KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
TĐCV 5: 12-16; Tvịnh.117; Kh 1:9-11a,12-13,17-18; Gioan 20: 19-31

Tính đặc trưng rỏ ràng nhất của các môn đệ kể từ khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn cây dầu cho đến sự việc hôm nay là gì? Sợ sệt, sợ giới chức Do thái cộng tác với người La mã đã giết Chúa Giêsu. Ông Phêrô nói lời khẳng địnhtrong bửa tiệc ly là "Lạy Chúa, với Chúa con sẵng sàng vào tù, và có chết cũng cam" (Lc 22:33). Ngay đêm hôm đó ông xác quyết chối là ông không biết Chúa Giêsu là ai (Lc 22:60).

Vậy điều gì đã gây nên sự khác biệt? Điều gì đã làm cho các môn đệ mở cửa, khi họ ngồi cùng lo sợ với nhau, và điều gì khiến họ quyết định đi vào thế giới bên ngoài để loan báo tin Chúa sống lại? Điều gì đã làm hai ông Phêrô và Gioan chống lại việc Thượng Hội Đồng cấm đoán các ông không được rao giảng Chúa Kitô cho dân chúng (Cv 3:11- 4:22)? Chắc chắn sự thay đổi hoàn toàn này sẽ không xảy ra nếu các môn đệ thiếu chuận bị với nhau, nâng đỡ nhau, giúp nhau ra đi với thế giới bên ngoài cánh cửa phòng đóng kín của họ.

Hôm nay thánh Gioan nói rõ với chúng ta là không phải có "điều gì" đã khiến cho nhóm người nho nhỏ theo Chúa Giêsu không còn sợ sệt nữa; mà chính là "Ai". Trước khi Chúa Giêsu chết, Ngài có hứa là Ngài sẽ gởi một "Đấng Bảo Trợ" để dạy các ông về sự thật và làm cho các ông được tự do, và gởi các ông lên Giêrusalem và ngoài Giêrusalem nữa. Hôm nay Chúa Giêsu giữ lời hứa và thổi hơi Thần Khí của Ngài trên các môn đệ. Chúng ta biết các môn đệ như thế nào trong những năm Chúa Giêsu thi hành sứ vụ cho đến khi Ngài chết. Họ tỏ những dấu chỉ tham danh vọng và ganh tị nhau, mong ước được Chúa Giêsu là Đấng Mêsia đã hứa sẽ cho họ quyền lực trong vương quốc mới của Ngài mà Ngài đã loan báo. Khi thế giới của các ông bị sụp đổ và Chúa Giêsu bị bắt và bị giết, họ sợ sệt chạy mất. Và hôm nay trong phòng khóa cửa kín họ sợ sệt ngồi với nhau. Lại còn nữa, điều gì đã làm cho các ông thay đổi? Chúa Giêsu đã thổi hơi Thần Khí của Ngài trên các ông.

Phúc âm thánh Gioan thường nhắc đến ý nghĩa về câu chuyện tạo dựng trong sách Sáng Thế. Các bạn nhớ câu đầu tiên trong sách Sáng Thế tả vũ trụ như "đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm..."(St 1: 1-2)? Điều gì đã đem lại ánh sáng và trật tự đến cho bóng tối và "sự trống rổng" đó? Sách Sáng Thế nói là ngay khi đó "Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước" rồi Thiên Chúa bắt đầu công việc tạo dựng .

Trước hết Chúa Giêsu chào các môn đệ "Bình an cho anh em". Các ông cần phải biết điều đó, mặc dù trước đó các ông sợ sệt và đã quay ngược phản bội Thầy. Họ được hòa giải với Chúa Kitô và với nhau. Sự chào bình an đó giúp họ thoát khỏi sự phản bội Thầy mà họ đã làm. Rồi sau đó thì sao? Họ còn có một nhóm nhỏ những người theo Chúa Giêsu hòa hợp với nhau, gặp nhau để nhắc những “ngày trước" với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thổi hơi Thần Khí tạo dựng trên các ông (lúc này được mô tả là "lễ Ngũ Tuần của thánh Gioan"). Thánh Gioan có ý nói là việc tạo dựng bắt đầu lúc Sáng Thế, vẫn tiếp tục được thực hiện qua Chúa Giêsu với ân sũng ánh sáng của Thiên Chúa đã vào thế gian một lần nữa và giúp các môn đệ ra đi vào trong thế gian "trống rỗng", trong bóng tối, để đem sự tha thứ, và sự hòa giải giữa các dân tộc - để họ trở nên "ánh sáng cho các dân tộc" như Chúa Giêsu đã làm. Qua Thần Khí Ngài đã ban cho cộng đoàn các tín hữu, các môn đệ sẽ không còn sợ sệt và họ có thể bắt đầu sứ vụ công bố sự tha thứ.

Nhưng chúng ta tạm dừng ở đây. Việc "anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" nghĩa là gì? Vì sao lại cầm giữ sự tha thứ? Có thể là cộng đoàn không cho phép tiếp nhận những người mới, những người không chấp nhận tin mừng phúc âm. Hay là giáo hội có quyền "cầm giữ" tư cách thành viên cho những ai muốn gia nhập mà không muốn cải cách. Thật ra, giáo hội không phải chỉ là một nhóm người thich nhau và hợp với nhau như là một câu lạc bộ của xã hội. Mà phải chấp nhận phúc âm và thay đổi đời sống là điều bắt buộc.

Đoạn văn hôm nay hướng dẫn rằng; sứ vụ đầu tiên của giáo hội là của tất cả các tín hữu, nghĩa là mọi người phải rao giảng và hành động như sứ giả của Chúa Kitô được sai đi giải hòa và tha thứ. Đó là ân sũng của Thần Khí Ngài. Chúa Giêsu đã ban sức mạnh cho các môn đệ để họ vượt qua sự sợ sệt, không còn kỳ thị, và không do dự, và họ mạnh dạn trở nên nhân chứng và người rao giảng tình yêu thương và lòng tha thứ của Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta đã chịu phép rửa đều có năng lực đó. Chính là Thần Khí thúc đẩy chúng ta ra khỏi những nơi an toàn của chúng ta tiến bước vào thế giới cần nhận được tin mừng là Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết. Đó chính là chúng ta, và đó là công việc của chúng ta làm để trở nên môn đệ Ngài có thúc đẩy bởi Thần Khí của Chúa Giêsu.

Một chủ đề quan trọng trong phúc âm thánh Gioan là Chúa Giêsu đã được sai đến thế gian để mạc khải Chúa Cha. Trong lần Chúa Giêsu hiện ra trong phòng đóng cửa kín, trong lúc Ngài chuẩn bị trở về với Chúa Cha, Chúa Giêsu giao cho các môn đệ trách nhiệm tiếp tục sứ vụ của Ngài: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". Các ông sẽ loan báo sự tha thứ tội lỗi, không bằng quyên lực hay quyết định của họ, nhưng là do quyền năng của Chúa Thánh Thần ban cho họ.

Thật khó để bỏ qua phần thứ hai của câu chuyện: Chúa Giêsu hiện ra và gọi ông Tôma và bảo ông hãy đưa tay chạm vào các vết thương của Ngài để ông ta tin. Ông Tôma đáp lại "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con". Đó là điều chính trong đức tin của chúng ta. Ông Tôma và chúng ta đã gặp sự hiện diện của Thiên Chúa trong biến cố Chúa Kitô sống lại. Vậy chúng ta hãy khẳng định lại đức tin của chúng ta lúc gia nhập. "Phúc thay những người không thấy mà tin". Đức tin đó đặt chúng ta ngang hàng với Thiên Chúa như các môn đệ xưa đã có.

Có người đã được gặp Chúa Kitô sống lại như các môn đệ. Còn những người khác trong chúng ta có kinh nghiệm được lòng tha thứ và đời sống mới qua nhân chứng Chúa Giêsu đã gởi đến cho chúng ta. Họ là những ai trong đời sống chúng ta? Trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta cảm tạ những ai đã trở nên nhân chứng giúp chúng ta có đức tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh và đang ở giữa chúng ta bây giờ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SD OF EASTER (C) SUNDAY OF DIVINE MERCY
Acts 5: 12-16; Psalm 118; Rev 1:9-11a,12-13,17-19; John 20: 19-31

What characterized the disciples from the time of Jesus’ arrest in the garden, right up to today’s gospel account? Fear… Fear of the Jewish authorities who collaborated with the Romans to have Jesus executed. Peter made a bold assertion at the Last Supper: "Lord, at your side, I am prepared to face imprisonment and death itself." (Luke 22:33) That very night Peter denied knowing Jesus (Luke 22:60).

So, what happened to make the difference? What enabled the apostles to open the doors where they were huddled in fear and go out into the threatening world to proclaim the resurrection? What caused Peter and John to resist the Sanhedrin’s orders to stop preaching Christ among the people (Acts 3:11-4:22)? Certainly this complete change did not come about because the apostles braced themselves, gave each other a pep talk and then launched out to the world beyond their locked doors.

John tells us quite clearly today that it wasn’t a "What" that emboldened the timid community of Jesus’ followers – but a "Who." Before his death Jesus had promised to send an "Advocate" to teach the disciples the truth, set them free and send them out to Jerusalem and beyond. Today Jesus keeps his word and breathes his Spirit upon his followers. We know what the disciples were like during Jesus’ ministry, right up to his death. They showed early signs of ambition and rivalry, hoping Jesus was the promised Messiah who would give them positions of power in the new kingdom he was proclaiming. When their world fell apart and Jesus was arrested and killed, they fled in fear. That’s where we find them in today’s gospel – behind locked doors in fear. Again, what changed them? Jesus breathed the Spirit on them.

John’s Gospel has frequent allusions to the creation story in Genesis. Remember the opening verses of Genesis which describe the earth as "a formless void, and there was darkness over the deep..." (1:1-2)? What brought light and order to the darkness and "formless void?" Genesis tells us immediately, "God’s Spirit hovered over the water." Then God began the work of creation.

Jesus first greeted the disciples, "Peace be with you." They needed to know that, despite their previous fears and betrayals, they were reconciled with Christ and one another. That reassurance would have released them from their previous betrayal. And then what? They might have remained a peaceable little community of Jesus’ followers – meeting regularly to recall the "old days" with Jesus. But Jesus breathes the creative Spirit upon them. (This moment has been described as the "Johannine Pentecost.") John is suggesting that the work of creation, begun in Genesis, is continuing. Through Jesus, God’s gift of light has entered the world afresh and enables the disciples to go out into the "formless void," the dark world, to bring forgiveness and reconciliation among peoples – to be a "light to the nations," as Jesus was. Through Jesus’ Spirit, now given to the community of believers, the disciples will no longer be afraid and can begin their ministry proclaiming forgiveness.

But a pause here. What could – "whose sins you retain are retained" – mean? Why hold back forgiveness? Possibly, the community was not to allow entrance to new members who did not accept the gospel message. Or, maybe the church has the authority to "retain," i.e. withhold membership, to those seeking membership who refuse to reform. It is quite clear, the church is not just a social club of people who like each other. Acceptance of the gospel and a changed life is expected.

Today’s passage instructs that the primary ministry of the church, and that includes all believers, is to preach and act as Christ’s messengers of peace and forgiveness. It is Jesus’ gift of his Spirit that gives the power to disciples to overcome their fears, prejudices, and doubts and become powerful witnesses and preachers of God’s love and forgiveness. Each of us baptized has that same power, the Spirit, that urges us to move out from our comfortable places into a world that sorely needs the good news – Jesus Christ is risen from the dead. That’s who we are; that’s our job description as disciples inspired by the Spirit of Jesus.

An important theme in John’s Gospel is that Jesus was sent into the world to reveal the Father. In his appearance to the disciples in the locked room, as he prepares to return to the Father, Jesus commissions his disciples to continue his ministry: "As the Father has sent me, so I send you." They will proclaim forgiveness of sins, not by their own powers, or determination, but from the power the Spirit gives them.

It is hard to ignore the second event in the story: Jesus’ appearance and invitation to Thomas to touch his wounds and so to believe. What Thomas says in response, "My Lord and my God," is the heart of our creed. Thomas and we encounter the presence of God in the risen Christ. In a beatitude Christ affirms the faith of all who come to believe. "Blessed are those who have not seen and come to believe." That faith puts us on the same level with God as the original disciples had.

Some people have a personal encounter with the risen Christ, as did the disciples. The rest of us come to experience his forgiveness and new life through the witnesses he has sent to us. Who are they in your life? We give thanks at this Eucharist for those witnesses who have been the source of the living faith we have in Jesus Christ, risen from the dead and in our midst now.