Sao là vật thể tinh tú trên nền trời do Thiên Chúa tạo dựng vào ngày tạo dựng thứ tư ( St 1,16) chiếu tỏa ánh sáng vào ban đêm.

Nhưng với con người xưa nay các vì sao vẫn luôn là một bí hiểm còn chất chứa nhiều bí ẩn chưa hay không khám phá ra hết được. Vì thế từ mọi thời đại con người đã thiết lập khoa thiên văn để tìm hiểu khảo cứu về các vì sao trên trời.

Những nhà chiêm tinh, mà xưa nay vẫn gọi là Ba Vua đã nghiên cứu và nhận ra ngôi sao của Vua hài nhi Giêsu xuất hiện trên nền trời, khi Chúa Giesu sinh ra ở Bethlehem, nước Do Thái: „Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông…“ ( Mt 2, 2).

Thánh sử Mattheo không như Thánh sử Luca đã đưa các mục đồng là nhân chứng Chúa Giêsu Kito đã sinh ra làm người, nhưng đã đưa các Vị chiêm tinh ngành thiên văn là nhân chứng Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra

Các mục đồng theo như lời Thiên Thần hiện đến báo tin cho họ. Và họ đã đến thăm thờ lạy hài nhi Giêsu. Họ là những nhân chứng đầu tiên về biến cố Chúa Giêsu gáng sinh làm người ( Lc 2, 10-11).

Còn các nhà chiêm tinh ngành thiên văn đã theo ngôi sao của hài nhi Giêsu xuất hiện trên nền trời hướng dẫn tìm đến thăm viếng cùng tặng qùa cho hài nhi Giêsu mới sinh ra. Họ là những nhân chứng từ miền xa bên phương Đông tới chứng kiến biến cố Chúa Giêsu sinh xuống trần gian. ( Mt 2, 2)

Các nhà chiêm tinh ngành thiên văn là ai, và tại sao họ lại tìm đến hài nhi Giêsu?

Chính xác về thân thế sự nghiệp cùng nguồn gốc xứ sở của họ, cùng có bao nhiêu người của họ, không có sử sách nói về, ngoài Kinh Thánh nói họ là những nhà chiêm tinh về thiên văn đến từ phương Đông. Nhưng có thể hiểu theo thời đó họ là những vị Tư Tế và khôn ngoan của tôn giáo vùng bên Ba Tư.

Những người như thế hiểu biết được nghệ thuật về những điều bí ẩn và có thể lý giải giấc mơ. Họ có thể hiểu cắt nghĩa về những sự siêu nhiên, cùng làm ảo thuật.

Họ cũng có khả năng về thiên văn, tìm hiểu cắt nghĩa những dấu chỉ của các ngôi sao trên nền trời.

Họ là những người lương dân không thuộc về Do Thái giáo. ( Joachim Gnilka, Das Matthaeusevangelium 1,1-13,58, Sonderausgabe, Herder 2000, trang 35-36)

Đức Giáo Hoàng Benedickt XVI. có suy tư về những nhà chiêm tinh, bác học ngành thiên văn:

„ Những vị nầy như trong Phúc âm theo Thánh Mattheo nói đến, không chỉ là những nhà nghiên cứu về thiên văn các ngôi sao. Họ là những nhà khôn ngoan thông thái. Họ biểu hiện cho sức năng động nội tâm, họ tự mình bước qua lằn ranh giới của các tôn giáo, để đi tìm kiếm sự chân thật, tìm kiếm Thiên Chúa thật và đồng thời tìm đến ý nghĩa khởi thủy của triết lý ….

Tầm hiểu biết về vũ trụ quan của những vị này đã dẫn đưa họ tìm đường đến vị vua của dân Do Thái mới sinh ra. Như thế chúng ta được phép kết luận rằng họ đã đến với Chúa Giêsu Kitô và đã tự mình bước vượt qua lằn ranh của khoa học đã vạch ra cho họ.

Họ một cách nào đó đứng về phía nối dõi theo tổ phụ Abraham, người đã nghe tiếng Thiên Chúa kêu gọi từ bỏ quê hương đi đến miền đất nước xa lạ.

Họ theo một cách khác nối dõi theo triết học Sokrates và thắc mắc của ông về tôn giáo còn bí ẩn để đi tìm sự chân thật. Trong ý nghĩa như thế, họ là những khuôn mặt tiên khởi dọn đường đi tìm kiếm sự chân thật cho mọi giai đoạn thời đại.

Xưa nay theo truyền thống nói kể đến ba vị chiêm tinh tìm đến thờ hài nhi Giêsu, là đại diện cho ba châu lục: Phi châu, Á châu và Âu châu. Hình ảnh Vị Vua da mầu đen nói lên trong nước Chúa Giêsu Kitô không có sự khác biệt về mầu da chủng tộc nguồn gốc. Nhân loại tập hợp thông nhất trong Chúa Kito, và họ không vì thế mà mất bỏ căn tính, sự phong phú giầu sang khác biệt của mình.

Sau này ba vị Vua được cắt nghĩa là biểu tượng cho ba giai đoạn đời sống con người: Thời trẻ, lúc trưởng thành và lúc tuổi gìa.. Cũng vậy, sự cắt nghĩa phân chia theo giai đoạn khác nhau của đời sống con người nói lên ý nghĩa sự hợp nhất trong cộng đoàn với Chúa Giêsu của con người và tìm được sự thống nhất nội tâm.

Nhưng ý nghĩa căn bản mang yếu tố quyết định là những nhà khôn ngoan thông thái phương Đông đã bắt đầu một khởi sự. Họ đã làm công việc khởi đầu lên đường của con người đi tìm kiếm Chúa Giêsu Kitô. Họ mở ra một cuộc rước, cuộc hành hương kéo dài qua suốt toàn dòng lịch sử. Họ không chỉ đại diện cho con người đi tìm kiếm Chúa Giêsu Kitô, nhưng đại diện nói lên sự trông mong chờ đợi nội tâm của đời sống tinh thần con người, cùng cho phong trào sự chuyển động của các tôn gíao và lý trí con người đi tìm đến với Chúa Giêsu Kitô. ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazareth, Prolog die Kindheitsgeschichten, Herder 2012, 4. Kapitel , tr. 104- 106).

Đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem được xây dựng từ thời Thánh nữ Helena, mẹ Vua Constantino vào thế kỷ thứ tư. Và Thánh Hieronymo đã đến cư ngụ trong một căn phòng ở dưới hầm bên đưới đền thờ ngay từ năm 386 sau Chúa giáng sinh để dịch bộ Kinh Thánh Vulgata từ tiếng Hylạp sang tiếng Latinh. Đền thờ cũng trải qua nhiều giai đoạn thay đổi về xây dựng thêm bớt cùng người chủ quán xuyến trông coi.

Vào thế kỷ thứ 7. quãng năm 614 những thánh đường khác trong đất thánh của đế quốc Byzantin bị quân Ba Tư chiếm đóng tàn phá, nhưng đền thờ Chúa giáng sinh không bị tàn phá. Vì khi quân Ba Tư tới đền thờ họ thấy ở trên tường nơi cửa ra vào có hình Ba Vua mặc phẩm phục theo Đông phương. Họ cho rằng tổ tiên của họ đã tới nơi đây, nên họ kính trọng không phá hủy đền thờ. Đó là lý do cắt nghĩa nguồn gốc về con số Ba, cùng nguồn gốc của ba vị phát xuất từ Ba Tư, và đền thờ không bị phá hủy.

Chúng ta đã ngắm thấy nhiều ngôi sao trên nền trời vào ban đêm do Thiên Chúa tạo dựng trong công trình thiên nhiên trời đất. Những ngôi sao chiếu soi chỉ phương hướng trong trời đất.

Và chúng ta cũng đã sống trải qua với những ngôi sao do con người biến chế vẽ tạo làm ra. Đó là những ngôi sao trang trí, hoặc mang ý nghía biểu trưng ý thức hệ nào đó.

Nhưng trước sau chúng ta tin vào Chúa Giêsu, như các nhà chiêm tinh bày tỏ tuyên xưng „ Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi tìm đến bái lạy Người.“ ( Mt 2, 2)

Và đức tin chúng ta dõi theo ngôi sao Chúa Giêsu thành Bethlehem, chứ không phải những ngôi sao khác.( Đức Cố Hồng Y Joachim Meisner 1933-1917).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long