Để chống đối và qua đó làm nhục Đức Kitô nơi công chúng, nhóm chống đối Đức Kitô ngấm ngầm họp kín tìm cách gài bẫy Ngài, hy vọng Ngài bị sập bẫy vì không biết để đề phòng. Nhóm này chủ trương gài bẫy hơn là do tình cờ bởi vì tụ tập được một số đông các thầy trong nhóm Kinh Sư và Biệt Phái không phải là việc làm mau chóng, trong chốt lát, mà cần có thời gian chuẩn bị, mời gọi cũng như là vận động, tuyên truyền. Biệt Phái và Kinh Sư bất đồng nhau về nhiểu điểm, nhưng cùng cộng tác để hạ nhục Đức Kitô. Họ dẫn đến trước Ngài người phụ nữ tố cáo.

Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách luật, ông Môisen truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người c. 3-6.

Người phụ nữ trở thành nạn nhân của toà án nhân dân. Họ lấy í kiến đại đa số để kết án tử hình người phụ nữ bằng cách ném đá. Í kiến đại đa số đây đến từ nhóm lãnh đạo dân chúng. Họ bắt bà đứng giữa đám đông, không có điều tra, không phỏng vấn, không luật sư biện hộ, bà đứng lặng câm, không được lên tiếng tự bào chữa. Chỉ có bản án đã đồng thuận sẵn từ nhóm lãnh đạo. Theo luật thì bà bị ném đá cho đến chết. Họ hỏi Đức Kitô vì họ tin là dù trả lời thế nào Đức Kitô cũng không có lối thoát. Nếu Đức Kitô trả lời đồng í với họ thì Ngài làm trái điều Ngài vẫn rao giảng là yêu thương và tha thứ. Nếu Đức Kitô trả lời không ném đá thì Ngài sẽ bị kết án là chống lại luật Môisen. Cả hai trường hợp Đức Kitô đều bị dồn vào thế kẹt.

Hãy tưởng tượng khung cảnh toà án nhân dân lúc đó. Nhóm Kinh Sư và Biệt Phái thì đứng, hung hăng, khuôn mặt thoả mãn. Đức Kitô khom lưng viết trên đất. Người phụ nữ đứng không vững, run cầm cập, mặt không còn giọt máu vì bản án tử hình sắp sửa được thi hành. Đám đông đứng đợi, ngó nháo nhác; kẻ lo lắng, thương người phụ nữ, kẻ tỏ vẻ bất cần, chỉ muốn xem sự thể kết cục thế nào? Đức Kitô cứ cặm cụi viết trên đất. Mất kiên nhẫn nhóm Biệt Phái lên tiếng thúc giục. Đức Kitô ngẩng lên nhìn vào mặt họ rồi Ngài dõng dạc, lên tiếng cách chậm chạp, rõ ràng, từng chữ một.

Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. c.7

Câu hỏi quá bất ngờ đối với họ. Họ đã chuẩn bị kế hoạch kĩ lắm, tưởng hoàn thiện, nào ngờ vẫn còn kẽ hở lớn. Cả hai nhóm Biệt Phái và Kinh Sư đều bối rối, không biết phải phản ứng thế nào cho thích hợp? Trước đây họ tự mãn thế nào Đức Kitô cũng bị kẹt vào thế bí không đường thoát. Sự việc đổi thay, chính họ bị kẹt vào thế bí, không lối thoát. Nói xong Đức Kitô lại cúi xuống viết tiếp. Phúc Âm không thuật lại Đức Kitô viết gì trên đất. Theo suy đoán riêng, đối với nhóm lãnh đạo tự kiêu, lại hay lạm dụng luật, lớn tiếng áp đảo kẻ khác, rất có thể Đức Kitô liệt kê trên đất một loạt tội ác Biệt Phái và Kinh Sư đã phạm. Ngải chỉ viết tội mà không viết tên, ngụ í tránh làm họ nhục nơi công chúng. Rất có thể có người trong đám đông đọc được, thấy toàn là những tội phạm có ghi trong luật mà không hiểu ai phạm những tội đó. Những người phạm tội khi nhìn thấy điều đó trên đất thì hiểu rõ là Đức Kitô biết rõ tâm tư thầm kính của họ. Đám đông không biết, đồng nghiệp của họ cũng có thể không biết, chính họ và Đức Kitô, tuy Ngài không nói ra, nhưng biết rõ. Nhận biết điều đó họ xấu hổ, âm thầm bỏ đi, bắt đầu người cao niên nhất, cho đến khi không còn một ai. Đức Kitô nói với người phụ nữ Ngài không kết án chị. Ngài tha tội cho chị nhưng Ngài cảnh báo chị từ nay đừng phạm tội nữa. Đức Kitô giải thoát chị khỏi án tử hình từ tay người lãnh đạo chị, giải thoát chị khỏi ách thống trị của ma quỉ, giải thoát chị khỏi tủi hổ từ đám đông và ban cho chị sự sống trường sinh. Í kiến đại đa số rất ít khi ăn khớp với giáo huấn của Đức Kitô. Bản án do toà án nhân dân phán quyết thường bị những khuôn mặt nấp trong bóng tối giật giây. Đám đông là công cụ, tay sai cho nhóm lẩn trốn trong bóng tối khuynh đảo.

TiengChuong.org

People's court

To discredit Jesus' teaching thus humiliating him in public, his opponents set a trap, hoping to catch him off guard. It was more likely a set- up scene, rather than coincidence, because gathering a large number of the Scribes and the Pharisees took time. Further the Scribes, and the Pharisees differed on many fronts but joined together to work out a plan against Jesus. They brought a woman before Jesus asking:

Master, this woman was caught in the very act of committing adultery, and Moses has ordered us in the Law to condemn women like this to death by stoning. what have you to say? They asked him this as a test, looking for something to use against him. vs. 3-6

There was a stark contrast between Jesus and his questioners. The woman was the victim of the absolute majority of the people's court. They had already given her a death verdict before they brought her to Jesus. They made her stand in the full view of the crowd. There was no cross examination. She said not a single word, only her accusers stated the judgement. According to the Law, the woman received a death sentence by stoning. They asked Jesus' opinion simply because they believed, that Jesus would share the same fate as the woman's. Whatever he said, he would land in trouble. If he agreed with them, Jesus would betray his teaching about love and forgiveness; If he disagreed with them, Jesus would betray the law of Moses. In both cases, Jesus would be condemned and condemned by his own words. The woman's accusers were standing and waiting for Jesus to answer them; while Jesus was bending down, writing on the ground with his finger. The woman was standing dumbfounded, shaking. Fear and fright were invading her whole body over the death sentence, and the crowd were watching to see how the drama would unfold. The accusers put more pressure on Jesus, demanding for an answer. Jesus cast his eyes on his opponents' faces before telling them to look deep into their hearts, examining their own consciences. 'If there is one of you who has not sinned, let him be the first to throw a stone at her'. v. 7. He then bent down and wrote on the ground again. Nothing is mentioned about what Jesus scribbled on the ground. My guess would be, that Jesus listed the sins of each of the accusers without names attached to who had committed what? This anonymous list of sins would spare them from any public humiliation. Those who had committed sins understood that Jesus knew them from inside out. Seeing their past sins written on the ground, they felt ashamed and began to depart, one by one, beginning with the eldest. Jesus freed the woman and gave her a warning to sin no more. Jesus freed her from the power of sin and empowered her to resist temptation to sin. Majority opinion rarely aligns to Jesus' teaching, and the people's court judgement may often be manipulated by the faceless figures.