Dân Số 6: 22-27; Tvịnh 66; Galat 4: 4-7; Luca 2:16-21

Đây là một bức tranh rất quen thuộc trong tranh ảnh Kitô giáo: Các mục đồng ở quanh máng cỏ với Chúa Kitô Hài Đồng, Mẹ Maria và thánh Giuse. Bức tranh này không những chỉ được trông thấy ở các nhà thờ lớn và các nhà nguyện nhỏ, mà ngay cả ở nơi cửa sổ của các tiệm ở New York. Bức tranh rất đơn sơ và có vẻ yên lành. Nhưng các họa sĩ qua các thời đại và cả thời nay đã trông thấy sự thật trong quang cảnh đó. Câu chuyện nói lên Mẹ Maria giữ trong lòng những điều các mục đồng kể lại cho Mẹ nghe. Chúng ta hãy cùng Mẹ suy ngẫm ý nghĩa của những cảnh vật này.

Đây là bức tranh của một em bé sinh ra xa nhà và không có gia đình hổ trợ. Cặp vợ chồng Do thái này cũng như nhiều cặp vợ chồng thời nay chịu hoàn cảnh "từ trên ban xuống". Các bạn còn nhớ Phúc âm thánh Luca cho lễ đêm Giáng Sinh được ghi: "Thời ấy, hoàng đế Augútô ra chiếu chỉ..." (Lc 2:1) Hoàng đế La mã ban hành một sắc lệnh truyền kiểm tra dân số để thâu thuế. Và đây, một cặp vợ chồng, vợ đang mang thai ở xa đế quốc La mã nhưng phải tuân lệnh. Cặp vợ chồng đó cũng như các cặp vợ chồng khác trên thế giới phải đi xa nhà một thời gian (hay lâu hơn nữa) vì lệnh truyền của đất nước, hay của nội chiến, hay vì đàn áp chính trị, hay vì áp lực kinh tế. Việc đó nhắc chúng ta nhớ trên đường phố chúng ta và trong các nhà lưu trú có biết bao nhiêu người đang cư ngụ và trong số đó có phụ nữ đang mang thai. Chúng ta suy nghĩ và ngạc nhiên vì sao các lề luật kinh tế địa phương ảnh hưởng đến những người yếu hèn trong xã hội chúng ta. Chúng ta nên nghĩ đến các gia đình ở các vùng biên giới phía nam Hoa Kỳ. Họ chạy thoát cảnh bạo lực của các băng đảng trong xã hội, cảnh lạm dụng trong gia đình nơi đất nước họ, và cha mẹ buộc phải chia lìa con cái. Phúc âm thánh Mátthêu nói về một gia đình trẻ như các gia đình di cư tị nạn hiện nay, cũng sẽ phải trốn qua nước khác vì sự đe dọa vũ lực của một vị vua điên rồ, (Mt 2:13-15)

Ngày lễ Đức Mẹ Maria hôm nay, cho chúng ta thấy Mẹ cũng chịu số phận cùng chung với những người di cư. Bức tranh trình bày trong cửa sổ các cửa hiệu có vẻ lãng mạn hóa cảnh này để trông có vẻ hấp dẫn hơn. Nhưng chúng ta không nghĩ như vậy. Hang đá không phải là nơi dành cho phụ nữ sinh con. Một máng cỏ đựng thức ăn cho súc vật không phải là nơi người Mẹ muốn đặt đứa con mới sinh vào đó. Hãy tưởng tượng Mẹ Maria đang nghĩ gì trogn không gian và thời gian đó. Hãy tưởng tượng nỗi đau khổ của Mẹ. Thật không có cảnh vui mừng nào để đón Đấng Mêsia vào thế giới chúng ta cả! Trái lại, Đấng Mesia vào thế giới với cha mẹ Ngài qua cửa sau nơi các người ăn xin và người ngoài ẩn trú.

Đoạn trước trong Phúc âm nói về hoàn cảnh Chúa Giêsu sinh ra. Chúng ta có thể tưởng tượng được cảnh Mẹ Maria mệt mỏi và kiệt sức đến chừng nào. Và bây giờ khi các mục đồng đến kể lại chuyện họ đã nghe các thần sứ nói gì. Mẹ lại càng cảm thấy đau đớn trong lòng, suy ngẫm đến ý nghĩa của sự việc. Tiếng Hy lạp được xử dụng ở đây diễn tả sự suy đi nghĩ lại để nối kết các vụ việc với nhau để thấy được một “bức tranh toàn vẹn”.

Suốt đời Mẹ Maria, Mẹ sẽ phải suy ngẫm về ý nghĩa của thông tin mà các thần sứ báo cho các mục đồng để họ kể lại cho Mẹ. Mẹ sẽ làm như chúng ta làm khi sự việc xãy ra mà chúng ta chỉ hiểu một phần thôi. Chúng ta xin Mẹ Maria cùng cầu nguyện với chúng ta, và suy nghĩ chuyện gì trong đời sống chúng ta đã làm chúng ta phải lo lắng bối rối, hoặc khiến chúng ta hoang man. Chúng ta xin Mẹ giúp chúng ta giữ vũng đức tin ngay cả khi các chi tiết của mảng đời chúng ta ghép lại không giúp chúng ta nhìn thấy quang cảnh toàn vẹn nào cả. Chúng ta xin Chúa Thánh Thần bao phủ trên Mẹ Maria ban ơn thông hiểu cho chúng ta, cho chúng ta được ơn nhẫn nại và can đảm để chúng ta không buông rơi điều gì làm chúng ta không thông hiểu được.

Trong bài đọc thứ nhất trích từ sách Dân Số, Thiên Chúa hướng dẫn ông Môsê cách chúc lành cho dân Israel như thế nào. Bài trích dẫn cho chúng ta thấy là Thiên Chúa cũng muốn điều đó cho chúng ta: Sự chúc lành của Ngài nói lên việc Thiên Chúa chúng ta không phải là Đấng muốn chúng ta phải gánh vác nặng nhọc. Ngài không thử thách đức tin chúng ta, và cũng không gò ép chúng ta đến cùng, hay xuất phát những điều khó khăn làm chúng ta nghĩ là do Ngài. Trái lại, sự mặc khải cho dân Israel trong lịch sử của họ lúc này và cũng là cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng nhân lành. Ngài nhìn chúng ta với tình yêu thương và muốn ban bình an cho chúng ta. Ngài không phải là Chúa khắc nghiệt qua Cựu Ước, như là Đấng làm chúng ta lo sợ.

Trong sách Dân Số, Chúa Giêsu là Đấng nhập thể. Ngài là sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta qua Chúa Giêsu, và Ngài quay mặt sáng láng nhìn chúng ta. Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhìn chúng ta với lòng yêu thương. Thiên Chúa luôn luôn ở về phía chúng ta, và Chúa Giêsu là sự bảo đảm cho điều đó. Có phải chúng ta đã lúng túng khi gặp một người mà chúng ta đã từng quen biết, mà bây giờ quên đã quên tên họ. Hay chúng ta gặp một người mà không ai giới thiệu cũng làm chúng ta phải lúng túng? Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã cho chúng ta biết tên Ngài. Thiên Chúa biết tên riêng của mổi chúng ta và "Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng". Chúng ta kêu danh thánh Chúa và làm như thế chúng ta sẽ có liên hệ với Thiên Chúa vì Chúa Giêsu đã làm cho nhân loại.

Có thể chúng ta cảm thấy xa Thiên Chúa, vì chúng ta nghĩ đời sống chúng ta không tốt đẹp, và chúng ta nghĩ Thiên Chúa đã quên chúng ta, hay Ngài đang nghỉ nơi nào. Hay tệ hơn nữa, chúng ta có thể nghĩ là Thiên Chúa đang trừng phạt chúng ta vì điều gì chúng ta đã làm không tốt trong quá khứ, hay Ngài đang thử thách chúng ta. Các ý nghĩ lo sợ và bối rối đó có thể gây khó khăn cho chúng ta và làm chúng ta mất hết sức lực. Vậy Thiên Chúa ở đâu trong đời sống rối rắm của chúng ta? Thật ra chúng ta đã được ban cho một tên để kêu gọi. Đó là tên Chúa Giêsu, là diện mạo của Thiên Chúa đang nhìn chúng ta và lo lắng cho chúng ta. Qua Chúa Giêsu "nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em". Chúa Giêsu là điều ông Môsê chúc lành cho dân Israel, và chúng ta tin tưởng là qua Chúa Giêsu, tất cả dân chúng đều được chúc lành.

Chúng ta cũng như Mẹ Maria trong khi Mẹ suy ngẫm trong lòng Mẹ những điều tốt lành Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Hãy nghĩ đến thành quả của hành động của Thiên Chúa vì chúng ta. Thiên Chúa đã nhập thể ở với chúng ta, cùng đi với chúng ta trên trần gian này và ôm ấp chúng ta vào tay Ngài. Qua Chúa Giêsu chúng ta đã được sự chúc lành và chúng ta được ban một tên mới. Chúng ta không còn gọi là người ngoài cuộc. Chúng ta đã được chúc lành qua Chúa Giêsu và đã được gọi là con Thiên Chúa. Phần đông trong chúng ta đã tự quyết định là trong năm mới này sẽ rèn sức tập luyện thể lực để xuống cân, hay biết yêu thương người hơn và biết nhẫn nại hơn. Mẹ Maria đáp lại qua những việc đã xãy ra cho Mẹ là Mẹ sẽ khuyến khích chúng ta làm như Mẹ. Mẹ nêu gương cho chúng ta là hãy bước lùi lại một bước về sau để qua cái nhìn về sự hấp tấp trong đời sống để suy nghĩ chúng ta là ai: chúng ta sẽ đi vê đâu và chúng ta đã làm gì trên chặng đường chúng ta đi. Bí Tích Thánh Thể là dịp giúp chúng ta bắt đầu suy ngẫm điều đó trong lúc chúng ta xin Chúa Giêsu chúc lành cho chúng ta.

Sự ra đời của Đấng Mêsia là một bước ngoặt lớn làm xoay chuyển lịch sử thế giới. Thật là một sự kiện rất quan trọng. Vì vậy ai là người xuất hiện đầu tiên trong sự kiện này? Các vị tổng thống ở đâu? Các vua chúa và hoàng hậu ở đâu? Các người reo hò hát xướng ở đâu? Các ngôi sao thường tỏa sáng đang bận rộn làm công việc họ. Ngay cả các lãnh đạo tôn giáo là những người đáng lý ra phải để ý đến Thiên Chúa, nhưng họ lại quên đi. Những người thủ lãnh chính trị và những người nổi tiềng tại địa phương cũng không có đó. Họ không bao giờ được mời gọi. Danh tiếng, vận may và tiền tài không bao giờ đưa các bạn đến nơi tìm gặp được đời sống mới. Trái lại, đức tin chúng ta kêu gọi chúng ta và đồng hành cùng chúng ta đến đó. Chúng ta ra đi vì chúng ta có nhu cầu, và điều chúng ta cần không phải là điều làm cho mọi người hài lòng.

Có thể bạn đang mệt mỏi vì một thế giới đầy chiến tranh, đầy đau khổ, chán nản, lo sợ, tham lam, bị khủng bố, bị bệnh tật và buồn phiền, và bạn khao khát hòa bình và ánh sáng trong đêm tối âm u. Có thể bạn muốn bắt đầu lại bằng một đời sống mới, hay tiếp sức cho một đức tin yếu đuối. Vậy thì nếu bạn ở trong hoàn cảnh này, bạn hãy đón nhận lời mời và bước vào câu chuyện. Hãy mau mau cùng với các mục đồng ra đi từ trong bóng tối. Hãy nhìn xem một em bé là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Hãy cảm thấy như ở trong nhà mình, mặc dù bạn không cảm thấy xứng đáng. Hãy để các mục đồng, những người còn bay mùi chăn thú và mùi hoang dã trên người và cha mẹ người Do thái nghèo cam đoan với bạn là "ở đây bạn được đón chào niềm nở, đây là nhà của bạn..." Những người không có khà năng nghĩ đến là tìm được nhà họ ở đây ngày hôm nay, Hãy suy ngẫm điều đó với Mẹ Maria trong khi Mẹ giữ những điều đó trong lòng Mẹ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



MARY, MOTHER OF GOD
Numbers 6: 22-27; Galatians 4: 4-7; Psalm 67; Luke 2: 16-21

This is a very familiar scene in Christian art – the shepherds at the manger with the Christ child, Mary and Joseph. I see it not only in churches and chapels, but walking by store windows in Manhattan when I visit home for the holidays. It is so simple, picturesque and tranquil looking. But artists through the ages and modern commercial artists as well, have tamed the truth of the scene. The story notes that Mary reflected in her heart on the things she heard from the shepherds. We join in her reflection on the significance of these events.

What brought about this scene, a child birth away from home and family support? This Jewish couple was subject, as so many are families are today, to the decision "from on high." Remember how Luke’s gospel for Christmas night began, "In those days a decree went out..." (Luke 2:1), The Roman emperor issues an edict for a census to collect taxes and a pregnant couple at the outskirts of the empire has no choice but obey. The couple has become like so many through the world, displaced for a while (or permanently), because of state policy, civil war, political persecution, or economic oppression. They remind us too of our own city streets and shelters where so many have taken refuge, among them, pregnant women. We reflect and wonder how national and local economic policies adversely affect the most vulnerable in our society. Also, think of the families at our southern border, fleeing gang violence and domestic abuse in their homeland and parents being forcibly separated from their children. Matthew’s gospel tells us that the young family, like modern refugees, will also have to flee to another country under the threat of violence by the forces of a crazed king (Mt 2: 13-15).

On this feast of Mary, we realize she stands with the world’s displaced and vulnerable. The store windows may romanticize this scene, even make it look attractive – but we can’t. A stable, or cave is no place for a woman to give birth. A manger for animal food is not where any mother wants to place her newborn. Imagine what must have been running through Mary’s mind. Imagine her distress. No grand entrance for the messiah into our world! Rather, he entered, with his parents, through the world’s back door where the beggars and outsiders are huddled.

The previous gospel section gives the account of Jesus’ birth. One can only imagine Mary’s exhaustion. Now, as the shepherds arrive and relate the message they received from the angels, Mary enters into an internal labor, reflecting on the meaning of the events. The Greek word used here suggests mulling something over, or putting together pieces of a puzzle to make a "full picture."

Throughout her life Mary will have to contemplate the meaning of the angels’ message the shepherds bring to her, trying to get a "full picture" of what God is doing in her and her son’s life. She will do what we do when things happen that we only partially understand. We invite Mary to stand with us in prayer as we mull over certain things in our lives that confuse us, or leave us puzzled. We ask her to help us remain faithful even when the pieces don’t come together to make a clear picture. We invite the Spirit that overshadowed Mary to gift us with understanding, patience and courage so that we do not give up on what may now befuddle us.

In the first reading from Numbers, God instructs Moses how the people are to be blessed. The reading shows that God wants just that for us – a blessing. Our God is not one who wants to lay heavy burdens on us, test our faith, push us to the limits – or do whatever hard things we often attribute coming from God. Rather, the revelation to the Israelites at this key moment in their history, and to us, is that God is gracious, looks kindly on us and wants to give us peace. Not exactly the harsh stereotype of the infamous "Old Testament God" we often hear spouted.

Jesus is the Numbers’ reading made flesh. He is the concrete manifestation of God’s good inclinations towards us. In Jesus, God has blessed us and turned a shining face towards us – Jesus is Gold’s "kindly" look upon us. God has always been on our side and Jesus is the full assurance of that. Isn’t it awkward to meet someone we have met before whose name we have forgotten, or gotten wrong? Or, to be with a person we haven’t met and not be introduced? In Jesus, God has revealed a name to us, one that assures us we are on a "first-name basis" with God. ("So shall they invoke my name upon the Israelites and I will bless them.") We call on that name and in doing so know that we have a special relationship with God because of what Jesus has done for humanity.

Perhaps we feel distant from God, or our lives are not going well and we wonder if God is off on holiday and forgotten about us. Or worse, we may think that God is punishing us for some past wrong, or testing us. These states of confusion and fear can compound our difficulties and leave us overwhelmend. Where is God in our mess? Well, we have been given a name we can call upon, Jesus, who is God’s face turned with concern in our direction. In him, God "look(s) upon you kindly and give(s) you peace." Jesus is the expansion of Moses’ blessing over the Israelites and we believe that in Jesus, all people’s have been blessed.

We join Mary as she ponders and reflects in her heart the wonderful things God has done in Jesus for us. Think of the consequences of God’s acts on our behalf. God has taken our flesh, walked our earth and swept us up into loving arms. In Jesus a blessing has been said over us and a new name given us. We are outsiders and aliens no more. In Jesus’ name we are blessed, brought in and called children of God. Many, or most of us, have made new year’s resolutions about exercise, weight loss, or being kinder, more patient and loving. Mary’s response to what was happening around her should encourage us to do the same. Her example invites us to take a step backwards from the rush of our lives to ponder who we are; where we are going and how well we are doing on our journey. This Eucharist might be just the occasion to begin that process of reflection as we invoke the blessing Jesus’ name brings to us.

The birth of the Messiah was a turning point in the history of the world. A very important event indeed! So, who showed up for this momentous event? Where were the presidents, kings, queens, the "movers and the shakers?" The usual luminaries were preoccupied and distracted by their important concerns that day. Even the religious leaders, who should have been attuned to God’s unusual workings, missed what was happening. People who might have gained from being there, politicians and local celebrities just didn’t show up. They never got the invitation. Fame and fortune don’t get you to the place where new life is found. Instead, your faith invites you and faith accompanies you there. You make the trip because you have a need that isn’t met by the usual things that satisfy most people.

Maybe you are weary of a world stained with suffering, war, depression, fear, greed, torture, terror, sickness and sadness and you hunger for peace and a light in the darkness. Maybe you are looking to start all over again, or to energize a lagging faith. Then, if any of these describe you, receive the invitation and enter the story. Arrive with the shepherds in haste from the outer darkness. Look and see the one God sent to us who is God-with-us, in a babe. Feel quite at home, no matter how inadequate your reputation or accomplishments. Let the hillside shepherds, still smelling of sheep and fields and the poor Jewish parents, reassure you – "Here you are welcome; here is your true home." The most unlikely people find a home here today. Ponder that with Mary as she reflects on all these things "in her heart."