì những người như vậy, và do đó, Ngài muốn cho toàn thể thế giới này, có thêm được một nguồn hy vọng dồi dào.

Lòng Từ Bi của Thiên Chúa và Mầu Nhiệm Vượt Qua (Divine Mercy and the Paschal Mystery)

Thần học thì cho hay rằng chúng ta không bị bắt buộc phải tuân theo những lời mạc khải riêng tư của một người nào đó, thế nhưng Thánh Tôma Aquinas cũng đã chỉ ra rằng sẽ là khinh suất (imprudent) khi coi thường những lời mạc khải đó. Mục đích của những lời mạc khải riêng tư chính là liều thuốc hướng chúng ta đến một hành động cần thiết nào đó vào một thời điểm cụ thể nào đó cho một nhu cầu hết sức đặc biệt.

Chúng ta nhận thấy được sự nhấn mạnh trọng tâm ở đây chính là vào lòng từ bi của Thiên Chúa. Liệu sự tin tưởng vào điều thiêng liêng này có giúp ích được nhu cầu nào trong thời đại của chúng ta ngày nay không? Thưa, với sự gia tăng của việc trần tục hóa và việc xem thường tội lỗi, qua việc phá thai, chẳng hạn, thì con người đã bị sốc khi khám phá ra ý nghĩa thật sự của tội lỗi mà họ đã cho phép chúng chế ngự cuộc đời của họ. Họ cần đến sự cam đoan về lòng tốt và từ bi của Thiên Chúa, cũng như về sự tha thứ của Ngài. Thêm vào đó, để giúp mọi người ý thức được nhu cầu của sự ăn năn, hối lỗi trong cuộc sống của họ, thì cần phải có việc chiêm niệm, suy gẫm về Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Chính vì thế, chúng ta hãy cầu khẩn vào sự chịu nạn của Chúa Kitô trong việc lần chuổi về lòng từ bi của Thiên Chúa, để được thứ tha mọi tội lỗi, và tín thác khẩn cầu trước hình ảnh của Chúa Kitô từ nhân. Liệu chúng ta không nhận thấy được sự trình bày của đoạn Thánh Kinh “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” hay sao?

Trong buổi cầu nguyện đặc biệt về Lòng Từ Bi của Thiên Chúa, giá trị của việc Chúa Kitô cứu chuộc được áp dụng vào mỗi một người trong chúng ta hằng ngày. Buổi cầu nguyện đặc biệt này được bắt đầu vào Thứ Sáu Tuần Thánh và kết thúc vào ngày thứ Bảy sau Phục Sinh. Khi Giáo Hội long trọng cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô trong tuần Tam Nhật, thì buổi cầu kinh đặc biệt này hướng người tín hữu hòa vào việc tưởng niệm chung của Giáo Hội. Bằng sự sùng kính này, người tham dự vào buổi cầu kinh được hiệp kết với việc cử hành phụng vụ của mầu nhiệm vượt qua của Giáo Hội. Buổi cầu kinh đặc biệt này không tương phản gì cả với ý chỉ về phụng vụ của tuần Tam Nhật. Mà trái lại, nó giúp làm giản dị hóa không khí trông có vẽ trịnh trọng theo đúng với các ngôn từ của phụng vụ.

Sự thật chính là việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã dành riêng ngày Chủ Nhật sau Lễ Phục Sinh là ngày Chủ Nhật Thiên Chúa Từ Bi để cho thấy được sự phù hợp này. Các đoạn Thánh Kinh đọc trong ngày lễ đó nhấn mạnh đến Lòng Từ Bi của Thiên Chúa vì lẽ chính Chúa Giêsu đã từ bi, nhân hậu tha thứ hết mọi tổi lỗi cho các tông đồ để thiết lập ra Bí Tích Hòa Giải, vào chính ngày Người Sống Lại.

Hình ảnh của Thiên Chúa Từ Bi đã nói lên tất cả những điều đó. Hình ảnh phát họa lại việc Chúa Giêsu lên trời, khải hoàn, để qua Ngài, mọi ơn huệ được tuôn đổ xuống trên chúng ta qua các tia màu đỏ và màu nhạt, tượng trưng cho máu và nước tuôn đổ từ trái tim bị đóng trên cập thập giá của Ngài. Thì đó chính là một biểu tượng của Phép Bí Tích hiện thể việc Con Chiên làm tư tế với tư cách là vị Thượng Tế Muôn Đời, là nguồn của Phép Rửa Tội và Thánh Thể, vốn được long trọng cử hành trong suốt phụng vụ của lễ vượt qua và kéo dài suốt cả mùa Phục Sinh lẫn các mùa phụng vụ khác.

Chính vì thế, trong chuỗi tràng hạt, trong kinh cầu đặc biệt, trong thánh lễ Thiên Chúa Từ Bi và qua hình Thiên Chúa Từ Bi, chúng ta có rất nhiều cách để biểu lộ lòng thành kính của chúng ta đối với Mầu Nhiệm Vượt Qua vì lẽ mầu nhiệm ấy tập trung vào việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Chẳng phải là ngẫu nhiên, khi chúng thành kính và tôn sùng Phép Thánh Thể. Tất cả những đoạn ký sự trong quyển nhật ký của Thánh Nữ Faustina đều có liên quan đến Phép Thánh Thể trên bàn thờ của Thiên Chúa. Và sau đây là một ví dụ điển hình của đoạn viết đó: “Tôi thấy được làm cách nào mà hai tia sáng đó, như đã được vẽ trong bức ảnh, đến từ mình thánh và lan tỏa ra khắp cả thế giới. Hai tia này không chỉ có xuất hiện trong chốc lát mà đã kéo dài mọi ngày, và nhà nguyện của chúng tôi tràn ngập các tia này suốt cả ngày, tạo ra một không khí rất vui nhộn.” (Mục 1046).

Sự thành kính và biết ơn của Thánh Nữ dành cho Thánh Lễ thì đúng là một điều diệu kỳ biết bao. Thánh Nữ viết: “Ôi, thật là nhiều mầu nhiệm cao vời được diễn ra trong suốt Thánh Lễ! Cứ mỗi Thánh Lễ là có một mầu nhiệm vĩ đại. Với lòng thành kính và tôn sung lớn lao này, chúng ta nên biết lắng nghe và dự phần vào cái chết của Chúa Giêsu. Rồi sẽ có một ngày, chúng ta sẽ biết được Ngài làm gì cho ta trong mỗi Thánh Lễ, và những loại phần thưởng nào mà Ngài đang chuẩn bị cho chúng ta qua Thánh Lễ ấy. Chỉ có lòng yêu thương nhân từ của Ngài mới cho phép chúng ta nhận được món quà đó. Ôi, Chúa Giêsu, Chúa Giêsu của con, với những nổi đau đâm thấu trong lòng con khi con nhìn thấy được nguồn sống của con vốn được tuôn đổ từ Ngài, thì đó chính là nguồn sống ngọt ngào và quyền năng mà Ngài dành cho mỗi một linh hồn, và đồng thời con cũng đã thấy được rất nhiều linh hồn bỏ xa, khinh miệt (withering) và khô héo vì tội lỗi của họ. Ôi lạy Chúa Giêsu, hãy ban sức mạnh về lòng nhân từ của Ngài xuống trên các linh hồn đó.” (Mục 914).

Việc Thánh Nữ thông hiệp với Thiên Chúa thật là nồng nhiệt và sôi nổi. “Con cảm thất mình quá yếu đuối để có thể đón nhận Mình Thánh Chúa, vì con cứ mãi tiếp tục té ngã. Chỉ có một điều duy nhất có thể duy trì sức sống của con, đó chính là Mình Thánh Chúa. Từ đó, con mới có được sức mạnh. Con sợ chính bản thân mình. Chúa Giêsu luôn ngự trong bánh, thì đó là tất cả những gì con cần. Từ Phép Thánh Thể, con có được sức mạnh, sự can đảm, quyền năng và ánh sáng. Lúc nào, con cũng tìm sự ủi an nơi Ngài, và vào cả những lúc con đớn đau, thống khổ. Con sẽ không biết cách nào để tán tụng danh Ngài nếu như con không có Phép Thánh Thể ngự trong lòng.” (Mục 1037).

Khi Giáo Hội nâng một vị Chân Phước lên hàng Hiển Thánh, thì phải có đầy đủ các chứng cớ về sự linh thiêng, nên thánh và sự chuyển cầu của Thiên Chúa. Thánh Nữ Faustina Kowalska biểu lộ sự linh thánh của mình qua cuốn nhật ký. Sự linh thánh đó chính là học thuyết, là bí tích và là mầu nhiệm. Vì qua lời chuyển cầu quyền năng của Thánh Nữ, mong ước và công trình rao giảng của Thánh Nữ đã quá rõ: “Con tin rằng sứ vụ của con sẽ không bị chấm dứt đi sau khi con chết, mà nó sẽ được bắt đầu. Hỡi các linh hồn còn nghi ngại và ngờ vực, ta sẽ vén cho ngươi thấy cánh cửa thiên đàng, để ngươi mau chóng biết ăn năn, hối lổi và đừng làm tổn thương đến Trái Tim Lòng Lành của Chúa Giêsu, vì Thiên Chúa chính là Tình Yêu và Lòng Nhân Từ.” (Mục 281).

Muốn biết thêm nhiều chi tiết, mời Quý vị hãy vào trang web: www.thedivinemercy.org.