Chùm rễ cây

Nói đến rễ, ta liên tưởng đến thảo mộc cây cối, dù là cây to lớn trong rừng, hay bé nhỏ như cỏ mọc bên ven đường, trên sườn núi, dưới thung lũng, bên bờ sông ao hồ….Vì cây nào, loài cỏ nào mà chẳng có chùm rễ nằm chằng chịt ẩn chui dưới lòng đất.

Rễ cây có nhiệm vụ hút thẩm nước chất dinh dưỡng từ lòng đất cát đá nuôi cho cây sống phát triển.

Rễ cây càng chằng chịt ăn sâu cùng lan tỏa ra xa, cây càng đứng vững vươn thẳng lên cao giữa không trung.

Nghĩ đến rễ, ta mường tượng đến cây gia phả, dòng tộc của mỗi gia đình. Gia đình nào cũng tổ tiên, Ông Bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng xa gần. Vì thế cây được dùng là hình ảnh nói về dòng họ, gia tộc con người.

Cây này có tên „cây gia phả“. Nếp sống, truyền thống phong tục do Tổ Tiên Ông Bà một dòng họ gia tộc, gia đình lập ra được ví kể như rễ của cây gia phả.

Gia tộc nào càng có đông nhiều anh em, con cháu, có nhiều truyền thống phong tục nếp sống…tầng cây, tàn cành là cây gia phả càng lan tỏa phủ rợp bóng càng rộng thêm ra.

Nhớ đến rễ, ta cũng nghĩ đến lịch sử một Hội đoàn đạo đời, nhất là đến cây đức tin của mình.

Sức sống, sự thành hình của một Đoàn thể cũng tựa như một cây có nhiều tầng rễ ăn sâu. Những tầng rễ đó là những chặng đường lịch sử ngày hôm qua, ngày hôm nay và kéo dài vào tương lai.

Những tầng rễ lịch sử đó nuôi sống cho Đoàn thể phát triển, trở nên vững chắc trong thời gian và không gian trước những thách đố đòi hỏi của lịch sử mỗi thời đại.

Tầng rễ lịch sử của một Đoàn thể là những kinh nghiệm qúy giá, rất nhiều khi là xương máu đã sống trải qua, những phong tục thói quen.

Những rễ kinh nghiệm đó nuôi sống cho sinh hoạt con người trong đoàn thể .

Những rễ kinh nghiệm đó giúp học hỏi năng đỡ suy nghĩ tìm ra sáng kiến trong đoàn thể.

Những rễ kinh nghiệm đó như tấm thảm muôn mầu, muôn kích thước lớn nhỏ khác nhau, cùng khác biệt nhau. Nhưng làm nên nền tảng cho lịch sử „cây đoàn thể“ đứng vững sống phát triển vươn lên cao.

Hình ảnh rễ cây xưa nay luôn là dấu chỉ về niềm hy vọng có sự sống trở lại như ngoài thiên nhiên, như nhiều nơi chỉ có một vài rễ cây còn sót lại sau vụ hỏa hoạn nay lụt lội, mà sau có những cây cối mọc trở lại. Và trong Kinh Thánh cũng dùng hình ảnh này diễn tả niềm hy vọng đao đức:

„ Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn.“ ( Isaia 53,2)

Đức tin vào Thiên Chúa của chúng ta trong Hội Thánh cũng phát triển lớn dần như một cây. Và rễ nuôi sống cây đức tin cho phát triển chính là Chúa Giêsu:

"Ta là Giê-su, Ta đã sai thiên thần của Ta đến với các ngươi để làm chứng về những điều trên đây, liên quan đến các Hội Thánh. Chính Ta là Chồi Non và Dòng Dõi Đa-vít, là Sao Mai sáng ngời.“ ( Kh 22, 16).

Như thế, sự phát triển của cây cối thảo mộc trong rừng, ngoài đường…hay cây gia phả, cây đoàn thể, cây đức tin đều có rễ. Chính rễ mang đến cho cây sức sống phát triển cùng vững mạnh đứng vững.

Thân cây, cành là cây không làm ra rễ cây. Nhưng rễ cây làm cho thân cùng cành lá cây phát triển tươi tốt vươn lên.

Cũng vậy, cây đức tin luôn cần phải có rễ Chúa Giêsu mới phát triển đứng vững được.

„Đâu phải bạn mang rễ, mà là rễ mang bạn!“ (Roma 11,18)

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long