TĐCV 13: 42-52, 40-41; Tvịnh.99; Kh 7:9,14-17; Gioan 10: 27-30

Chắc các bạn biết là trong lao tù có người đọc sách Kinh Thánh. Và cũng có những nhóm người học Kinh Thánh, do những người tình nguyện từ bên ngoài vào và cũng có người tình nguyện trong lao tù giúp đở. Có người tình nguyện và có các cộng đoàn tín hữu tặng sách Kinh Thánh cho các tù nhân. Các tù nhân không có gì được ban giám đốc nhà lao tặng cả. Họ cũng không được bớt thì giờ làm việc ở trong khám nếu họ thuộc một nhóm học Kinh Thánh. Vì họ sống trong hoàn cảnh khó khăn cùa nhà tù, Lời của Chúa mang đến cho họ niềm an ủi và hy vọng khi không có gì có thể giúp đở họ.

Cũng như các bạn tôi đã tình nguyện vào giúp tù nhân trong một nhà lao gần chỗ tôi ở. Nếu có ai hỏi tôi "sách nào trong bộ Kinh Thánh là sách các tù nhân thích nhất?". Tôi không biết chắc sách nào họ thường đọc, nhưng theo điều tra của tôi thì sách Khải Huyền là sách họ thích nhất. Tôi phải công nhận là tôi không dành nhiều thì giờ để đọc sách Khải Huyền. Tôi cũng không nhớ lần nào là lần cuối tôi đã giảng về sách Khải Huyền. Vì thế tôi tự thách thức bản thân và các bạn thuyết giảng nên cố gắng giảng về sách Khải Huyền, ít nhất một lần trong mùa Phục Sinh. Tôi cũng khuyến khích các bạn sẽ đến dự thánh lễ trong những tuần này hãy đọc sách Khải Huyền, vi đó thật là một sách khó hiểu.

Trước hết, hãy xem một số nền tảng: Các bài đọc trong Phụng vụ trích trong sách Khải Huyền được chọn trong các ngày Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh. Chúng ta nên biết chút ít về tác giả của sách Khải Huyền và về hoàn cảnh các cộng đoàn Kitô hữu đang sống trong thời gian đó. Các bài đọc của sách Khải Huyền bắt đầu với sự miêu tả của thánh Gioan, là tác giả: "Tôi là Gioan, một người của anh em. Tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu. Lúc ấy tôi đang ở đảo gọi là Pát mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu" (Kh 1: 1-9 – Chúa Nhật 2 Phục sinh).

Ý chính là ở đó: cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đang bị gian truân, như hoàn cảnh thường xãy ra trong Giáo hội cho đến bây giờ. Vì lý do gì? Thánh Gioan nói rõ "Tôi rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu" Nhân chứng trung thành của Chúa Giêsu Kitô đã bị gian truân ngay từ lúc bắt đầu của Giáo hội.

Thính giả của bài văn về thời cùng tận là những tín hữu phải chịu cực khổ dưới thời bắt bớ của Hoàng đế Domitian là người tự xưng mình là "Chúa và Thiên Chúa". Hoàng đế bắt buộc tất cả công dân trong đế quốc La-Mã phải tôn thờ ông ta. Ai chọn hoàng đế Domitian là "Chúa và Thiên Chúa" của họ thì họ sẽ được sống, còn những ai từ chối thì bị tra tấn và giết chết. Rõ ràng là các bài Kinh Thánh được đọc trong mùa Phục Sinh được trích trong sách Khải Huyền đã thu hút các tù nhân đang bị gian truân, vì sách Khải Huyền được viết để bừng lên hy vọng cho những người gặp đau khổ.

Trong thị kiến, thánh Gioan trông thấy một đoàn người thật đông "thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước, và mọi ngôn ngữ”, đứng trước ngai Thiên Chúa và Con Chiên. Họ đã "trải qua cơn thử thách lớn lao". Con Chiên là hình ảnh Con Chiên trong lễ Vượt Qua và việc Thiên Chúa cứu thoát dân Israel ra khỏi chốn lưu đày ở Ai Cập (Xh 12). Và cũng là hình ảnh con chiên miêu tả trong sách ngôn sứ Isaia: "Như chiên bị đem đi làm thịt" (Is 53: 7). Sách Khải Huyền trích Kinh Thánh Do Thái để giúp giải thích sự chết và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu. Các Kitô hữu bị bắt bớ đã được thanh tẩy bởi cái chết của Chúa Kitô là máu cứu chuộc của Con Chiên.

Hãy tưởng tượng những người tôi tớ khi bị đau khổ triền miên lại được lãnh nhận tin của thánh Gioan sẽ được an ủi biết chừng nào. Sự đau khổ của họ là một chứng nhân cho thế giới biết được đức tin của họ vào Chúa Kitô. Vì hy lễ của Con Chiên những đau khổ của họ sẽ kết thúc, và họ sẽ vui vẻ mừng lễ tiệc trên thiên đàng. Hãy nghe lời hứa: Rồi "họ sẽ không còn bị đói khát nữa. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt cho họ".

Các Kitô hữu chịu đau khổ vì đức tin được hứa hưởng một tương lai sáng chói. Hãy tưởng tượng những gì một tù nhân trong nhà tù đầy bạo lực của đất nước chúng ta. Họ phải cố gắng chịu đựng những đau khổ triền miên để sống đức tin của họ. Đến mùa Phục Sinh những người trở lại đạo được chịu phép rửa tội trong nhà nguyện trong nhà tù, và trong những nhà tù ở khắp cả nước. Chúng ta cầu nguyện với họ, và với những người khác trên khắp thế giới đang bị đau khổ vì đức tin.

Trong thị kiến, thánh Gioan trông thấy một số đông người thờ lạy trong sân thiên đàng. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên. Thánh Gioan dựa vào lời hứa của Thiên Chúa cho ông Abraham là con cháu dòng dõi ông ta và bà Sarah sẽ đông đúc như "bụi trên mặt đất". Không phải các con số đông đầy ấn tượng và đáng kinh ngạc, Nhưng là sự đa dạng chủng tộc thuộc "mọi dân tộc, mọi sắc tộc, mọi quốc gia và mọi ngôn ngữ". Thị kiến của thánh Gioan thách thức quan niệm hẹp hòi về những người được Thiên Chúa mến yêu. Tình yêu thương của Thiên Chúa bao trùm vũ trụ. Điều gì hòa hợp những người đó trên thiên đàng không nói đến quốc tịch hay chủng tộc, nhưng do việc họ cùng nhau thờ phượng Con Chiên.

Người ta thường nói, sáng Chúa Nhật là thời gian mọi người sống riêng tư và tách biệt hơn với những ngày khác trong tuần. Những thị kiến của thánh Gioan nới về sự an ủi trong tương lai của những người bị đau khổ về đức tin, và đó cũng là một thách thức cho chúng ta hiện nay. Thánh Gioan trông thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm được đứng trước ngai. Còn cộng đoàn phụng vụ của chúng ta thì sao? Có chào đón những người thiểu số, những người mới định cư, những người bị rối về tinh thần và thể xác, người già nua, người trẻ tuổi không? Việc cử hành phụng vụ của chúng ta có bao gồm tất cả hay không? Trong khi chúng ta thờ phượng trước bàn thờ, có phụ nữ, có người da màu, người vừa tạm cư để giúp trên cung thánh hay không?

Con Chiên "ngự trên ngai", và cùng lúc đó chăn dắt đàn chiên là các tín hữu đến "nguồn nước trường sinh". Cả hai hình ảnh Con Chiên và người Mục Tử chăm sóc là một sự an ủi cho cộng đoàn đang đau khổ của chúng ta và cho các tú nhân đang bị cô lập trong những phòng giam khi họ nghe đọc bài sách này.

Con Chiên là hình ảnh nhắc chúng ta về Chúa Kitô đau khổ. Chúng ta cũng lưu ý rằng; Chúa Giêsu, vị Mục Tử ủy thác sự chăm sóc cộng đoàn cho anh chị em chúng ta. Chúng ta hãy thực hiện ngay từ bây giờ. Đó là lời nhắc của Thánh Gioan để một ngày nào đó chúng ta sẽ trở nên một cộng đoàn lớn lao cùng nhau thờ phượng trước ngai Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SD OF EASTER - C-
Acts 13: 43-52; Psalm 100; Rev. 7: 9, 14-17; John 10: 27-30

You know, don’t you, there are Bible readers in prison? There are also scripture study groups led by volunteers from the outside and some by the prisoners themselves. Volunteers and religious communities also donate Bibles for the women and men inmates. These prisoners don’t get extra benefits from the prison administration; nor do they get time reduced from their sentences if they belong to a scripture group. As they live under the harsh prison conditions the word of God provides consolation and hope when none seem possible.

Like some of you I have been a volunteer at the prisons near where I have lived. If I were asked, "Which book of the Bible is the most popular among prisoners?" – I am not sure about the most popular; but a favorite, from my informal survey, is the Book of Revelation. I have to admit I don’t spend a lot of time reading Revelation. I can’t remember the last time I preached from it. So, I challenge myself and you preachers to attempt a preaching from Revelation, at least once, this Easter season. I also encourage you who will be attending Mass these weeks to jump into Revelation – which can be quite a bracing swim.

First, some background. The liturgical readings from Revelation selected for these post-Easter Sundays give a clue about the person writing and the conditions the Christian community was experiencing. The weekly sequence of Revelation readings began with John’s self description:
"I John, your brother, who shares with you the distress, the Kingdom and the endurance we have in Jesus, found myself on the island called Patmos because I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus". - (Rev 9:9 – 2nd Sunday of Easter)

The clues are there: the early Christian community was under stress; as it always has been, right up to the present. For what particular reason? John spells it out, "I proclaimed God’s word and gave testimony to Jesus." Faithful witnesses to Jesus Christ have suffered since the very beginning of the church.

The immediate audience for this apocalyptic writing were believers who suffered under the persecution of the emperor Domitian, who claimed the title, "Lord and God." He demanded worship from all people in the Roman empire. Those who chose Domitian as their "Lord and God" survived; those who refused were tortured and killed. It is clear from these Easter season readings why inmates in prison and Christians under stress, would be drawn to Revelation – it was written to stir hope for people suffering.

John, the visionary, describes huge crowds, "from every nation, race, people and tongue" before the throne of God and the Lamb." They have "survived the time of great distress." The lamb image recalls the Passover lamb and God’s deliverance of the Israelites from Egyptian slavery (Ex 12) – and also the lamb the prophet Isaiah describes: "like a lamb that is led to the slaughter" (Is. 53:2). Revelation draws from the Hebrew texts to help us interpret Jesus’ saving death. Christians who suffer persecution have been purified by Christ death, the Lamb’s saving blood.

Imagine how those suffering servants who received the John’s message were comforted. Their sufferings were a witness to the world of their faith in Christ. Because of the Lamb’s sacrifice their trials will come to an end and they will celebrate the heavenly feast. Hear the promise: Then "they will not go hungry or thirst anymore… God will wipe away every tear from their eyes."

Christians suffering for their faith are promised a glorious future. Imagine what an inmate in one of our violent prisons (and most are!) must endure trying to practice their faith. At Easter time converts to the faith were baptized in prison chapels throughout the country. We pray with them and others throughout the world suffering for their beliefs.

In his vision John saw a vast multitude worshiping in the heavenly court, standing before the throne and the Lamb. He’s drawing on God’s promise to Abraham that his and Sarah’s descendants will be as numerous as "the dust of the earth" (Gen 13:16). It is not just a matter of impressive numbers, but the diversity of peoples from every "nation, race, people and tongue." John’s vision challenges our narrow and exclusive notions of those who are favored by God. God’s embrace is wide. What unites those people in the heavenly court has nothing to do with nationality or race, but their common worship of the Lamb.

It has been said Sunday morning is the most segregated time of the week. John’s vision may be about the future consolation of those who suffer for their faith, but it is also a challenge to us now. He saw a vast and diverse multitude before the throne. How inclusive and welcoming are our worshiping communities to minorities, newcomers, physically and mentally challenged, the elderly and the young. How inclusive are our liturgical celebrations? As we worship before the altar are there women, people of color, recent immigrants ministering in the sanctuary?

The Lamb "sits at the center of the throne" and, at the same time, shepherds the faithful to "springs of life-giving waters." The dual images of both the Lamb and nurturing shepherd are a comfort to those in the congregation currently suffering and to the prisoner isolated in his/her cell reading this passage.

The Lamb is an image that reminds us of Christ suffering for us. We also note Jesus, the shepherd’s, mandate to care for the least of his brothers and sisters. We do this now, reminded by John, the visionary, that one day we will be a vast and diverse community, before the throne worshiping our saving God together.