Đanien 12:1-3;; Tvịnh 15; Do Thái 10: 14-18; Máccô 13: 24-32

Vùng bắc bán cầu của chúng ta, lúc này ngày càng trở nên ngắn hơn và hình như bóng tối ngày càng dài, bao trùm cảnh vật lâu hơn. Độ vài tuần nữa, khi ngày ngắn lại hơn nữa, chúng ta sẽ khởi đầu Mùa Vọng. Mùa phụng vụ đã thấm sâu trong xương cốt chúng ta, khi ngày tối sầm lại thì chúng ta tìm đến ánh sáng. Chúng ta hy vọng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ tỏa sáng trong bóng tối đó. Thiên Chúa không để chúng ta vấp ngã và lạc hướng. Ngài sẽ cho chúng ta ánh sáng để soi đường cho chúng ta trở về với Ngài.

Nhưng, điểm đầu tiên mà chúng ta phải quan tâm là chu kỳ chấm dứt năm phụng vụ. Vì thế cuối tuần này và tuần sau các bài đọc nhắc chúng ta nhớ là thế gian này sẽ qua đi và phải tới hồi viên mãn. Những an toàn vật chất mà chúng ta dựa vào, những sự trồi sụt của giá cả sẽ không còn bảo vệ chúng ta trong lúc khó khăn chống đỡ và bị thử thách. Chỉ có Thiên Chúa mới là niềm hy vọng của chúng ta. Đường lối của Ngài phải là đường lối của chúng ta, để khi những an toàn và niềm tin vào vật chất làm chúng ta lạc hướng, chúng ta có thể quay nhìn về ánh sáng cứu rỗi của Thiên Chúa.

Khi nào các tác giả Kinh Thánh muốn thu hút sự chú ý của chúng ta, muốn chúng ta đừng thờ ơ và cho chúng ta hy vọng nên họ viết văn theo lối khải huyền. Điều đó được thấy rõ trong lời văn của bài đọc 1 hôm nay trích trong sách Đanien, và trong phúc âm thánh Máccô. Từ "KHẢI HUYỀN" là bởi gốc tiếng Hy lạp có nghĩa là "VÉN BỨC MÀN LÊN". Lối văn của Khải huyền diển tả là chúng ta nên suy nghĩ và xem xét và thấy rằng mọi sự điều đúng như thực tế, có thể bị một bức màn của thời gian và khung cảnh xã hôi che đi bản tính tốt nên chúng ta đã không thực hiện. Chúng ta cần chính mắt thấy những sự việc đang diễn ra, nên chúng ta cần vén bức màn che mắt chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự hiên diện của Thiên Chúa trong hôm nay và trong tương lai đến với thế giới của chúng ta.

Không nên hiểu lời văn khải huyền như là lời văn được hiểu theo nghĩa đen theo từng chũ, hoặc có những ẩn dụ để cho những người có thể giảng giải ra, và cũng không phải là một loại văn tiên tri ngày giờ và nơi chốn cho các điều sẽ xãy ra trong tương lai. Mặc dù cũng có một số người đã cố gắng đưa ra lời giải thích mang tính dụ đoán. Thỉnh thoảng chúng ta tham khảo về một giáo phải quá khích thường họp nhau trên núi hay trong sa mạc nào đó, vì họ tin chắc vào các bài được trích trong Kinh Thánh nói là thế giới sẽ đến lúc tận thế vào nữa đêm một ngày nào đó. Nhưng, khi những biến chuyển họ tin không xãy ra, thì họ chán nản và trở về nơi làm việc cũ để xem họ còn được làm việc lại hay không, hay họ có thể ghi tên các con cái họ trở lại trường học hay không. Vì họ nghĩ là thế giới đã đến lúc tận thế, ai đâu còn cần cần lớp toán học làm gi?

Lời văn Khải Huyền không có mã số bí mật, vì nếu chúng ta biết mã số đó, chúng ta có thể giảng giải và tiên đoán những sự kiện trong thế giới. Trái lại, các bài văn đó có sự thật sâu xa và quan trọng cho chúng ta, những người có đức tin. Đối với người Do Thái sống trong thời bách hại đạo, họ gần như nghĩ là Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Vì thế ngôn sứ Đanien cam đoan với họ là Thiên Chúa không bao giờ quên họ trong lúc họ phải gặp thử thách ngặt nghèo nặng nề. Thiên Chúa muốn cho họ vượt qua khỏi những cảnh đó. Bởi thế Thiên Chúa nói với dân chúng là thiên sứ Micae sẽ "gìn giữ dân chúng và che chở Israen" (tên Micae có nghĩa là "giống như Thiên Chúa").

Khi cơn thử thách đến cuối cùng, "giờ tận thế" đến, dân chúng sẽ được "giải thoát" vì Thiên Chúa đang che chở họ. Lúc đó cơn thử thách khủng khiếp sẽ là cơ hội để Đấng Mesia đến. Bài sách đọc trong sách Đanien hôm nay nói là Đanien hứa là không có đau đớn hay thử thách nặng nề xãy đến cho những người trung thành với Thiên Chúa. Chúng ta không cần ai phải nhắc nhở chúng ta điều đó! Chúng ta đã thấy có nhiều người tốt lành, nhiều dân tộc vô tội phải chịu dau khổ dưới bạo lực của các vị vua chúa thống trị. Nhưng, ngôn sứ Đanien cam đoan các người nghe ông rằng: Thiên Chúa là Đấng Cứu Thế, nên họ sẽ không chịu sự đau khổ của sự hủy diệt cuối cùng.

Những người đó và chúng ta có sự cam đoan gì? Điều gì giúp chúng ta vượt qua những lúc khó khăn khi đức tin của chúng ta bị lay chuyển dưới những áp lực từ bên trong và bên ngoài? Ngôn sứ Đanien không tự hứa với chúng ta. Ông ta nói với dân Do thái là trong lúc họ bị lầm than khốn cùng họ "hãy vui lên! Mọi sự sẽ không sao. Hãy kiên nhẫn". Điều ông ta muốn nói với họ và với chúng ta là "Những ngày đó, tôi, Đaniel, nghe lời nói của Thúa..." Ông ta không cam đoan với chúng ta. Lời hứa là bởi Thiên Chúa "Chúng ta có lời của Thiên Chúa" Vậy thì sự việc là có nên tin cậy Thiên Chúa hay không? Thiên Chúa có giữ lời Ngài hứa hay không? Chúng ta có thể sống trong thời gian khi chúng ta không trông thấy dấu chỉ bớt đau đớn và tiếp tục tin tưởng là Thiên Chúa đang ở với chúng ta không, và niềm hy vọng đó có le lói ờ chân trời không? Nếu chúng ta có hy vọng sẽ có điều đó thì nhờ lời nuôi dưởng của Thiên Chúa chúng ta sẽ trụ vững lâu dài.

Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chú thich các lời văn trước của thời tận thế khi Ngài nói đến lúc các khổ đau tiếp theo thị kiến: “Con Người đang ngự giá mây trời mà đến" (Đn 7:13). Các đau khổ sẽ thấm sâu, ngay cả vạn vật cũng bị xáo trộn. Thời khó khăn như thế sẽ gây nên các câu mà các vị tiền bối hỏi, và chúng ta cũng hỏi "Vậy ai điều khiển mọi sự? Thiên Chúa hay sự xáo trộn"?

Hình như sự xáo trộn thắng, nhất là khi chúng ta quen thói dựa vào những suy sụp đổ vỡ. Chúa Giêsu nói đến các dấu chỉ của cây vả trổ bông là dấu chỉ của hy vọng. Trong mùa đông vạn vật trông như chết như cây vả trơ trọi lá trong vườn sau nhà ông bà tôi. Nhưng, mỗi độ xuân về cây vả nẩy lá và đến gần cuối hè thì lại sinh ra trái ngọt ngào từ những cây hồi sinh. (Những cây vả đó có thể làm những người vô tín ngưởng tin vào Thiên Chúa).

Thời các Kitô hữu tiên khởi bị bách hại, chúng ta, những người thời nay, phải hỏi Chúa Giêsu trong lúc thế giới điên đảo của chúng ta "Ai là người điều khiển mọi sự? Và khi nào thì mọi sự sẽ kết thúc?" Chúa Giêsu sẽ nói lại điều Ngài đã nói "Anh em hãy tin vào lời Thầy. Thiên Chúa điều khiển mọi sự, và Thiên Chúa biết thì giờ của mọi sự. Trong lúc này anh em hãy sẵn sàng đón sự trở lại của Thầy để sống trung thành với lời dạy của Thầy ".

Đó là đức tin của Kinh Thánh. Khi sống giữa những xáo trộn Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, và Ngài sẽ toàn thắng mọi sự ngay cả sự chết. Thật là chính đáng, lời Chúa Giêsu nói cam đoan với chúng ta là Ngài đang sắp vào Giêrusalem và sẽ bị chết. "Sự đau khổ" Ngài tiên đoán với các môn đệ sắp xãy ra cho Ngài. Khi các môn đệ tháy thế giới của họ sụp đổ với cái chết của Chúa Giêsu, họ sẽ nhớ lại và dựa vào những lời Ngài nói, và họ sẽ trông đợi một mùa xuân mới hay không? Điều này có thể là câu hỏi cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng lời Chúa Giêsu nói với chúng ta một lần nữa hay không?: “...Những lời Thầy nói sẽ chẵng qua đâu ".

Với sự sống lại của Chúa Giê su, thời tận thế bắt đầu. Chúng ta không biết khi nào Ngài sẽ trở lại, và chúng ta cũng không biết vì sao chúng ta phải chờ đợi lâu đến thể! Có thể sự chờ đợi lâu là điều tốt cho thế giới. Có thể là chúng ta, các Kitô hữu có thời gian để lo lắng mọi sự. Không những chỉ lo lắng ăn năn hối cải cho chúng ta, nhưng có thể là chúng ta có thời gian để làm nhân chứng cho thế giới về Chúa Giê su là ai, và mời gọi thêm nhiều người cảm nghiệm lòng yêu mến và xót thươngcủa Thiê Chúa qua Chúa Giêsu.

Trong lúc này, chúng ta sống như là Chúa Giêsu sắp đến. Nhưng, chúng ta hãy mở mắt nhìn các dấu chỉ của sự hiên diện của Ngài đã ở giữa chúng ta trong Thần khí của Ngài, và chúng ta làm nhân chứng cho Thần Khí của Ngài qua những dấu chỉ trong đời sống của chúng ta. Có thể vì thế mà Chúa Giêsu chưa trở lại. Thiên Chúa muốn mời gọi nhiều người hơn nữa để yêu mến Thiên Chúa với lời Chúa Giêsu loan báo. Hôm nay, trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta mừng có sự hiên diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta trong Lời Chúa và trong Bí Tích và chúng ta được cam đoan là điều gì chúng ta sẽ gặp thì Thần Khí Thiên Chúa sẽ ở đó để nuôi dưởng và nâng đỡ đời sống mới trong chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


33rd SUNDAY (B)
Daniel 12: 1-3; Psalm 16; Hebrews 10: 11-14,18; Mark 13: 24-32

In our part of the world, the days are getting shorter; darkness seems to be gaining the upper hand. In a couple weeks, when the days will be still shorter, we will celebrate Advent. It’s in our bones – when the days are the darkest we look for light. We express our hope that God’s light will shine in our darkness. God will not leave us to trip and get lost, but will provide a light to show us the path to back to God.

But first there are things that need tending...that need ending! So, this weekend and next the readings remind us that the world is passing away; it must pass away. False securities and shallow guarantees will not sustain us in times of strife and testing. God alone must be our hope. God’s ways must be our ways, so that when our securities and misplaced confidences fail us we can turn our eyes to God’s saving light.

When biblical writers want to get our attention, shake us out of our lethargy and give us hope, they write in the apocalyptic literary genre. We see evidence of this literature in today’s readings from the book of Daniel and from Mark’s gospel. The word "Apocalypse" comes from the Greek and means "to lift the veil." Apocalyptic literature suggests what we think we see as true and as reality, in fact, may be obscured by veils. We think we see – we don’t. We think we know the truth and the way things are – but we don’t. We need vision; we need the veil over our own eyes lifted so we can clearly perceive God’s presence and God’s future coming into our world.

Apocalyptic writing is not meant to be taken literally, or thought to contain secret codes reserved for those who can interpret them. Nor is this genre of literature meant to predict dates and places of future events. Though some have tried to make such predictions. Periodically one reads about a fundamentalist sect whose members have gathered on a mountain, or in the desert somewhere, sure from their biblical reading that the world is going to end on a certain date at midnight. When the cataclysm doesn’t come, the disheartened members have to return to their former places of employment to see if they can get their jobs back and to their children’s school, to see if they can get them re-enrolled – since the world was ending, they had thought, who needed mathematics classes?

Apocalyptic writings don’t have hidden codes which, if we knew the key, we could use to interpret and predict world events. Instead, they hold a more profound and important truth for us believers. For those Jews under persecution, who were tempted to believe that God had forgotten them, Daniel assures them that after the final struggles at the end of time, God will reward the persevering faithful. But even more than that; God would not abandon them as they underwent severe testing. God would see them through. Thus, God tells the people that Michael, "guardian of your people," will protect Israel. (Michael’s name means, "who is like God.")

When the final tribulation, the "end times" come, the people will "escape" – for God is protecting them. Then, the very horrific trials will be the occasion for the coming of the Messiah. Our selection from Daniel does not promise that no pain or tribulation will befall God’s faithful. No one has to remind us of that! We have seen too many good individuals and too many innocent peoples suffer under the world’s tyrants. But Daniel assures his hearers that God is their Savior who will not let them suffer final destruction.

What reassurance do these people and we have? What gets us through the hard times when our faith feels pressed to cracking under internal and external pressures? Daniel isn’t making a promise on his own. He is not telling the Jewish people in the midst of their extreme duress, "Cheer up! Things are going to be okay. Just be patient." What he does tell them and us is, "In those days, I, Daniel, heard this word of the Lord...." The promise is from God. Daniel reassures us, "We have God’s word." So, the issue becomes: Is God trustworthy? Will God live up to God’s promise? Can we live during a time when we see no visible signs of relief and continue to trust that God is with us; that hope is on the horizon? If we do have this hope then, aided by God’s nourishing Word, we can stand steadfast.

In today’s gospel Jesus draws on earlier apocalyptic literature, as he alludes to a time of tribulation followed by the coming of "the Son of Man in the clouds." (Dan 7:13). The distress will be profound, even nature will go into chaos. Such awful times raise the very questions the ancients asked– and we do too – "Who’s in charge here anyway? God or chaos?"

Chaos may seem to have the upper hand, especially when all we are used to and rely on collapses. Jesus refers to the signs of the blossoming fig tree as a sign of hope. During the wintertime nothing looked more dead than the bare fig trees in my grandparents’ backyard. But each Spring their leaves would sprout and, later in the summer, we would again eat succulent fruit from those "reborn" trees. (Those figs could move an atheist to believe in God!)

If the suffering first Christians and we moderns were to ask Jesus, from the midst of our crazy world’s whirlwind, "Who’s in charge here anyway? And when is this all going to end?" He would say again what he once said: "You must trust my word. God is in charge and God knows the schedule. Meanwhile, you must be prepared for my return as you continue to live lives faithful to my word."

That’s the faith of the Bible: even amidst complete upheaval, God has not abandoned us and will emerge victorious over death itself. How appropriate it is that Jesus spoke these reassuring words. He is about to enter Jerusalem and be put to death. "The tribulation" he predicts for his disciples is about to take place for him. When their world collapses with Jesus’ death will they remember and cling to his words and look forward to an entirely new Spring? The same can be asked of us. Can we trust what Jesus tells us again today, "... my words will not pass away"?

With the resurrection of Jesus the end times have begun. We do not know when Jesus will return; nor why there is such a long delay in his return. Perhaps the delay is to the world’s benefit. Maybe we Christians are being given more time to get our act together; not just our personal rectitude, but maybe we are being given time to witness to the world who Jesus is and invite more people to experience God’s boundless mercy through him.

Meanwhile, we live as if Jesus were about to return. But we keep our eyes open to signs of his presence already with us in his Spirit and we witness to those signs by our lives. Perhaps that’s why Jesus hasn’t yet returned; God wants to invite still more people to fall in love with the God Jesus proclaimed. Today at this liturgy we celebrate Christ’s presence to us in Word and Sacrament and we are reassured that whatever endings we face, the Spirit will be present to plant and nurture new life in us.