Chúa Nhật LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
TĐCV 4: 32-35; Tvịnh 117; 1 Côrintô 5: 1-6; Gioan 20: 19-31

Khi nào chúng ta muốn trông thấy dấu chỉ về sự sống lại, chúng ta cần xem xa hơn là những miêu tả về giáo hội tiên khởi mà thánh Luca tả trong sách Công Vụ Tông Đồ là "Cộng đoàn tín hữu đều một lòng một ý". Nhưng, đó không phải là cách thánh Luca miêu tả các môn đệ của Chúa Giêsu trong phúc âm. Trong phúc âm thánh Luca miêu tả các môn đệ không "một lòng một ý” với nhau. Đôi khi họ tranh chấp, bàn cãi, ganh tị, để dành thắng lợi cho mình. Rốt cùng, khi sự chết của Chúa Giêsu đến gần thì họ bỏ Ngài chạy mất.

Trong Công Vụ Tông Đồ, thánh Luca mô tả một hoàn cảnh khác của thế hệ tín hữu đầu tiên là một nhóm người đầy ước vọng. Nếu họ giống như những cộng đoàn chúng ta được biết, thi chúng ta biết chắc là làm gì họ cũng có những vấn đề "thắc mắc".

Đối với chúng ta, những người lớn tuổi thường khi chúng ta có những ý nghĩ xem "những ngày xưa cũ" là những ngày tốt đẹp đầy tình cảm. Chúng ta cũng nghĩ như vậy đối với giáo hội: chúng ta nhớ những lúc các dãy ghế trong nhà thờ đông nghẹt cả giáo dân, các trường học của giáo xứ đầy học sinh, biết bao nhiêu là linh mục, nam nữ tu sĩ phục vụ trong giáo xứ phải không? Đó là những ngày tốt đẹp thuở xưa. Nhưng có ai nghĩ như thế, cũng nên nhớ những khó khăn về xã hội và tôn giáo ngấm ngầm từ bên trong: nào kỳ thị chủng tộc, kỳ thị nam nữ khi các người Mỹ da đen nỗi dậy, các người vừa di cư từ các nước nghèo và các phụ nữ. Người có học thức thì đươc chấp nhận tử tế. Sự việc không tốt lành như "những lúc trước" vì chúng ta chỉ nhận xét bên ngoài thôi.

Cũng như chúng ta thường có ý nghĩ là thuở xưa cái gì cũng tốt đẹp. Chúng ta cần phải nhận thấy thánh Luca cũng có thái độ như thế trong sách Tông Đồ Công Vụ. Trong số những người trong giáo hột tiên khởi có ai thiếu thốn gì không? Họ có thật là "một lòng một ý" không?. Hay họ nói "cái gì của họ không là của riêng" sao?

Tôi muốn hỏi thánh Luca: Họ có phải là loài người với những thiếu sót và yếu đuối như chúng ta, các Kitô hữu thời nay không? Tôi đã nghe có cha giảng hoan hô giáo hội tiên khởi, và dùng sách Tông Đồ công vụ để phán xét các Kitô hữu thời nay. Có ai biết cộng đoàn Kitô hữu nào sống như thánh Luca nói "một lòng một ý" không? Tôi không biết có cộng đoàn tín hữu nào như thế cả. Tôi đã gặp bao nhiêu giáo xứ, tu viện nam nữ và trung tâm tĩnh tâm thật tốt đẹp. Nhưng, mặc dù họ tốt đẹp như thế, không có một nơi nào có thể được xem là hoàn hão như thánh Luca mô tả trong giáo hội tiên khởi.

Nhưng, giả sử thánh Luca biết rỏ sự chia rẻ trong cộng đoàn vì có người ngoài mới vào giáo hội thì sao? Và đây là điều khó khăn xãy ra cho thánh Phêrô và thánh Phaolô ở cộng đoàn ở Giêrusalem về việc các ông rao giảng và rửa tội cho người ngoại. Nếu có những điều không hoàn hão trong cộng đoàn tiên khởi đó thì chúng ta có nên xem sách Công Vụ Tông Đò là như điều vô tư, không đáng chấp nhận hay không? Chúng ta không nên suy nghĩ vội vả như thế. Thánh Luca không phải chỉ là một Kitô hữu thường của thời xưa trong một giáo hội đơn giản. Bài sách hôm nay nên làm cho chúng ta suy nghĩ về ảnh hưởng của sự sống lại của Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta, và trong đời sống cộng đoàn tín hữu của chúng ta.

Bài đọc hôm nay nói là có sự liên tục từ đời sống và mục vụ của Chúa Giêsu đến giáo hội tiên khởi - một sự liên tục kéo dài đến tận ngày nay. Hãy nhớ là trong phúc âm thánh Luca, Chúa Giêsu đứng trước những người đến thờ phượng trong hội đường và công bố "Một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4:19) - một năm hồng ân khi nợ nần sẽ được tha thứ, người đau ốm và người nghèo sẽ được chăm sóc. Chúa Giêsu thách đố dân chúng nên chia sẻ những ơn huệ Thiên Chúa đã ban cho họ. Họ phải là một cộng đoàn thương yêu nhau, tha thứ và thông cảm với nhau. Suôt sách Công Vụ Tông Đồ, cộng đoàn mới này sẽ cố gắng nên dấu chỉ thực tế là Chúa Giêsu đã sống lại từ kẻ chết. Những người ngoài làm sao biết được điều đó? Vì việc Chúa Giêsu làm, và giáo hội với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần tiếp tục làm như thế.

Đây là điều chúng ta cần suy ngẫm cho đời sống chúng ta và cho sự làm chứng của các cộng đoàn tín hữu. Chúng ta lập lại lời thề hứa lúc chúng ta được rửa tội trong lễ Vọng Phục Sinh là điều nhắc chúng ta nhớ và thách đố chúng ta. Thử hỏi đời sống của tôi và sự nên dụng cụ của Giáo hội của tôi có chứng tỏ dấu chỉ Chúa Giêsu sống trong chúng ta hay không? Sự chúng ta được thay đổi bởi sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô có phản chiếu hay không?

Sách Công Vụ Tông Đồ có thể trình bày một hình ảnh tốt đẹp của giáo hội tiên khởi, và đó cũng là điều thách đố chúng ta. Đời sống của Chúa Kitô sống lại đã thúc đẩy chúng ta. Chúng ta có sẽ thi hành đời sống mới đó bằng cách sống "một lòng một ý" với cộng đoàn đức tin hay không? Sự hòa hiệp và sự tha thứ cần được diễn tả ở đâu? và chúng ta làm sao nên dụng cụ của gíáo xứ chúng ta trong việc hiệp nhất đó? Không như "thời xưa", giáo xứ thời nay gồm nhiều phần tử khác nhau với các họ đạo nhỏ và các văn hóa khác nhau. Nhiều giáo xứ truyền thông gồm: giáo dân lập nên giáo xứ như các người thuộc thế hệ các người ở châu Âu qua, và nhiều giáo dân từ các quốc gia Tây ban Nha, châu Phi, Châu Á, người Haiti v.v... Chúng ta có làm chứng là chúng ta là những tín hữu "một lòng một ý" đối với láng giềng và với thành phố chúng ta hay không?. Sách Công Vụ nói là "không có những người thiếu thốn trong các cộng đoàn tiên khởi". Trong giáo xứ hiện nay của chúng ta có như vây không? Chúng ta tiếp đón những người mới đến hay những người đến thăm viếng như thế nào? Vừa rồi tôi đến một giáo xứ, có một biểu ngữ treo ở cửa trước viết là: "Ở đây người di cư được đón tiếp".

Các bạn có biết trong các Giáo hội tiên khởi có nhiều người khác nhau không? Đoạn đầu trong sách Công Vụ, các môn đệ Chúa Giêsu sợ sệt, sống chung với nhau trong một phòng khóa cửa kín. Rồi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên họ và mở của phòng ra để cho họ loan báo Tin Mừng. Thánh Luca nói là những người nhóm họp ở Giêrusalem là những người Do thái sùng đạo từ các dân thiên hạ trở về (Cv 2:5). Sau khi họ nghe lời thánh Phêrô giảng sau Chúa Thánh Thần hiện xuống, có 3,000 người chịu phép rửa tội. Những người mới trở lại làm như chúng ta "Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2: 42)

Đó là những bước đầu tiên thành lập cộng đoàn Kitô hữu. Bây giờ thánh Luca nói với chúng ta là chúng ta phải làm gì để được gọi là những đệ tử Chúa Kitô đầy ơn Chúa Thánh Thần là "một lòng một ý", chia sẻ của cải, làm chứng sự sống lại và săn sóc những người bé mọn. Nếu cộng đoàn môn đệ của chúng ta làm chứng những dấu chỉ này cho thế giới thì ai lại không muôn gia nhập với chúng ta?

Có rất nhiều dấu chỉ của sự khác biệt trong Giáo hội, nhưng chỉ có một dấu chỉ hòa hợp họ với nhau. Họ làm chứng rõ ràng là Chúa Kitô sống ở giữa họ qua lời nói và sự chia sẻ đời sống với bên ngoài. Khi những dấu chỉ thực tế đó được thế giới bên ngoài trông thấy thì họ sẽ biết Chúa Kitô đã sống lại". Hay như thánh Phaolô nói "Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà chính Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2: 20).

Hôm nay thánh Luca có thể đã miêu tả một hình ảnh tốt đẹp của giáo hội tiên khởi. Chúng ta có thể quên là thánh Luca nghĩ đến một hình ảnh không thực tế, rõ ràng và trừu tượng. Hay chúng ta có thể chấp nhận mơ ước của thánh Luca và cố gắng phản chiếu ánh sáng Chúa Kitô trong chúng ta "nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF EASTER (B) or Divine Mercy
Acts 4: 32-35; Psalm 118; I John 5: 1-6; John 20: 19-31

When we look for signs of the resurrection we need look no further than Luke’s description of the early church in Acts: "The community of believers was of one heart and mind." That’s not the way Luke described the followers of Jesus in his first account, the gospel. In that narration the disciples’ flaws came through loud and clear. Hardly a group of "one heart and mind!" At times they were competitive, argumentative, vindictive and jealous. Finally, as Jesus’ death drew near they deserted him.

In Acts, Luke paints a different picture of this first generation of Christians and it is very idealistic. If they were like any congregation we have experienced, we can be sure they also had their "issues."

As we age we tend to romanticize "the old days." We even do this in our church. Remember the filled pews, full parochial schools, abundance of priests and sisters, etc.? The "good old days." But anyone who does, must also remember the social and religious unrest bubbling beneath the surface: racial and gender issues that emerged when African-Americans, recent immigrants from poor countries and women, received better education and acceptance. Things were not as good in the "old days" as they sometimes seemed on the surface.

Just as we tend to romanticize a former time, we must acknowledge that Luke was doing the same thing in today’s Acts reading. Was there really not a "needy person among them?" Were they actually of "one heart and mind" and didn’t claim "that any of their possessions were their own?"

I want to ask Luke: weren’t they still human beings with the same faults and weaknesses we modern Christians have? I have heard preachers idealize the early church, using this Acts reading as an indictment against modern worshipers. Do we know any Christian community that could measure up Luke’s criteria for believers – "one heart and mind?" I don’t. I’ve been to wonderful parishes, monasteries, convents and retreat house. As impressive as these communities are, none would match Luke’s sanitized description of the early church.

But, for example, Luke was certainly aware of the divisions concerning the admission of Gentiles into the church. This was concretized by the difficulties Peter and Paul faced from the Jerusalem community for their preaching to and baptizing Gentiles. If things weren’t perfect in that early community, should we just dismiss our Acts reading as hopelessly naïve and otherworldly? Not so fast. Luke was not a simple Christian from a bygone day in a rarefied church. The text should cause us to reflect on the effects of Jesus’ resurrection on our lives, and the faith community to which we belong.

Today’s selection shows there was a continuity from Jesus’ life and ministry to the early church – a continuity that continues to this day. Remember that in Luke’s gospel Jesus stood before the synagogue worshipers to declare a "year of the Lord’s favor (4:14ff) – a Jubilee year when debts were to be forgiven, the sick and poor cared for. Jesus challenged people to share from the abundant gifts God had given them. They were to be a loving community of forgiveness and compassion. Throughout Acts this new community strove to be a concrete sign that Jesus had risen from the dead. How were outsiders to know that? Because what Jesus did, the church, animated by his Spirit, was continuing to do.

Here is where we need to reflect on our own lives and the witness of our faith communities. The renewal of our baptismal commitment at our Vigil Service, serves as a fresh reminder and challenge. Does my life and the witness of the local church to which I belong, show evident signs of Jesus’ life in us? We are transformed by the light, death and resurrection of Christ: is it obvious?

Acts might present an idealized picture of the early church, but it also challenges us. The life of the risen Christ has revitalized us. Shall we act out of that new life and be of "one heart and mind" with our faith community? Where is reconciliation and forgiveness needed and how can I be the instrument in my parish for that unity? Unlike "the old days," parishes today are more diverse with sub-communities and many cultures. Many traditional parishes consist of: long time founders of the parish; older descendants from Europe; newly arrived members from Spanish-speaking countries, Africans, Asians, Haitians etc. Do we witness being "believers… of one heart and mind" to those in our neighborhood and city? Acts says, "There was no needy person among them." Is that true in our parish? How do we care for the new arrivals, and occasional visitors? I was a parish recently that had a banner on its front gate, "Immigrants Welcome Here."

Can you imagine the diversity in the early church? Previously in Acts, the frightened disciples were huddled in one place behind locked doors. Then the Holy Spirit came upon them and they burst out of the room to spread the Good News. Luke tells us that assembled in Jerusalem were "devout Jews from every nation under heaven" (2:5). After hearing Peter’s Pentecostal preaching, 3000 people were baptized. The recent converts did what we do: "They devoted themselves to the apostles’ teaching and fellowship, the breaking of bread and the prayers" (2:42).

Those were the first steps to being a Christian community. Today Luke tells us what else is required to be called Spirit-filled followers of Christ: unity in heart and mind; sharing our resources; witnessing to the resurrection and caring for the least. If our faith community witnessed these signs to the world, who would not want to join us?

There were many signs of diversity in the church, but one sign united them. They gave clear witness to Christ alive in their midst by their words, shared life and outreach. When such concrete signs are visible to the observing world then they will know that, "Jesus Christ is risen!" Or, as St. Paul puts it, "The life I live now is not my own; Christ is living in me" (Gal 2:20).

Today Luke may have given us an idealized glimpse into the early church. We can dismiss what he envisions for us as impractical, unrealistic and fanciful. Or, we can accept his dream and strive to reflect the light of Christ in us, "For with God all things are possible" (Mt 19:26).